Trong tiết học CLIL, người học cần đạt được một trình độ học thuật nhất định về từ ngữ chuyên ngành và họ cần nắm rõ những nội dung môn chuyên ngành lẫn nội dung ngôn ngữ. “Đối với mỗi chủ đề học thuật, ngôn ngữ chính xác là cực kì quan trọng để hiểu và bàn luận về các vấn đề”.(Snow, Met & Genesee, 1992)
Nội dung ngôn ngữ chuyên ngành
Mỗi môn học đều có ngôn ngữ chuyên ngành riêng liên quan tới những nội dung cụ thể. Đó là từ vựng chuyên ngành của môn học, các cấu trúc ngữ pháp. Người học cần:
Tìm hiểu chương trình giảng dạy của môn học. Trao đổi về kiến thức môn học.
Tham gia các hoạt động tương tác trong lớp học. Nội dung ngôn ngữ tích hợp
Đây không phải là ngôn ngữ chuyên ngành, mà là kiến thức người học có thể được dạy trong tiết học tiếng Anh thông thường, và sau đó, họ dùng nó trong giờ học CLIL để trao đổi một cách đầy đủ hơn về các kiến thức trong chương trình học môn chuyên.
1.4.5. Thách thức khi áp dụng CLIL vào dạy học chuyên ngành bằng ngoại
ngữ
1.4.5.1. Thách thức đối với GV
GV bộ môn chuyên ngành cần cảm thấy tự tin về trình độ tiếng Anh của mình nhất là nếu họ không từng sử dụng tiếng Anh nhiều. Ví dụ, trong khoa học tự nhiên, GV bộ môn cần:
Có khả năng trình bày, giải thích những khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn của họ một cách chính xác.
Kiểm tra khả năng phát âm từ vựng chuyên ngành mà những từ này tương tự với những từ khác trong tiếng Anh thông thường nhưng có thể có cách phát âm khác.
Có khả năng sử dụng ngôn ngữ lớp học phù hợp để trình bày những khái niệm mới, để hỏi, diễn giải, chứng minh, khuyến khích hay quản lí những tiết học chuyên ngành sử dụng tiếng Anh.
GV ngoại ngữ có thể quyết định dạy môn chuyên ngành theo phương pháp CLIL hoặc theo phương pháp khác mà họ được yêu cầu. Họ cần cảm thấy tự tin về kiến thức của mình và những kĩ năng liên quan đến việc dạy môn chuyên ngành đó. Ví dụ, trong các môn khoa học tự nhiên, GV ngoại ngữ cần:
Biết cách giải thích khái niệm khoa học và những ứng dụng của môn học theo những cách có ý nghĩa và sáng tạo, điều này sẽ làm cho việc hiểu của người học thêm sâu sắc hơn.
Chuẩn bị kĩ lưỡng để trả lời những câu hỏi về những khái niệm khoa học mà có thể không quen thuộc với người học. Ví dụ: Điểm khác biệt giữa dầu ăn và mỡ là gì?
Mở rộng kiến thức về từ vựng chuyên ngành và cách phát âm của từ đó.
1.4.5.2. Thách thức đối với người học
Phần lớn người học cần sự hỗ trợ nhiều trong 2 năm đầu tiên của khóa học CLIL. Trong khi đó, phần lớn GV không biết người học sẽ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập hay hiểu những chỉ dẫn, những giải thích cho đến khi sử dụng những nguyên liệu đó trong năm đầu tiên. Những người học
thì khác nhau, một số thì cần sự hỗ trợ để hiểu những khái niệm môn học, trong khi đó những người cần nhiều sự hỗ trợ hơn để liên kết những ý tưởng về khái niệm môn học. Mỗi học sinh sẽ khác nhau về lượng kiến thức giáo viên truyền đạt, nhiệm vụ, sự hỗ trợ.
GV cần lấp kế hoạch những hoạt động mở rộng để phát triển tính tự chủ của người học và kĩ năng tư duy bậc cao của người học trong các môn khoa học tự nhiên. Công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động học trực tuyến và những hoạt động có thể tìm hiểu thực tế một cách độc lập.
1.4.5.3. Sửdụng L1 (ngôn ngữ mẹđẻ)
Trong phương pháp dạy học tích hợp ngôn ngữ và nội dung, người ta nhận thấy rằng L1 được sử dụng bởi người học, đôi khi GV cũng sử dụng như là một song ngữ giúp người học giao tiếp một cách lưu loát và thuận lợi hơn. Việc trao đổi qua lại giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ trong nửa câu hay cả câu là khá bình thường đối với những người học theo phương pháp dạy CLIL. Trong những nghiên cứu, đánh giá lớp học chỉ ra rằng: người học sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ song song trong những sự tương tác sau:
Làm sáng tỏ những chỉ dẫn của giáo viên.
Phát triển những ý tưởng của nội dung chương trình Lập nhóm đàm phán, thảo luận.
Khuyến khích bạn cùng nhóm.
Điều quan trọng là GV tránh sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Một số trường có nội quy không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
1.4.5.4. Sựthiếu hụt nguồn tài liệu CLIL
Một trong những lo lắng của GV là họ không thể tìm ra những tài liệu khoa học phù hợp cho những tiết học của họ, họ không thể tìm thấy bất kì điều gì để bổ sung cho công việc họ đã làm trong chương trình tiếng mẹ đẻ. Việc chuyển ngữ tư liệu dạy học của người bản địa tốn rất nhiều thời gian. Các nhà xuất bản đang càng ngày càng tạo nhiều nguồn tài liệu cho những quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, khi GV tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong khóa học theo phương pháp CLIL, họ sẽ dần thích ứng hơn với
những nguồn tư liệu của những người bản xứ từ những trang web khoa học và những cuốn sách của những môn học chuyên biệt.
1.4.5.5. Đánh giá
Việc đánh giá CLIL dẫn đến nhiều tranh luận. GV không chắc chắn khi đánh giá nội dung, ngôn ngữ hoặc cả hai. Có những đánh giá khác nhau tùy vùng miền, trường học và tùy mỗi GV. Điều quan trọng là có những đánh giá thành phần cũng như những đánh giá tổng quát trong những môn học theo phương pháp CLIL và cần có sự nhất quán trong việc đánh giá HS thông qua những môn học ở trường. Người học, bố mẹ, đồng nghiệp cần biết đánh giá người học dựa trên cái gì và bằng cách nào.
Một trong những hình thức đánh giá thành phần có hiệu quả là đánh giá quá trình làm việc. Hình thức đánh giá này liên quan đến chứng minh những kiến thức hiểu biết của người học về nội dung và ngôn ngữ. Ví dụ: họ có thể:
Giải thích: người học đã thiết kế thí nghiệm kiểm tra tính chất của andehit như thế nào.
Miêu tả cách người học ứng dụng những kiến thức đã biết của mình về ancol để giải thích cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở như thế nào?
GV nhận xét và đánh giá quá trình làm việc của người học bằng cách sử dụng những tiêu chí đánh giá. Đánh giá quá trình làm việc bao gồm đánh giá cá nhân, quá trình làm việc theo cặp hoặc nhóm. Đánh giá quá trình cũng có thể được sử dụng để đánh giá sự phát triển về kĩ năng giao tiếp và tư duy cũng như thái độ trong học tập của người học. Ví dụ, GV có thể đánh giá khả năng của HS khi các em cố gắng giải thích những ảnh hưởng của những loại hương liệu, chất màu tổng hợp, ancol đến cơ thể con người dựa trên những tìm kiếm đáng tin cậy của chúng (bằng cách vận dụng các kĩ năng tư duy) và sự chia sẻ thông tin với thành viên, nhóm khác ( thái độ học tập).