thông
Trong phạm vi đề tài, tác giảvà cộng sự đã thực hiện cuộc khảo sát về thực trạng việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông trên 90 GVvà HStại 3 trường tại TP.HCM có tổ chức dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh: trường Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thượng Hiền. Trong nội dung
khảo sát, một số câu hỏi liên quan đến phương pháp dạy tổ chức hoạt động dạy và học của GV, ý kiến đánh giá về hiệu quả của việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh, nội dung của giáo trình giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh, những khó khăn, thách thức mà GV và HS phải đối mặt khi dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.
Số lượng GVvà HStham gia cuộc khảo sát như sau:
- Trường Lê Hồng Phong: 17 HS.
- Trường Nguyễn Thị Minh Khai: 33 HSvà 1 GV
- Trường Nguyễn Thượng Hiền: 38 HSvà 1 GV.
1.6.2.1 Tình hình chung
TP.HCM là địa phương đi đầu trong cả nước về việc thí điểm thực hiện dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tại các trường THPT. Năm học 2012 –
2013, TP.HCM có 10 trường THPT thực hiện thí điểm dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên khác bằng tiếng Anh bao gồm các trường: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lương Thế Vinh, Bùi Thị Xuân, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, tăng 5 trường so với cuối năm học 2011 – 2012.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 1.600 HSphổ thông được tham gia các lớp học: Toán, Lý, Hóa, Sinh vật bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chương trình chỉ ở mức độ thí điểm nhằm giúp HSlàm quen với một số thuật ngữ chuyên ngành nên thời lượng học không nhiều, tối đa cho mỗi môn học là 2 tiết/tuần.
Tài liệu dạy học ở các trường khác nhau, hầu hết các trường tự xây dựng tài liệu dạy học trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Anh, Mỹ, Australia, Singapore, chưa có sự thống nhất về giáo trình dạy học ở các trường, trường Nguyễn Thị Minh Khai dạy theo giáo trình Chemistry- The centralscience, trường Nguyễn Thượng Hiền dạy theo giáo trình của trường đại học Cambridge. Trong cuộc khảo sát do tác giả và cộng sự thực hiện, 98% HSvà GV cho rằng nội dung giáo trình tại các trường phổ thông đang sử dụng để dạy Hóa học bằng tiếng Anh chỉ giống một phần chương trình giảng
dạy Hóa học phổ thông của hệ thống chương trình giáo dục ở phổ thông tại Việt Nam, đa số nội dung đề cập nhiều về ứng dụng, không chú trọng nhiều về phương trình phản ứng.
Hình 1.5. Biểu đồ về mức độ tương thích của nội dung giáo trình các trường phổ thông đang sử dụng dạy Hóa học bằng tiếng Anh so với nội dung chương trình Hóa
học phổ thông hiện hành tại Việt Nam
Từ số liệu cho thấy, nội dung các giáo trình mà các trường phổ thông tham khảo để dạy Hóa học bằng tiếng Anh chỉ giống một phần nội dung chương trình Hóa học phổ thông tại Việt Nam. Do đó, cần phải nghiên cứu và biên soạn những tài liệu học và tham khảo về việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh sao cho có sự tương thích với chương trình phổ thông cũng như nội dung chương trình dạy và học Hóa học ở các nước tiên tiến trên thế giới.
Để HS dễ tiếp thu, ngoài nội dung chương trình phù hợp với trình độ kiến thức môn Hóa học và tiếng Anh thì các bài giảng cũng cần dùng nhiều phương pháp hỗ trợ trực quan như: bảng biểu, nêu bật con số, sự kiện quan trọng, dùng các lời giải thích ngắn, huy động tối đa các kiến thức đã có của HS trong tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho HS trình bày thay vì GV luôn là người nói. Việc sử dụng phương pháp nào để tổ chức hoạt động dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh mang
98% 2%
Giống hoàn toàn Giống một phần Không giống
lại hiệu quả cao là điều rất quan trọng, yêu cầu đặt ra là vừa phù hợp đặc trưng môn Hóa học, vừa đảm bảo nâng cao trình độ môn tiếng Anh cho HS. Với câu hỏi “Trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông, GV thường sử dụng các phương pháp nào để tổ chức hoạt động dạy và học, mức độ sử dụng như thế nào?”, tác giả và cộng sự thu được kết quả sau:
Hình 1.6: Biểu đồ về các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa học bằng tiếng Anh và mức độ sử dụng của GV
Từ số liệu cho thấy, đa số ý kiến cho rằng mặc dù GV có sử dụng đa dạng các phương pháp nhưng phương pháp GV sử dụng để tổ chức hoạt động dạy và học chủ yếu là phương pháp sử dụng SGK, tài liệu học tập, đây là phương pháp dạy học truyền thống chưa thực sự sinh động, gây hứng thú cho HS. Hóa học bằng tiếng Anh là môn học mới đưa vào trường phổ thông, do đó GV cần linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, cần tiếp cận và áp dụng một số phương pháp của một số nước tiên tiến trên thế giới như phương pháp của CIE, Đại học Cambridge, dùng tiếng Anh giảng dạy bộ môn theo nguyên tắc “Scaffolding” ngắn gọn, chia câu lớn thành từng đoạn ngắn, nhấn mạnh từ chính, luyện cho HS những ngôn từ chính có ảnh hưởng đến việc hiểu một chu trình, sự kiện, thí nghiệm, bài giải… và đó cũng là một kĩ thuật dạy học các môn học bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL,…
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Luôn luôn sử dụng Thường sử dụng Rất ít sử dụng Không sử dụng
1.6.2.2. Hiệu quả của việc dạyhọc Hóa học bằng tiếng Anh ởtrường phổ thông
Qua 4 năm thực hiện chương trình cho thấy, HS rất thích thú tham gia các lớp học này. Tại các trường có thực hiện thí điểm chương trình, số HS có nguyện vọng tham gia học ngày càng gia tăngnhưngkhông đủ GV để tổ chức lớp học. Cha mẹ HS cũng đồng tình và ủng hộ chương trình. Tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng hiệu quả của việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh chưa thực sự cao, hiện nay mới chỉ áp dụng thử nghiệm tại các trường chuyên, chưa mở rộng đạitrà ra các trường phổ thông khác nên chưa thể có những đánh giá chính xác về hiệu quả của việc dạy và học này. Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát của đề tài, tác giả thu được kết quả sau:
Về việc HS có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong lớp học, GV và HS cho rằng HS chỉ đạt được mức độ thấp và mức độ tương đối chiếm đa số với các tỉ lệ tương ứng là 53.8% và
38.5%. Về việc sau tiết học Hóa học bằng tiếng Anh, HS nắm được các trọng tâm của môn chuyên, đa số GV và HS đánh giá rằng HS nắm được ở mức độ tương đối (46.1%), 53.8 % GV và HS cho rằng vốn từ vựng chuyên ngành của HS cải thiện ở mức độ tương đối.
Hình 1.7: Biểu đồ về mức độ HS có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong lớp học
7.70% 53.80% 38.50% 0% Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ tương đối Mức độ cao
Hình 1.8: Biểu đồ về mức độ nắm kiến thức trọng tâm của HS
Hình 1.9: Biểu đồ về mức độ cải thiện vốn từ vựng chuyên ngành của học sinh
Đánh giá về mức độ cải thiện các kĩ năng tiếng Anh mà HS rèn luyện được, tác giả thu được kết quả sau:
+ Đối với câu hỏi “HS rèn luyện kĩ năng nghe-hiểu tiếng Anh ở mức độ nào?
15.40% 30.80% 46.10% 7.70% Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ tương đối Mức độ cao 0.00% 15.40% 53.80% 15.40% Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ tương đối Mức độ cao
A. Có thể nghe và hiểu được rất ít những thảo luận và trao đổi sử dụng tiếng Anh trong tiết học.
B. Có thể nghe – hiểu được tương đối những thảo luận và trao đổi bằng tiếng Anh trong tiết học dựa vào sự suy đoán từ kiến thức môn chuyên đã biết.
C. Có thể nghe – hiểu được những thảo luận, trao đổi và hướng dẫn bằng tiếng Anh của GV và thực hiện yêu cầu của GV đưa ra ở mức độ tương đối.
D. Có thể nghe – hiểu rất tốt hầu hết các thảo luận, trao đổi và hướng dẫn bằng tiếng Anh của GV và thực hiện được đúng các yêu cầu của GV đưa ra.
Hình 1.10: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng nghe-hiểu tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh của HS
+ Câu hỏi “HS rèn luyện kĩ năng nói (trong thuyết trình, thảo luận, giao tiếp,...)ở mức độ nào?”
A. HS có thể nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài học bằng tiếng Anh. 38.40% 30.80% 30.80% 0.00% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D
B. HS có thể tham gia trao đổi bằng tiếng Anh về các chủ đề khoa học, câu hỏi đặt ra trong tiết học ở mức độ tương đối.
C. HS có thể sử dụng tiếng Anh khá tốt để tham gia trao đổi, thảo luận; có thể đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân về một vấn đề khoa học.
D. HS có thể sử dụng tiếng Anh khá tốt để tham gia trao đổi, thảo luận; có thể đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân về một vấn đề khoa học; có thể tự thuyết trình về một chủ đề hay vấn đề khoa học.
Hình 1.11: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng nói (trong thuyết trình, thảo luận, giao tiếp,...) tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh của HS
+ “HS rèn luyện kĩ năng đọc ( giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành,…) ở mức độ nào?”
A. HS có thể đọc các kiến thức trong giáo trình theo sự hướng dẫn của GV để hoàn thành các câu hỏi đọc hiểu.
B. HS có thể tự đọc và làm hoàn thành các bài đọc, bài tập đọc hiểu sau khi tiết học.
C. HS có khả năng tự đọc giáo trình và chuẩn bị trước các nội dung bài học mới. 69.20% 30.80% 0.00% 0.00% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D
D. HS có khả năng tự đọc giáo trình và tham khảo thêm các giáo trình về Hóa học bằng tiếng Anh để tìm hiểu về các vấn đề khoa học.
Hình 1.12: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng đọc ( giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành,…) tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh của HS
+ “HS rèn luyện kĩ năng viết (ghi nội dung bài học, viết báo cáo, tường trình, trình bày văn bản,…) ở mức độ nào?”
A. HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu đơn giản.
B. HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu phức tạp (có sử dụng các cấu trúc câu phức tạp và đảm bảo được nội dung câu trả lời).
C. HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ đoạn văn để nêu ý kiến cá nhân hoặc quan điểm về một vấn đề khoa học. D. HS có thể tự viết những kết luận, tóm tắt sau khi tìm hiểu các nội dung
bài học hoặc sau khi tiến hành các thí nghiệm trực quan; từ đó có thể nêu ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề khoa học đang nghiên cứu.
23.10% 15.40% 61.50% 0.00% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D
Hình 1.13: Biểu đồ về mức độ rèn luyện kĩ năng viết (ghi nội dung bài học, viết báo cáo, tường trình, trình bày văn bản,…) tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng
Anh của HS
+ “Tỉ lệ sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) trong tiết dạy học Hóa học bằng tiếng Anh”.
A. Bắt buộc chỉ sử dụng tiếng Anh trong tất cả hoạt động giao tiếp, thảo luận và trao đổi trong tiết học.
B. GV và HS chủ yếu sử dụng tiếng Anh để trao đổi và thảo luận, xen kẽ rất ít tiếng Việt để giải thích hoặc hướng dẫn những nội dung khó, phức tạp. C. Tỉ lệ sử dụng hai ngôn ngữ là như nhau trong quá trình dạy và học. D. GV và HS chủ yếu sử dụng tiếng Việt để trao đổi và thảo luận trong tiết
học. Chỉ sử dụng tiếng Anh đủ để đảm bảo hoàn thành các nội dung bài học (Ví dụ: nêu khái niệm, hoàn thành các bài tập nghe, nói, đọc - hiểu, viết, …) 92.30% 0.00% 7.70% 0.00% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D
Hình 1.14 Biểu đồ về ý kiến đánh giá tỉ lệ sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh
Qua các số liệu trên cho thấy, đối với kĩ năng nghe, 38.4% HS có thể nghe và hiểu được rất ít những thảo luận và trao đổi sử dụng tiếng Anh trong tiết học. Đối với kĩ năng nói, 69.2% HS có thể nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài học bằng tiếng Anh. Đối với kĩ năng đọc hiểu, 61.5% HS có khả năng tự đọc giáo trình và chuẩn bị trước các nội dung bài học mới. Đối với kĩ năng viết, 92.3% HS có thể hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi kĩ năng viết ở mức độ câu đơn giản. Như vậy, thực tế cho thấy, về mức độ rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, HS được rèn luyện và làm quen với các từ vựng chuyên ngành và kiến thức Hóa học ở mức độ cơ bản, các kĩ năng chưa được cải thiện ở mức độ đồng đều, 53.8% GV và HS đánh giá tỉ lệ sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh trong tiết học Hóa học bằng tiếng Anh là như nhau, GV mới chỉ tập trung vào việc cải thiện kĩ năng đọc hiểu cho HS mà chưa chú trọng đến 3 kĩ năng ngôn ngữ còn lại. Do đó, GV cần mạnh dạn hơn trong việc rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cho HS, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để đảm bảo các yêu cầu đặt ra ở việc dạy và học môn Hóa học bằng tiếng Anh.
0.00% 30.80% 53.80% 15.40% Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D
1.6.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc sửdụng tiếng Anh đểdạy Hóa học.
Việc sử dụng tiếng Anh để giảng dạy các môn khoa học nói chung, và môn Hóa học nói riêng đã tạo nhiều cơ hội để phát triển khả năng tư duy và năng lực về ngôn ngữ của GV và HS. Đồng thời, phương pháp giảng dạy này giúp tích hợp nội dung môn chuyên ngành và ngôn ngữ. HS có thể vừa tiếp thu kiến thức chuyên ngành, vừa rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ (thông qua các hoạt động vấn đáp, trao đổi, nêu quan điểm, …). Mặt khác, thông qua cách sử dụng từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh, người học rèn luyện các kĩ năng trao đổi, kĩ năng dùng lời để trình bày các vấn đề khoa học có liên quan đến nội dung bài học.
Tuy nhiên, vấn đề dạy và học môn Hóa học bằng tiếng Anh cũng đặt ra nhiều thách thức cho cả GV và HS. Thực tế cho thấy, những khó khăn và thách thức ấy không phải là ít, phương pháp dạy và học thực sự chưa hiệu quả, giáo trình và chương trình giảng dạy chưa thống nhất, chưa có sự hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý giáo dục, chưa có sự hỗ trợ đáng kể về ngân sách để mở rộng phạm vi ứng dụng của việc dạy Hóa học bằng tiếng Anh, phương pháp đánh giá kết quả của quá trình dạy và học môn Hóa học bằng tiếng Anh chưa hiệu quả và thống nhất giữa các trường phổ thông và rào cản lớn nhất của vấn đề dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh, khiến cho hiệu quả của việc dạy và học một số môn KHTN nói chung chưa đạt hiệu quả cao đó