Từ thực trạng áp dụng pháp luật về dẫn độ ở Việt Nam cho thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chú trọng đến việc phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dẫn độ thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý cũng như tích cực ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về dẫn độ với các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên, những kết quả mà chúng ta đạt được trong thời gian qua còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, các quy định pháp luật về dẫn độ còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế gây khó khăn trong quá trình áp dụng
BLTTHS 2003 và Luật tương trợ tư pháp năm 2007 cùng điều chỉnh vấn đề dẫn độ với tư cách là một trong các nội dung của hợp tác quốc tế về hình sự. Trong đó, BLTTHS mới chỉ quy định về cơ sơ pháp lý, mục đích và các trường hợp từ
chối dẫn độ còn Luật tương trợ tư pháp năm 2007 quy định chi tiết hơn vấn đề dẫn độ theo hướng cụ thể hóa, bổ sung những quy định còn thiếu của BLTTHS. Tuy nhiên, các quy định về mục đích dẫn độ và các trường hợp từ chối dẫn độ trong hai văn bản này còn bị trùng lặp, một số nội dung khác của dẫn độ đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập và có một số điểm chưa tương thích với các điều ước quốc tế đa phương hoặc các điều ước song phương mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể:
Về vấn đề bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ. Để hai nước trong quan hệ dẫn độ vẫn có thể tiến hành đầy đủ các thủ tục của quá trình dẫn độ thì việc bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho nước được yêu cầu có thể kịp thời ngăn chặn người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc có những hành vi gây cản trở việc dẫn độ. Trong hầu hết các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết với các nước đều có điều khoản quy định về trường hợp bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ nhưng trong BLTTHS năm 2003 hay Luật tương trợ tư pháp năm 2007 lại chưa quy định về vấn đề này. Về bản chất, việc bắt khẩn cấp người yêu cầu dẫn độ không khác biệt nhiều so với trường hợp “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp” được quy định tại điều 81 BLTTHS năm 2003, tuy nhiên, Luật tương trợ tư pháp 2007 mới chỉ có một điều luật quy định về việc các cơ
quan có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của
Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để đảm bảo cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ (Điều 41) mà không nêu rõ các biện pháp ngăn chặn
được áp dụng là những biện pháp nào, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng nên đã gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp với người bị yêu cầu dẫn độ.
Quy định về thủ tục chủ động chuyển yêu cầu dẫn độ từ Việt Nam ra nước ngoài. Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đã có những quy định rất cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận, xem xét, giải quyết các yêu cầu dẫn độ của nước ngoài gửi đến Việt Nam. Tuy nhiên, luật hiện hành chưa quy định về thẩm quyền, thủ tục, trình tự khi Việt Nam đóng vai trò là nước gửi yêu cầu dẫn độ.
với các nước đều có quy định về dẫn độ đơn giản được áp dụng với những trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ chấp nhận việc dẫn độ. Theo đó, việc dẫn độ có thể được tiến hành kể cả khi các điều kiện về thủ tục chưa hoàn tất. Quy định này cũng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế có nội dung về dẫn độ nhằm đơn giản các thủ tục dẫn độ góp phần rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho quá trình dẫn độ. Tuy nhiên, nội luật của nước ta chưa có quy định nào về vấn đề này do đó cần bổ sung để đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế, tạo cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể giải quyết các vụ án về dẫn độ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với các hiệp định về dẫn độ của Việt Nam với các nước, vấn đề dẫn độ được đề cập khá chi tiết, và tương đối phù hợp với các quy định trong Hiệp định mẫu về dẫn độ của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên bố cục của các hiệp định này còn thiếu sự đồng bộ cũng như tên gọi của các quy định, điều khoản chưa thống nhất. Chẳng hạn, với quy định
về từ chối dẫn độ hiệp định Việt Nam – Hàn Quốc quy định thành 2 điều “Bắt buộc từ
chối dẫn độ” [10, Điều 3], “Quyền tự quyết định từ chối dẫn độ” [10, Điều 4], trong khi
hiệp định Việt Nam – Ôtxtraylia thì quy định cả hai nội dung này trong cùng một điều
luật “Các trường hợp từ chối dẫn độ” [8, Điều 3], hay trong việc quy định thủ tục gửi yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo, Hiệp định Việt Nam – Ôtxtraylia quy định “thủ
tục và các tài liệu cần thiết” [7, Điều 6]. Trong khi cũng các nội dung này Hiệp định Việt
Nam - Ấn Độ lại chỉ dùng tên gọi là “Thủ tục” [7, Điều 7]…
Thứ hai, vấn đề cam kết không áp dụng hình phạt tử hình
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn quy định hình phạt tử hình với người phạm tội và không hạn chế dẫn độ đối với người có thể sẽ bị kết án tử hình. Trong khi đó, theo xu thế phát triển chung của luật quốc tế hình phạt tử hình được coi là quá nặng đối với người phạm tội nên pháp luật hình sự một số nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Âu đã bãi bỏ hình phạt này. Chính việc quy định hệ thống hình phạt nặng hơn so với hệ thống hình phạt của các nước trong khu vực và trên thế giới nên đã dẫn đến việc các nước hạn chế dẫn độ người phạm tội cho Việt Nam nếu không đảm bảo rằng người phạm tội sẽ không bị kết án tử hình. Để khắc phục
hạn chế này thì trong một số hiệp định về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước đã có quy định về cam kết không áp dụng án tử hình trong dẫn độ (như Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Belarut, hiệp định dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt - xtrây - lia…). Tuy nhiên, vì số lượng các hiệp định về dẫn độ có quy định nội dung này không nhiều. Do đó, Việt Nam cần có những thay đổi chính sách hình sự để đảm bảo sự tương thích, phù hợp với luật quốc tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dẫn độ ở nước ta.
Thứ ba, việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dẫn độ
Bên cạnh những hạn chế về các quy định của pháp luật về dẫn độ hiện hành thì quá trình thực thi, áp dụng pháp luật và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thực hiện hoạt động dẫn độ cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Pháp luật hiện hành đã quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong việc thực hiện các hoạt động về dẫn độ. Tuy nhiên, luật không quy định rõ về cơ chế phối hợp giữa những cá nhân, tổ chức này trong quá trình hoạt động cũng như chưa có các quy định nhằm đảm bảo các cơ quan thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn của mình và các chế tài xử lý khi có vi phạm.
Thứ tư, về quan hệ thân thiện giữa các quốc gia trong việc thực hiện dẫn độ
Như đã phân tích, bản chất của hoạt động dẫn độ là sự thỏa thuận giữa các quốc gia về việc chuyển giao người phạm tội từ nước được yêu cầu sang nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hoặc thi hành hình phạt. Do đó, kết quả của hoạt động này phụ thuộc nhiều vào quan hệ thân thiện giữa các quốc gia với nhau. Nếu như quan hệ giữa các nước trong việc dẫn độ không tốt thì việc dẫn độ không thể tiến hành thuận lợi. Việc có quan hệ thân thiện trong dẫn độ giữa các quốc gia phụ thuộc vào cách tiếp cận, thái độ ứng xử đối của quốc gia đối với vấn đề dẫn độ, cũng như bối cảnh chính trị và quan hệ ngoại giao giữa nước yêu cầu dẫn độ và nước được yêu cầu dẫn độ.
Ở bình diện chung nhất luật quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều thừa nhận nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế và nó
cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các yêu cầu về dẫn độ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên tắc này chưa được áp dụng nhiều do thiếu các quy phạm cụ thể điều chỉnh trực tiếp quá trình dẫn độ (hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền…) khi giữa các quốc gia chưa có hiệp định dẫn độ. Mặt khác, để áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi phải có quốc gia đề nghị và thực hiện những ưu đãi trước làm cơ sở cho quốc gia đối tác có những hành động ưu đãi tương ứng, nhưng trong thực tế các quốc gia thường có thái độ “nhường” để quốc gia đối tác đi bước đầu tiên. Vì vậy, xu hướng chung đa số các nước sẽ ký kết các điều ước quốc tế về dẫn độ để khắc phục tình trạng nêu trên. Số liệu thống kê về các vụ án được dẫn độ ở Việt Nam (được nêu ở phần 3.1.1 luận văn này) đã minh chứng cho thực trạng nêu trên. Đến nay các hiệp định song phương về dẫn độ giữa Việt Nam và các nước khác còn khá ít (khoảng 20 hiệp định) trong khi đó, rất nhiều yêu cầu dẫn độ phát sinh khi Việt Nam và quốc gia đối tác chưa có hiệp
định về dẫn độ nên việc giải quyết yêu cầu dẫn độ khó thực hiện được.
Thứ năm, một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động dẫn độ, đó là:
Các vụ án hình sự có yêu cầu dẫn độ thường phức tạp, người phạm tội thường thực hiện những tội phạm có tính chất nghiêm trọng, đôi khi tội phạm có thể được thực hiện ở nhiều quốc gia với quy mô rộng nên việc giải quyết các vụ án này thường mất nhiều thời gian hơn so với các vụ án thông thường khác. Bên cạnh đó, hoạt động dẫn độ gồm nhiều thủ tục phức tạp, có sự tham gia của nhiều cơ quan, trong đó khâu chuyển giao hồ sơ, tài liệu từ nước yêu cầu sang nước được yêu cầu và ngược lại mất nhiều thời gian đã ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Bên cạnh, những hạn chế về năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm trong hoạt động dẫn độ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về hiệu quả dẫn độ ở nước ta.