Những nội dung về dẫn độ trong các văn bản pháp luật của Việt Nam

Một phần của tài liệu Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 56)

2.2.2.1. Mục đích, thẩm quyền, giới hạn, nguyên tắc dẫn độ a. Mục đích dẫn độ

Pháp luật Việt Nam khi qui định về mục đích dẫn độ khá phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về dẫn độ, thể hiện trong các Hiệp định về dẫn độ được ký kết với các nước cũng như trong BLTTHS năm 2003 và Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. Theo đó, dẫn độ có hai mục đích là để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc

thi hành án. Khoản 1, Điều 32 Luật tương trợ tư pháp quy định: “Dẫn độ là việc

một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó” [37, Điều 32].

Tương tự như vậy, BLTTHS năm 2003 cũng quy định: Cơ quan tiến hành tố tụng

của Việt Nam có quyền “thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài có hành vi phạm

tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt” [35, Điều 343]. Quy định này đóng vai

trò nền tảng, làm định hướng cho việc dẫn độ giữa Việt Nam với các nước.

Việt Nam nói riêng thì mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện được coi là tội phạm theo pháp luật hình sự của cả nước yêu cầu dẫn độ và nước được yêu cầu, đồng thời hành vi đó phải có thể bị phạt tù trong một thời gian nhất định, tương tự, đối với trường hợp dẫn độ để thi hành hình phạt thì bản án áp dụng cho người bị yêu cầu dẫn độ phải có hiệu lực theo pháp luật của cả hai nước và phải còn thời hạn thi hành nhất định. Trong đó, thời hạn của hình phạt tù hay thời hạn của phần bản án mà người bị yêu cầu dẫn độ còn phải thi hành sẽ được hai nước thỏa thuận khi xem xét yêu cầu dẫn độ (trường hợp hai nước chưa ký điều ước về dẫn độ) hay thể hiện trong các hiệp định song phương về dẫn độ (trường hợp hai nước đã ký điều ước về dẫn độ). Nói cách khác, mục đích dẫn độ chỉ đạt được khi hành vi làm căn cứ dẫn độ có mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội mà theo pháp luật của nước yêu cầu cũng như nước được yêu cầu người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phần bản án mà người bị yêu cầu dẫn độ cần phải thực hiện còn thời hạn đáng kể.

b. Thẩm quyền dẫn độ

Dẫn độ là quá trình gắn liền với vấn đề về tội phạm và hình phạt nên theo thông lệ quốc tế chung thì hoạt động dẫn độ sẽ do các cơ quan chuyên trách về hình sự thực hiện. Ở Việt Nam, thẩm quyền dẫn độ thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, bao gồm: Bộ Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, trách nhiệm của các cơ quan này có sự khác nhau ở từng thời kỳ. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ được ký kết giữa Việt Nam với các nước trước năm 2003 đều quy định Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối trung ương trong việc giải quyết các yêu cầu về dẫn độ. Nhưng kể từ khi Luật tương trợ tư pháp năm 2007 có hiệu lực, trách nhiệm này thuộc về Bộ Công An. Cụ thể, tại Điều 65 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định, Bộ công an có trách nhiệm:

Tiếp nhận, chuyển giao, xem xét, giải quyết các yêu cầu của nước ngoài về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; xem xét và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và thực

hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền. Đồng thời đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp [37, Điều 65].

Ngoài việc quy định Bộ công an có vai trò chính trong việc thực hiện các hoạt động về dẫn độ, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 còn quy định chi tiết trách nhiệm của các cơ quan THTT hình sự khác bao gồm Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân thực hiện các nội dung về dẫn độ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp giải quyết yêu dẫn độ phát sinh trong

phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm “xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển

giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định” [37, khoản 2, Điều 68]. Với vai trò giám sát

việc tuân theo pháp luật và nắm quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham

gia vào quá trình giải quyết yêu cầu dẫn độ có quyền “phát biểu quan điểm của Viện

kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ” [37, điểm d, khoản 4 Điều 40] và quyền kháng nghị

quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh [37, khoản 5, Điều 40].

Điểm đáng chú ý là sự tham gia mang tính bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Trung ương (Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) đối với vụ án có yêu cầu dẫn độ thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng

cấp dưới. Cụ thể như sau: Thứ nhất, khi xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối

với một người, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao để xem xét, quyết định

dẫn độ cho một nước phù hợp [37, Điều 39]. Thứ hai, trong phạm vi quyền hạn của

mình, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định dẫn độ của TAND cấp tỉnh. Tòa án nhân dân tối cao có quyền mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị [37, khoản 5, Điều 40].

c. Giới hạn truy cứu trách nhiệm hình sự trong dẫn độ

Trong quan hệ dẫn độ việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay thi hành hình phạt đối với người phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thỏa thuận với

quốc gia được yêu cầu dẫn độ. Để nước được yêu cầu thực hiện dẫn độ thì nước yêu cầu phải cam kết về phạm vi truy tố trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ theo yêu cầu dẫn độ phù hợp với quy định trong các điều ước quốc tế về dẫn độ mà các quốc gia là thành viên và pháp luật quốc gia. Nói cách khác, việc dẫn độ chỉ được thực hiện khi các nước trong quan hệ dẫn độ đã thỏa thuận và thống nhất về phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Luật tương trợ tư pháp năm 2007 quy định hai nội dung chính của vấn đề giới hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ gồm: (1) người bị dẫn độ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án vì một tội phạm khác ngoài hành vi phạm pháp là căn cứ để dẫn độ; (2) nước yêu cầu dẫn độ sẽ không được dẫn độ người bị dẫn độ cho nước thứ ba.

Đối với nội dung thứ nhất, người bị dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án vì một tội phạm khác ngoài hành vi phạm pháp là căn cứ để dẫn độ. Thực tế cho thấy khi Việt Nam xem xét yêu cầu dẫn độ của nước ngoài gửi đến sẽ có sự tham gia của người bị yêu cầu dẫn độ nên người này có quyền tự bào chữa cho mình trước cáo buộc của nước yêu cầu. Theo đó, nếu sau khi bị dẫn độ người bị dẫn độ lại bị truy tố hình sự về một tội phạm khác thì có nghĩa là họ đã không có quyền bào chữa trước yêu cầu dẫn độ. Quan trọng hơn, nước được yêu cầu dẫn độ chỉ thực hiện dẫn độ đối với tội phạm được ghi trong yêu cầu dẫn độ, tội phạm này phải phù hợp với các điều kiện cho phép dẫn độ theo pháp luật của nước được yêu cầu cũng như hiệp định đã được ký kết giữa hai nước. Do đó, nếu nước yêu cầu dẫn độ truy tố hình sự người bị dẫn độ về một tội phạm khác với tội phạm là căn cứ để dẫn độ thì có thể tội phạm này sẽ thuộc trường hợp từ chối dẫn độ theo pháp luật của nước được yêu cầu.

Một số hiệp định của Việt Nam với Ucraina, Mông Cổ, Ba Lan, Belarus…ký kết trước năm 2003 quy định rất chi tiết về giới hạn trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong khi các hiệp định về dẫn độ của Việt Nam ký với các nước từ sau năm 2003 lại không đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, quan điểm về việc người bị dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh khác tội danh làm căn cứ

dẫn độ luôn được bảo đảm trong quá trình thực hiện dẫn độ giữa Việt Nam với các quốc gia. Theo đó, chỉ khi có sự đồng ý của quốc gia được yêu cầu thì nước yêu cầu mới được truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án với người bị dẫn độ về tội phạm không phải là tội phạm làm căn cứ dẫn độ. Tội phạm này phải là tội phạm do người bị dẫn độ thực hiện trước khi có có yêu cầu dẫn độ, đồng thời việc truy tố hình sự trong trường hợp này cũng phải tuân theo các nguyên tắc chung của dẫn độ trong đó bảo đảm người bị dẫn độ không thuộc trường hợp từ chối dẫn độ.

Ngoài ra, cũng cần hiểu một cách linh hoạt việc truy tố hình sự người bị dẫn độ về một tội phạm khác. Cụ thể, trong trường hợp người bị dẫn độ mặc dù bị truy tố về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ nhưng kết quả truy tố cho thấy hành vi đó lại cấu thành một tội phạm khác thì trong trường hợp này nước yêu cầu không nhất thiết phải thông báo với nước được yêu cầu. Điểm cần chú ý là nếu hình phạt với tội danh này thuộc trường hợp từ chối dẫn độ theo pháp luật nước được yêu cầu, ví dụ hình phạt áp dụng với tội danh của người bị dẫn độ là tử hình mà theo pháp luật của nước được yêu cầu tội phạm đó không thể bị áp dụng hình phạt tử hình thì nước yêu cầu cần đảm bảo sẽ không thi hành hình phạt tử hình với người bị dẫn độ.

Trường hợp đặc biệt khi người đã bị dẫn độ đã không rời khỏi lãnh thổ của nước yêu cầu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày kết thúc tố tụng hình sự, chấp hành xong hình phạt hoặc được tha theo bất kỳ căn cứ pháp luật nào hoặc nếu người bị dẫn độ sau khi rời khỏi lãnh thổ của bên ký kết yêu cầu đã tự ý trở lại lãnh thổ của bên ký kết yêu cầu thì nước yêu cầu có thể tiến hành truy tố hình sự người này về một tội danh khác với tội danh làm căn cứ dẫn độ mà không cần có sự đồng ý của nước được yêu cầu.

Đối với nội dung thứ hai, theo thỏa thuận giữa các nước trước khi dẫn độ thì nước yêu cầu không được dẫn độ người bị dẫn độ cho một nước thứ ba để truy tố hình sự hoặc thi hành hình phạt nếu không có sự đồng ý của nước dẫn độ (xem thêm mục 2.2.2.3 luận văn này).

d. Những trường hợp dẫn độ

tế, nguyên tắc có đi có lại) các quốc gia sẽ tiến hành dẫn độ người phạm tội cho nhau vì mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó. Tuy nhiên, các quy định về điều kiện dẫn độ được thể hiện trong các điều ước quốc tế về dẫn độ thường không thống nhất và tồn tại ở các điều khoản khác nhau. Đây là lý do mà các quốc gia thường xây dựng các quy định cụ thể về điều kiện dẫn độ, các quy định này được dùng để đối chiếu sự phù hợp của luật quốc gia với các quy định của hiệp định khi phát sinh yêu cầu dẫn độ giữa các nước hoặc làm cơ sở để các quốc gia ký kết, tham gia các điều ước về dẫn độ. Với ý nghĩa đó, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 của Việt Nam cũng có các quy định tương tự về các điều kiện dẫn độ thể hiện trong những trường hợp dẫn độ cụ thể.

Thứ nhất, người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

Chúng ta thấy rằng, dẫn độ bao gồm các thủ tục pháp lý rất phức tạp giữa hai quốc gia, và chi phí sử dụng cho toàn bộ quá trình dẫn độ thường khá tốn kém, do đó, quan điểm chung của cộng đồng quốc tế là việc dẫn độ chỉ nên áp dụng với những vụ án nghiêm trọng gây nguy hại đáng kể cho xã hội, còn những hành vi ít nghiêm trọng hay gây nguy hiểm không đáng kể cho xã hội thì không nhất thiết phải áp dụng thủ tục dẫn độ mà có thể áp dụng những biện pháp đơn giản hơn. Chính vì vậy, trong các điều ước quốc tế về dẫn độ thường quy định hình phạt tối thiểu áp dụng cho đối tượng bị yêu cầu dẫn độ.

Về vấn đề này, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 cũng có quy định tương tự, theo đó khi hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam và hình phạt áp dụng đối với hành vi đó là từ một năm tù trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể tiến hành dẫn độ người đó cho quốc gia yêu cầu. Quy định này vừa thể hiện tinh thần chung của luật quốc tế về điều kiện dẫn độ người phạm, vừa

phù hợp với các quy định khác của pháp luật hình sự nước ta thể hiện ở những điểm

sau: Thứ nhất, hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ phải là hành vi phạm tội được

quy định trong Bộ luật hình sự của Việt Nam. Tại Điều 2 Bộ luật hình sự đã quy

định rõ “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải

chịu trách nhiệm hình sự”. Theo đó, nếu hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ đã

thực hiện không bị coi là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam thì Việt Nam không có nghĩa vụ phải dẫn độ người đó cho quốc gia yêu cầu. Lý giải cho quy định này là bởi thủ tục dẫn độ chỉ được áp dụng khi có người phạm tội, nhưng trong trường hợp này hành vi làm căn cứ dẫn độ được đánh giá là chưa gây nguy hại đáng kể cho xã hội thì không cần thiết phải áp dụng chế tài hình sự theo pháp luật Việt Nam. Do đó, Việt Nam không có nghĩa vụ dẫn độ đối với người

không phải là tội phạm cho nước yêu cầu. Thứ hai, ngoài việc đảm bảo người bị yêu

cầu dẫn độ đã thực hiện hành vi được coi là tội phạm theo BLHS Việt Nam, hành vi

Một phần của tài liệu Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)