Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp

Một phần của tài liệu Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 101)

QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH DẪN ĐỘ

3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng chế định dẫn độ dụng chế định dẫn độ

Việc hoàn thiện pháp luật và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi hoạt động dẫn độ xuất phát từ những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, nhất là các tội

phạm có tổ chức, xuyên quốc gia: Trước bối cảnh tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay, việc đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là một thách thức lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bài viết về

việc “Đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia

trong hội nhập kinh tế quốc tế” đăng trên tạp chí cộng sản điện tử của học viện

cảnh sát nhân dân, PGS.TS Trần Hữu Ứng đã nhận định:

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, một số loại tội phạm mang tính quốc tế sẽ tiếp tục gia tăng theo quy luật, đó là: các tội phạm cướp có vũ trang, cướp các nhà băng, các xe chuyển tiền, bắt cóc người thân của các tỉ phú để đòi tiền chuộc, tội phạm lợi dụng công nghệ cao, lừa đảo bằng tín phiếu giả, gian lận thương mại và lừa đảo trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài, tội phạm rửa tiền, sản xuất và lưu hành tiền giả, buôn bán ma túy, buôn lậu quốc tế với sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức tội phạm của người nước ngoài với các băng nhóm tội phạm là người Việt Nam.

Điểm đặc biệt của tội phạm thời kỳ mới là sự biến hình của các tổ chức tội phạm quốc tế dưới hình thức các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lớn, các đoàn ngoại giao… xâm nhập vào nước ta để thực hiện tội phạm hoặc chỉ huy các đối tượng ở Việt Nam thực hiện tội phạm. Chính những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trong thời điểm giao thời của sự chuyển đổi nền kinh tế trong khi các cơ chế pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở có thể tạo cơ hội thuận lợi cho tội phạm phát triển đe dọa sự phát triển ổn định của xã hội.

Trong thời kỳ mới, việc hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm trở thành một nhu cầu tất yếu của các quốc gia, theo đó sự hợp tác quốc tế nhằm thực hiện các hoạt động về dẫn độ giữa Việt Nam với các nước cũng sẽ ngày càng gia tăng vì hiện nay không một quốc gia nào có thể thực hiện quyền tài phán hình sự hiệu quả đối với người phạm tội đang lẩn trốn ở nước ngoài nếu không có sự hợp tác dẫn độ

của nước sở tại. Bên cạnh đó Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn, gia nhập 38 điều ước quốc tế song phương và đa phương có quy định về dẫn độ (13 HĐTTTP có nội dung dẫn độ, hiện nay 11 hiệp định đang có hiệu lực thi hành, 08 Hiệp định dẫn độ, 16 ĐƯQT đa phương của Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng và công ước của ASEAN về chống khủng bố năm 2007), trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán ký kết các hiệp định song phương và đa phương về dẫn độ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể thấy, việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về dẫn độ đã và đang tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn cho nước ta hiện nay do hệ thống pháp luật và các cơ chế thực hiện còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, để đảm bảo hiệu quả việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng, củng cố, phát huy tốt hơn nữa những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực dẫn độ.

Trong phần phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật dẫn độ ở Việt Nam hiện nay cho thấy, mặc dù tình hình tội phạm có tính chất quốc tế ở Việt Nam khá phổ biến và có xu hướng gia tăng nhưng những kết quả đạt được trong việc phòng chống tội phạm này rất hạn chế. Đặc biệt, ngay cả khi đã có các cơ chế pháp lý để giải quyết các vụ việc liên quan đến dẫn độ thì hiệu quả thực hiện hoạt động này cũng chưa đáng kể. Thực tế có những vụ án làm phát sinh quan hệ dẫn độ giữa Việt Nam với các nước nhưng cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không tiến hành các thủ tục dẫn độ mà chuyển giao trực tiếp người bị bắt cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, đối với những vụ án được giải quyết theo thủ tục dẫn độ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện do chất lượng hồ sơ yêu cầu dẫn độ chưa đảm bảo do thiếu thông tin, thiếu tài liệu, ngôn ngữ chưa được dịch theo quy định, việc chuyển giao hồ sơ đôi khi chưa đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc tiếp nhận, xem xét và giải quyết yêu cầu dẫn độ của nước ngoài còn thiếu sự chủ động, tích cực. Những hạn chế này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động dẫn độ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Thứ hai, bất cập quy định của pháp luật về dẫn độ

Trên cơ sở Hiến pháp 2013, các luật, pháp lệnh về tổ chức, Bộ luật TTHS 2003 và các văn bản qui phạm khác các cơ quan THTT khi thực hiện trách nhiệm của ḿnh đã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền con người…trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, trước tình hình mới và trước yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp mà Đảng đề ra thì pháp luật TTHS nói chung, các qui định về dẫn độ nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. (xem thêm mục 3.1.2 luận văn này)

Thứ ba, yêu cầu triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp

Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa VII, IX, X và XI đã đưa ra những định hướng về cải cách bộ máy nhà nước trong đó có các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở đó để tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, ngày 2/1/2002, Bộ Chính trị đã ban hành

Nghị quyết số 08-NQ/TW về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong

thời gian tới”, trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị

quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Nghị quyết nêu

rõ các quan điểm chỉ đạo, phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó có nội dung phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp.

Nghị quyết đó chỉ ra mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp là: “Xây dựng

nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN”. Mục tiêu này

đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước toàn diện, phục vụ lộ trình hội nhập quốc tế và sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Với tinh thần đó, các quan điểm chỉ đạo cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay là:

nhẹ, có hiệu quả trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, dân chủ, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.

(2) Đổi mới mô hình TTHS theo hướng mở rộng tranh tụng, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động TTHS, khắc phục oan sai trong TTHS.

(3) Tăng cường hợp tác quốc tế trong TTHS góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm xuyên quốc gia.

Sớm ban hành luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án tù. Ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng. Tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đông người Việt Nam sinh sống [3, tr.50].

(4) Triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp thì việc bảo đảm sự vô tư của những người THTT và người tham gia tố tụng là yêu cầu tất yếu đang đặt ra.

Những yêu cầu trên của các Nghị quyết về cải cách tư pháp cần phải được quán triết triệt thực hiện, do vậy, việc hoàn thiện pháp luật TTHS về dẫn độ cũng như nâng cao hiệu quả của việc thực thi hoạt động dẫn độ là đòi hỏi cấp thiết.

Thứ tư, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế.

Đối với việc hoàn thiện pháp luật và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ phải đảm bảo có tính thống nhất với các chế định khác của luật TTHS. Những đề xuất pháp luật này phải phù hợp với thay đổi ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND 2014 và sắp tới là Bộ luật hình sự sửa đổi. Đồng thời, hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả dẫn độ còn phải đáp ứng yêu cầu Hội nhập quốc tế, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, các quy định của Điều ước quốc tế, trong đó có các hiệp định về dẫn độ mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập, đồng thời tôn trọng các tập quán quốc tế phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Tuy nhiên các giải pháp này cũng phải bảo đảm yêu cầu về toàn vẹn chủ quyền đối với lãnh thổ quốc gia.

Thứ năm, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người

Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫn độ phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người trong điều kiện hội nhập quốc tế, cũng như yêu cầu thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người. Hiến pháp 2013 đặt ra yêu cầu cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có luật TTHS theo hướng tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người. Đối với các qui định liên quan đến dẫn độ, đòi hỏi phải hoàn thiện trên cơ sở bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo, người bị kết án và những người yếu thế khác trong TTHS, đồng thời phải hình thành cơ chế thực thi bảo đảm để những những quyền đó được hiện thực hóa trong quá trình giải quyết vụ án có dẫn độ. Về phương diện lập pháp, việc hoàn thiện các qui định về dẫn độ nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hoạt động dẫn độ của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trên nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời. Việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật hay giải pháp khác phải hướng tới một nội dung quan trọng, không tách rời trong xây dựng Nhà nước pháp quyền là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan đến bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp là đối tượng dẫn độ. Các giải pháp được đặt ra theo hướng đề cao trách nhiệm của Nhà nước với công dân thể hiện qua việc khắc phục nhanh hậu quả trong phán quyết sai lầm của cơ quan Tòa án, mặc dù có thể đây chỉ là sai lầm về mặt nhận thức sự kiện, không phải là vi phạm pháp luật đồng thời xác định trách nhiệm của công dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)