Các phần mềm thiết kế e-book

Một phần của tài liệu thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông (Trang 33)

1.5.5.1. Phần mềm Courselab 2.4

Hình 1.2: Logo của CourseLabs 2.4

Courselab là phần mềm chuyên nghiệp, giao diện đẹp, có nhiều tính năng nhưng rất dễ sử dụng để soạn giáo án, giáo trình, bài test, mô hình mô phỏng, chấm điểm online/offline, trò chơi, là công cụ e-Learning tạo ra khả năng tương tác cao, có thể tích hợp âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, …như lưu vào đĩa và xuất ra được hấu hết các chuẩn trên web như SCORM, ISM, CD/DVD, HTML.

Một khóa học E-Learning bao gồm cấu trúc logic, theo chủ đề khép kín, có thể được phân phối cho người học thông qua Internet hoặc các thiết bị bộ nhớ như ổ đĩa cứng, đĩa CD và thẻ nhớ. Thông thường, một khóa học e-Learning có chứa tài liệu tự học nhưng không giống như sách hay hướng dẫn sử dụng, cung cấp các yếu tố như sau: hệ thống đa phương tiện, các công cụ có khả năng tương tác cao, các dạng bài tập, bài kiểm tra, kết hợp khóa học e-learning vào hệ thống quản lí học tập.

Cấu trúc của khóa học e-learning: gồm các module học tập và các chương (Chapter). Module học tập được tạo ra trong Courselab có thể được kết hợp theo chủ đề trong thư mục. Thư mục có thể được nhóm lại thành các thư mục - kết quả là tạo ra một cấu trúc khóa học phức tạp dạng phân cấp. Mặc dù không có giới hạn về số lượng

thư mục hoặc số thư mục con trong một thư mục, nhưng tránh sử dụng một cấu trúc phân cấp quá phức tạp.

Cấu trúc của một module gồm các slide và frame. Slide (trang web tương tác) là trang thiết kế của module để có các tài liệu học tập, kiểm tra và bài tập. Trình tự và sự điều hướng các slide được xác định trước bởi tác giả. Một slide bao gồm các khung hình (frame). Tùy thuộc vào độ phức tạp, số lượng khung hình có thể khác nhau (ví dụ như khi muốn sử dụng hình ảnh động hoặc phần mềm mô phỏng có thể chèn thêm số lượng các khung hình (frame)). Mỗi slide có ít nhất là một khung hình. Slide không thể truy cập cá nhân của hệ thống quản lý học tập. Module học tập là đơn vị nhỏ nhất hệ thống quản lý. Từ góc độ phương pháp giáo dục, một slide được sử dụng để thể hiện một điểm duy nhất của quan điểm, suy nghĩ, hoặc ý tưởng bên trong của một module. Một khung (frame) là thành phần của một slide. Mọi nội dung được đặt bên trong khung hình riêng của mình - vì vậy khung hình trên một slide có thể chứa đồ họa, một nút điều khiển, văn bản hoặc một đoạn video. Khung (frame) là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của một module. Mặc dù không có giới hạn về số lượng các khung hình trong một slide, nhưng lưu ý không quá 30-40 khung hình mỗi slide, nếu không slide sẽ tải lên rất chậm.

Tittle slide, master slide cho phép chỉnh sửa các slide theo ý muốn và muốn cố định một kiểu mẫu ở tất cả các slide.

Phần mềm Courselab cho phép người sử dụng thiết kế giao diện với nhiều tính năng gồm đa phương tiện, chèn các file dạng HTML, các hiệu ứng có khả năng tương tác cao. Một số ứng dụng giống như Microsoft powerpoint như clipart, autoshape, insert,... Tuy nhiên Courselab có nhiều tính năng nổi bật khác, đó là hệ thống thư viện các đối tượng (Object Library).

Hình 1.3: Giao diện slide thiết kế của CourseLabs 2.4.

Ngoài ra, phần mềm Courselab 2.4 được sử dụng miễn phí, không yêu cầu mã cài đặt và bản quyền do đó người thiết kế có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phần mềm này.

Chính vì những ưu điểm trên, tác giả đã quyết định sử dụng phần mềm Courselab 2.4 để thiết kế e-book của mình.

1.5.5.2. Phần mềm Hot Potatoes 6

Hot Potatoes là một chương trình để tạo các ứng dụng E-learning trên www, Hot Potatoes hỗ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng sau đó có thể xuất thành dạng HTML hay các mođun để đưa lên web thực hiện việc thi qua mạng theo kiểu Client- Server. Đây là phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng.

Hình 1.4: Giao diện chính của Hot Potatoes 6

Bảng1.2: Một số chức năng của phần mềm Hot Potatoes 6

Đối tượng Chức năng

JQuiz Dùng tạo các bài tập hỗ trợ 4 loại câu hỏi "đa lựa chọn", "câu hỏi trả lời ngắn", "câu hỏi lai" và "câu hỏi nhiều câu trả lời".

JCloze Thiết kế các bài tập điền vào chỗ trống.

JCross Thiết kế các bài tập dạng trò chơi ô chữ Crosswords.

JMix Thiết kế các câu hỏi sắp xếp các từ/cụm từ lộn xộn thành một câu/đoạn hoàn chỉnh theo yêu cầu.

JMatch Thiết kế các bài tập gồm các câu hỏi kiểu so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi.

The Masher Công cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi.

1.6. Dy môn Hóa hc bng tiếng Anh tại các trường THPT

1.6.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Anh trong dạy học Hóa học

Ngày nay, khi các mối liên kết, giao thương, hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân ngày càng phổ biến, thì yêu cầu về việc sử dụng chung một loại ngôn ngữ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong số những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới thì tiếng Anh được coi là thông dụng nhất, gắn liền với nhiều

nét văn hoá đặc sắc của những quốc gia sử dụng nó. Mặt khác, đa số các tài liệu tham khảo là tiếng Anh. Do đó, tiếng Anh không những giúp người học khả năng giao tiếp và giao lưu văn hóa mà còn giúp người học tăng khả năng hiểu biết , nhận thức, mở rộng cánh cửa vào con đường học tập và là điều kiện quan trọng để tiếp cận, cập nhật nguồn tri thức mới. Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình dạy học ở các cấp học. Mục tiêu của việc giảng dạy bộ môn là giúp HS sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; đạt được những kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về Tiếng Anh phù hợp với đặc điểm của từng cấp học.

Với quan điểm tiếng Anh là con đường ngắn nhất đến với tri thức nhân loại, việc giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh đang là xu hướng dạy và học được quan tâm. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức môn chuyên ngành, HS còn có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng về ngôn ngữ (nghe – nói – đọc – viết), và sử dụng các kĩ năng về ngôn ngữ để trao đổi, thảo luận về vấn đề khoa học đang nghiên cứu. Bằng phương pháp đó, việc dạy và học các môn khoa học bằng tiếng Anh không chỉ tạo điều kiện cho HS rèn luyện các kĩ năng tư duy khoa học bằng tiếng Anh, mà còn giúp nâng cao vốn từ vựng chuyên ngành và cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các quan điểm, ý tưởng về các chủ đề mang tính khoa học.Tiêu chí của việc dạy các môn khoa học tự

nhiên bằng tiếng Anh là đểHS có thể đọc, hiểu, viết bài bằng tiếng Anh nhằm hỗ trợ cho công việc học tập, nghiên cứu sau này. Qua chương trình này, HS có thể tự đọc tài liệu, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môn học và có thể trình bày sự

hiểu biết của mình về môn học khi cần thiết, việc này giúp ích rất nhiều cho HS khi

tham gia các kỳ thi quốc tế hoặc có nguyện vọng đi du học sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6.2. Thực trạng việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ởtrường phổ

thông

Trong phạm vi đề tài, tác giảvà cộng sự đã thực hiện cuộc khảo sát về thực trạng việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông trên 90 GVvà HStại 3 trường tại TP.HCM có tổ chức dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh: trường Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thượng Hiền. Trong nội dung

khảo sát, một số câu hỏi liên quan đến phương pháp dạy tổ chức hoạt động dạy và học của GV, ý kiến đánh giá về hiệu quả của việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh, nội dung của giáo trình giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh, những khó khăn, thách thức mà GV và HS phải đối mặt khi dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.

Số lượng GVvà HStham gia cuộc khảo sát như sau:

- Trường Lê Hồng Phong: 17 HS.

- Trường Nguyễn Thị Minh Khai: 33 HSvà 1 GV

- Trường Nguyễn Thượng Hiền: 38 HSvà 1 GV.

1.6.2.1 Tình hình chung

TP.HCM là địa phương đi đầu trong cả nước về việc thí điểm thực hiện dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh tại các trường THPT. Năm học 2012 –

2013, TP.HCM có 10 trường THPT thực hiện thí điểm dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên khác bằng tiếng Anh bao gồm các trường: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lương Thế Vinh, Bùi Thị Xuân, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, tăng 5 trường so với cuối năm học 2011 – 2012.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 1.600 HSphổ thông được tham gia các lớp học: Toán, Lý, Hóa, Sinh vật bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, chương trình chỉ ở mức độ thí điểm nhằm giúp HSlàm quen với một số thuật ngữ chuyên ngành nên thời lượng học không nhiều, tối đa cho mỗi môn học là 2 tiết/tuần.

Tài liệu dạy học ở các trường khác nhau, hầu hết các trường tự xây dựng tài liệu dạy học trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến như: Anh, Mỹ, Australia, Singapore, chưa có sự thống nhất về giáo trình dạy học ở các trường, trường Nguyễn Thị Minh Khai dạy theo giáo trình Chemistry- The centralscience, trường Nguyễn Thượng Hiền dạy theo giáo trình của trường đại học Cambridge. Trong cuộc khảo sát do tác giả và cộng sự thực hiện, 98% HSvà GV cho rằng nội dung giáo trình tại các trường phổ thông đang sử dụng để dạy Hóa học bằng tiếng Anh chỉ giống một phần chương trình giảng

dạy Hóa học phổ thông của hệ thống chương trình giáo dục ở phổ thông tại Việt Nam, đa số nội dung đề cập nhiều về ứng dụng, không chú trọng nhiều về phương trình phản ứng.

Hình 1.5. Biểu đồ về mức độ tương thích của nội dung giáo trình các trường phổ thông đang sử dụng dạy Hóa học bằng tiếng Anh so với nội dung chương trình Hóa

học phổ thông hiện hành tại Việt Nam

Từ số liệu cho thấy, nội dung các giáo trình mà các trường phổ thông tham khảo để dạy Hóa học bằng tiếng Anh chỉ giống một phần nội dung chương trình Hóa học phổ thông tại Việt Nam. Do đó, cần phải nghiên cứu và biên soạn những tài liệu học và tham khảo về việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh sao cho có sự tương thích với chương trình phổ thông cũng như nội dung chương trình dạy và học Hóa học ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Để HS dễ tiếp thu, ngoài nội dung chương trình phù hợp với trình độ kiến thức môn Hóa học và tiếng Anh thì các bài giảng cũng cần dùng nhiều phương pháp hỗ trợ trực quan như: bảng biểu, nêu bật con số, sự kiện quan trọng, dùng các lời giải thích ngắn, huy động tối đa các kiến thức đã có của HS trong tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho HS trình bày thay vì GV luôn là người nói. Việc sử dụng phương pháp nào để tổ chức hoạt động dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh mang

98% 2%

Giống hoàn toàn Giống một phần Không giống

lại hiệu quả cao là điều rất quan trọng, yêu cầu đặt ra là vừa phù hợp đặc trưng môn Hóa học, vừa đảm bảo nâng cao trình độ môn tiếng Anh cho HS. Với câu hỏi “Trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông, GV thường sử dụng các phương pháp nào để tổ chức hoạt động dạy và học, mức độ sử dụng như thế nào?”, tác giả và cộng sự thu được kết quả sau:

Hình 1.6: Biểu đồ về các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa học bằng tiếng Anh và mức độ sử dụng của GV

Từ số liệu cho thấy, đa số ý kiến cho rằng mặc dù GV có sử dụng đa dạng các phương pháp nhưng phương pháp GV sử dụng để tổ chức hoạt động dạy và học chủ yếu là phương pháp sử dụng SGK, tài liệu học tập, đây là phương pháp dạy học truyền thống chưa thực sự sinh động, gây hứng thú cho HS. Hóa học bằng tiếng Anh là môn học mới đưa vào trường phổ thông, do đó GV cần linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, cần tiếp cận và áp dụng một số phương pháp của một số nước tiên tiến trên thế giới như phương pháp của CIE, Đại học Cambridge, dùng tiếng Anh giảng dạy bộ môn theo nguyên tắc “Scaffolding” ngắn gọn, chia câu lớn thành từng đoạn ngắn, nhấn mạnh từ chính, luyện cho HS những ngôn từ chính có ảnh hưởng đến việc hiểu một chu trình, sự kiện, thí nghiệm, bài giải… và đó cũng là một kĩ thuật dạy học các môn học bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL,…

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Luôn luôn sử dụng Thường sử dụng Rất ít sử dụng Không sử dụng

1.6.2.2. Hiệu quả của việc dạyhọc Hóa học bằng tiếng Anh ởtrường phổ thông

Qua 4 năm thực hiện chương trình cho thấy, HS rất thích thú tham gia các lớp học này. Tại các trường có thực hiện thí điểm chương trình, số HS có nguyện vọng tham gia học ngày càng gia tăngnhưngkhông đủ GV để tổ chức lớp học. Cha mẹ HS cũng đồng tình và ủng hộ chương trình. Tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng hiệu quả của việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh chưa thực sự cao, hiện nay mới chỉ áp dụng thử nghiệm tại các trường chuyên, chưa mở rộng đạitrà ra các trường phổ thông khác nên chưa thể có những đánh giá chính xác về hiệu quả của việc dạy và học này. Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát của đề tài, tác giả thu được kết quả sau:

Về việc HS có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong lớp học, GV và HS cho rằng HS chỉ đạt được mức độ thấp và mức độ tương đối chiếm đa số với các tỉ lệ tương ứng là 53.8% và

38.5%. Về việc sau tiết học Hóa học bằng tiếng Anh, HS nắm được các trọng tâm của môn chuyên, đa số GV và HS đánh giá rằng HS nắm được ở mức độ tương đối (46.1%), 53.8 % GV và HS cho rằng vốn từ vựng chuyên ngành của HS cải thiện ở mức độ tương đối.

Hình 1.7: Biểu đồ về mức độ HS có đủ khả năng về môn chuyên ngành và ngôn ngữ để tham gia các hoạt động và trao đổi trong lớp học

7.70% 53.80% 38.50% 0% Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ tương đối Mức độ cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.8: Biểu đồ về mức độ nắm kiến thức trọng tâm của HS

Hình 1.9: Biểu đồ về mức độ cải thiện vốn từ vựng chuyên ngành của học sinh

Đánh giá về mức độ cải thiện các kĩ năng tiếng Anh mà HS rèn luyện được, tác giả thu được kết quả sau:

+ Đối với câu hỏi “HS rèn luyện kĩ năng nghe-hiểu tiếng Anh ở mức độ nào?

15.40% 30.80% 46.10% 7.70% Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ tương đối Mức độ cao 0.00% 15.40% 53.80% 15.40% Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ tương đối Mức độ cao

A. Có thể nghe và hiểu được rất ít những thảo luận và trao đổi sử dụng tiếng Anh trong tiết học.

B. Có thể nghe – hiểu được tương đối những thảo luận và trao đổi bằng tiếng Anh trong tiết học dựa vào sự suy đoán từ kiến thức môn chuyên

Một phần của tài liệu thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông (Trang 33)