Đánh giá về tính khả thi

Một phần của tài liệu thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông (Trang 91)

Bảng 3.4. Ý kiến đánh giá của SV và GV về hiệu quả và tính khả thi của e-book

Tiêu chí đánh giá Mức độ Điểm

TB 1 2 3 4 5

Tính khả thi

Dễ sử dụng 0 2 18 61 21 3.99

Phù hợp với trình độ tiếng Anh của SV và

GV phổ thông 0 4 18 58 22 3.96

Phù hợp với trình độ chuyên ngành Hóa học

của SV và GV phổ thông 0 0 15 67 20 4.05 Phù hợp với điều kiện thực tế ( có máy tính

cá nhân) 0 0 0 70 32 4.31

Dựa vào bảng 3.4, tác giảrút ra kết quả:

Nhìn chung, qua khảo sát tác giả nhận thây e-book được đánh giá có tính

khả thi cao: SV, GV đánh giá e-book dễ sử dụng ở mức độ tương đối cao (3.99), phù hợp với trình độ tiếng Anh và chuyên ngành Hóa hoc, phù hợp với điều kiện thực tế(có máy tính cá nhân) ở mức độcao (4.31).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

Khóa luận đã hoàn thành được những mục đích và nhiệm vụ đề ra sau đây:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp và những nguyên tắc sư phạm trong giảng dạy Hóa học- phần Hóa hữu cơ ở trường phổ thông.

- Nghiên cứu về giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành Hóa học bằng tiếng Anh.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học các môn KHTN nói chung và môn Hóa học nói riêng bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận dạy môn chuyên ngành tích hợp với ngôn ngữ (CLIL approach).

- Nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến e-learning, các phần mềm hỗ trợ thiết kế e-book.

1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT.

1.3. Thiết kế e-book hỗ trợ việc tự học Hóa học bằng tiếng Anh – Phần Hóa hữu cơ

Cấu trúc của e-book trình bày theo từng slide, việc di chuyển đến các nội dung chủ đạo dựa vào hệ thống các nút điều khiển ở phần đầu mỗi slide:

Contents (Nội dung): bao gồm danh sách tên các trang tài liệu liên kết đến nội dung

các bài học từ Unit 1 đến Unit 9, giúp người học có thế đến bất kì phần nào muốn học, trên tiêu đề mỗi trang có thông báo số trang của phần kĩ năng Reading, Listening,….giúp người học có thể định hướng cho việc di chuyển giữa các trang. Thanh nội dung này có tác dụng thông báo cho người học đang ở vị trí trang nào, các trang nào người học đã sử dụng qua trong một lần học. Cụ thể:

Guide (Trang hướng dẫn): Video hướng dẫn các thao tác cơ bản trong e-book

Unit 1: Hydrocarbons

Unit 2: Unsaturated hydrocarbons

Unit 3: Isomers

Unit 4: Hydrocarbon rings

Unit 5: Hydrocarbons from the Earth’s crust

Unit 6: Introduction to functional groups

Unit 7: Alcohols, phenol and ethers

Unit 8: Carbonyl compounds

Unit 9: The chemistry of life.

Tapescript: bao gồm các đoạn văn bản của mô tả phần nói và nghe

Vocabulary (Từ vựng): hệ thống từ vựng từ Unit 1 đến Unit 9

Classroom language (Ngôn ngữ lớp học): các mẫu câu GV và HS sử dụng trong lớp

học Hóa học bằng tiếng Anh.

Game (Trò chơi): một số trò chơi ôn luyện kiến thức Hóa học và tiếng Anh.

Previous page: quay trở về trang trước

Next page: tiến qua trang kế tiếp.

Nội dung trong mỗi đơn vị bài học bảo đảm rèn luyện các kĩ năng về mặt ngôn ngữ cũng như kiến thức chuyên ngành Hóa học:

Đọc- Hiểu: gồm những bài đọc hiểu liên quan đến nội dung chương trình Hóa

học hữu cơ phổ thông ở mức độ cơ bản. Các bài đọc nhằm rèn luyện kĩ năng đọc theo hướng phân tích thông qua các bài tập đọc hiểu, trả lời các câu hỏi chi tiết, bài tập điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn, dạng bài tập đúng-sai,… Phần mềm thiết kế các bài tập hỗ trợ việc kiểm tra đáp án và gợi ý câu trả lời.

Nghe: gồm các bài giảng của giáo viên bản xứ về nội dung có liên quan đến

từng đơn vị bài học, các thí nghiệm, các bài nghe có nội dung về ứng dụng thực tiễn của chất hữu cơ điển hình,…

Nói: giúp người học phát triển kĩ năng nói, trình bày các các vấn đề liên quan đến Hóa học, gọi tên, danh pháp, cách giải quyết một bài toán, trình bày cơ

chế phản ứng ở mức độ cơ bản, xác định sản phẩm chính trong phản ứng cộng,…Ngoài việc cung cấp hướng giải quyết cho vấn đề, song song đó có các mẫu bài nói có nội dung tương tự do giáo viên bản xứ thực hiện, hỗ trợ mức độ tốt nhất cho quá trình tự học Hóa học bằng tiếng Anh.

Viết: Các bài tập luyện viết ở cấp độ cụm từ, câu, đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến từng đơn vị bài học, các bài tập dịch từ tiếng Việt qua tiếng Anh và ngược lại nhằm ôn luyện và củng cố vốn từ vựng chuyên ngành trong từng bài.

Ngữ pháp: Cung cấp kiến thức cơ bản và củng cố về các điểm ngữ pháp cần

thiết trong việc rèn luyện các kĩ năng tiếng Anh và trình bày các vấn đề của các môn KHTN nói chung và môn Hóa học nói riêng như: câu bị động, mệnh đề quan hệ, câu so sánh, giới từ, từ nối,…Các bài tập thực hành và kèm theo đáp án, sử dụng phần mềm có tính năng tương tác cao và kiểm tra đáp án.

Từ vựng: cung cấp khoảng 220 từ vựng, cụm từ liên quan đến Hóa học hữu

cơ.

1.4. TNSP để đánh giá kết quả của đề tài

Trong phạm vi của đề tài, tác giả đã tiến hành TNSP để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của e-book:

- Xác định e-book đạt yêu cầu về nội dung, hình thức, các tính năng và có tính khả thi.

- Đánh giá tính khả thi của e-book trong việc hỗ trợ quá trình tự học Hóa học bằng tiếng Anh của SV khoa Hóa và GV phổ thông, góp phần nâng cao khả năng tự học và giúp SV và GV hứng thú học môn Hóa học bằng tiếng Anh hơn.

Kết quả TNSP cho thấy e-book đã đạt được các yêu cầu sau:

- Về mặt hình thức: E-book đáp ứng được các yêu cầu về tính thẩm mĩ với bố

cục hợp lí và giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

- Về mặt nội dung: E-book cung cấp kiến thức cần thiết bám sát nội dung

chương trình phổ thông, đảm bảo rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cũng, cải thiện vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hóa hoc.

- Về tính khả thi: E-book có thể được sử dụng bởi số đông SV và GV phổ thông có trình độ trung bình về vi tính.

2. Kiến nghị và đề xuất

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có một số đề xuất sau:

2.1. Đối với trường ĐHSP TP.HCM

- Tăng cường sự phối hợp giữa GV với các đơn vị lập trình chuyên nghiệp, sự phối hợp giữa các khoa để tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng CNTT, các giáo trình đạt chất lượng cao, hỗ trợ cho quá trình dạy và học.

- Tăng cường mức đầu tư hơn nữa để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hóa các thiết bị, công nghệ dạy học.

2.2. Đối với khoa Hóa ĐHSP TP.HCM

- Cần đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Hóa học.

- Tăng cường mở các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học bằng tiếng Anh, có sự giao lưu với các chuyên gia nước ngoài.

- Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ ngân sách cho giảng viên tham gia các lớp học về giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh, nâng cao kĩ năng về tương tác lớp học bằng tiếng Anh trong việc giảng dạy Hóa học.

- Tăng cường hơn nữa việc đầu tư và phát triển trình độ chuyên ngành Hóa đồng thời chú trọng hơn nữa về kĩ năng tiếng Anh chuyên ngành cho SV.

2.3. Đối với giảng viên

- Giảng viên cần phải nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành Hóa

- Giảng viên phải tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếng cũng như tiếng Anh chuyên ngành Hóa học bằng cách tham gia các khóa học tiếng Anh, các buổi tập huấn chuyên ngành, các buổi hội thảo về tiếng Anh chuyên ngành Hóa học giành cho GV.

- Giảng viên khoa Anh và khoa Hóa có thể liên kết với nhau để tạo ra nguồn tư liệu tiếng Anh chuyên ngành Hóa hoc hiệu quả và có chất lượng hơn.

- Cần ý thức hơn nữa vai trò của tự học trong quá trình tiếp thu kiến thức.

- Cần ý thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp cũng như việc tiếp cận nguồn tri thức mới để từ đó có kế hoạch học tập, nâng cao kĩ năng ngôn ngữ cho bản thân.

- Cần nhận thấy tầm quan trọng của CNTT trong dạy và học cũng như trong cuộc sống, tăng cường học học và trau dồi về trình độ CNTT.

3. Hướng phát triển của đề tài

- Trên nền tảng của e-book hiện nay có thể mở rộng hơn để nội dung phong phú hơn về tất cả các vấn đề về Hóa hữu cơ, bổ sung thêm hệ thống bài tập và đề thi tích hợp kiến thức Hóa học và tiếng Anh chuyên ngành.

- Nghiên cứu và tích hợp thêm các phần mềm để xây dựng e-book có tính chuyên nghiệp, hấp dẫn và dễ sử dụng hơn.

- Thiết kế hệ thống trò chơi sinh động, hấp dẫn, đa dạng về hình thức và cách chơi hơn để đảm bảo học tiếng Anh và học Hóa học đạt hiệu quả cao hơn.

Hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo nguồn tư liệu tham khảo cho SV khoa Hóa cũng như GV phổ thông trong việc tự học để từ đó nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành và một số kĩ năng tương tác lớp học, hơn nữa, có thể đọc hiểu và nghiên cứu tài liệu tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh trong việc giao tiếp và trình bày các vấn đề Hóa học bằng tiếng Anh, giúp SV và GV phổ thông có thể định hướng cho mình phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học.

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giúp chúng tôi bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP. HCM.

2. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường ĐHSP TP.HCM.

4. Trịnh Văn Biều (2004), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP.HCM.

5. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ diển Bách khoa Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho HS giỏi Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP.HCM.

7. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế e-book dạy học môn Hóa học lớp 12, chương trình nâng cao, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP.HCM.

8. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

9. Lê Minh Xuân Nhị (2011), Thiết kế e-book hỗ trợ việc tự học Anh văn chuyên ngành học phần 2 cho sinh viên khoa Hóa- Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.

10. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục

quan trọng trong chương trình Hóa học phổ thông (Học phần PPDH 2), Trường

ĐHSP Hà Nội.

11. Hoàng Phê (chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

12. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong giảng dạy Hóa học, NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục.

14. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB ĐHSP Hà Nội.

15. Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu,

tập 1, Trường ĐHSP Hà nội.

16. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đính, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2006), Hóa học 11, NXB Giáo dục.

17. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, NXB Hà Nội.

18. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.

Tài liệu tiếng Anh

19. Hồ Thị Phượng, Lê Thị Kiều Vân (2007), English for Chemistry, ĐHSP TP.HCM.

20. Hoa Vy, Gia Huy, Hoàng Anh (2005), Từ điển Anh – Việt, NXB Thống kê. 21. Frank J. Mustoe, Michael Jansen, Ted Doram, Christina Clancy, John Ivanco,

Anita Ghazariansteja(2002), Chemistry 11, McGraw-Hill Ryerson.

22. Frank J. Mustoe, Michael Jansen, Michael Webb, Ted Doram, Christy Hayhoe, Jim Gaylor, Anita Ghazariansteja (2002), Chemistry 12, McGraw-

Hill Ryerson.

23. Antony C.Wilbraham; Dennis D.Staley; Michael S.Matta; Edward L.Waterman (2005), Chemistry, Prentice Hall.

24. Maitland Jones, Jr.Steven A. Fleming (2012), Organic Chemistry (Fourth Edition), Norton andCompany.

25. McGraw-Hill, Dictionary of chemistry, McGraw-Hill Company.

26. Jonathan Clayden, Nick Greevs, Stuart Warren, Peter Wothers (2012),

Organic chemistry.

27. Bentley,K.andPhillips,S.(2007)Teaching science through English – a CLIL

aproach, University ofCambridge.

29. Trinh, Q.L &Rijlaarsdam, G (2003), An ELF curiculum for learner autonomy:

design and effects. Paper presented at the conference Independent Language Learning, Melbourne, Australia.

Các trang web

30. http://tuoitre.vn/Giao-duc/338991/%E2%80%9CNgac-

ngoai%E2%80%9D-tieng-Anh-chuyen-nganh.html

31. http://www.hoctienganhmienphi.info/2010/04/tu-hoc-tieng-anh-phuong-

phap-hoc-hieu.html

32. http://www.funtrivia.com/quizzes/sci__tech/chemistry/organic_chemistry. html

33. http://quizlet.com/1263648/organic-chemistry-flash-cards/ 34. http://claweb.cla.unipd.it 35. http://oxforddictionaries.com/ 36. http://tratu.soha.vn/dict/en_vn/Trang_%C4%91%E1%BA%A7u 37. http://brightstorm.com/ 38. http://www.khanacademy.org/ 39. http://www.chemistrysat.blogspot.com/ 40. http://www.youtube.com/ 41. http://vi.wikipedia.org 42. https://portal.chem.ubc.ca:888/

91

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu điều tra “Thực trạng dạy và học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường phổ thông”. 2

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát “ Đánh giá e-book tự học tiếng Anh chuyên ngành – Phần Hóa hữu cơ dành cho giáo viên Hóa học phổ thông” 6

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH

Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tếvà được dùng phổ biến trên toàn thế giới.Hiện nay,xu hướng dạy một sốmôn khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh ởtrường phổthông đang ngày càng mởrộng ởViệt Nam và một số quốc gia trên thếgiới. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng dạy và học Hóa hoc bằng Tiếng Anh ởtrường phổthông để có nhìn nhận và đánh giá tổng quát hơn, từđó đềra những phương hướng về phương pháp, nội dung và đánh giá trong việc dạy và học Hóa bằng Tiếng Anh đạt hiệu quảcao hơn, nhóm sinh viên chúng em tiến hành cuộc khảo sát này, rất mong nhận được sựgiúp đỡ của quí thầy cô và các em học sinh!

Thân chào!

Họvà tên:……….. Giáo viên

Học sinh

92

I. Thực trạng giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh

1. Trong chương trình giảng dạy Hóa học bằng Tiếng Anh ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động dạy và học: Stt Phương pháp 1 Không sử dụng 2 Rất ít sử dụng 3 Thường sử dụng 4 Luôn luôn sử dụng 1 Phương pháp đàm thoại 2 Phương pháp hoạt động nhóm 3 Phương pháp sử dụng phiếu học tập 4 Phương pháp dạy học tình huống 5 Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học tập 6 Phương pháp người học đặt

câu hỏi

7 Phương pháp động não

Một phần của tài liệu thiết kế e book tự học tiếng anh chuyên ngành – phần hóa hữu cơ dành cho giáo viên hóa học phổ thông (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)