Cấu trúc tổ thành

Một phần của tài liệu Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia bạch mã thừa thiên huế (Trang 50)

Cấu trúc tổ thành phản ánh mức độ tổ hợp của các loài cây và tỷ lệ của từng loài trong quần xã thực vật rừng, là nhân tố phản ánh mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, mối quan hệ của các loài cây trong quần xã, hướng phát triển của quần xã và là chỉ tiêu cấu trúc đặc trưng trong đánh giá và phân biệt giữa các quần xã thực vật rừng khác nhau. Bên cạnh đó, tổ thành tầng cây cao ảnh hưởng rất lớn tới mật độ, mức độ đa dạng của của lớp cây tái sinh thông qua khả năng gieo giống của mỗi loài cây. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành có ý nghĩa rất quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp trong điều chế, phục hồi rừng cũng như tái sinh nhân tạo.

Về phương pháp xác định, hiện nay có 4 phương pháp thường được các nhà sinh thái học áp dụng đó là (i) tổ thành theo số cây, (ii) tổ thành theo tổng tiết diện ngang, (iii) tổ thành theo số cây và tổng tiết diện ngang và (iv) tổ thành theo số cây, tổng tiết diện ngang và tần số xuất hiện của mỗi loài. Trong đó, phương pháp 4 được đánh giá là chỉ số phản ánh rõ nét nhất mức độ ưu thế sinh thái của mỗi loài trong quần xã thực vật trong lâm phần. Vì vậy, đề tài đã lựa chọn phương pháp này để xác định cấu trúc tổ thành cho các quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào số liệu thu thập được, kết quả xác định công thức tổ thành của 3 trạng thái nghiên cứu tại VQG Bạch Mã được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 cho thấy: tại khu vực nghiên cứu, trạng thái IIB có số lượng loài xác định nhiều nhất (43 loài) so với 33 loài ở trạng thái IIIA2 và 27 loài ở trạng thái IIIA1. Kết quả này phản ánh rõ nét mức độ đa dạng và chưa ổn định về thành phân loài của trạng thái rừng phục hồi so với các trạng thái rừng có trữ lượng.

Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao của 3 trạng thái rừng tại VQG Bạch Mã

STT Trạng thái rừng Công thức tổ thành theo chỉ số IVI%

1 IIB 8,1Ng + 8,1Ba + 7,0Su + 6,7Ho + 5,2So + 64,9LK

(38loài)

2 IIIA1 12,5Ho + 7,7Kha + 7,4Gio + 6,1Cha + 5,7Go + 5,6Tho

+ 5,1So + 49,9LK (20loài)

3 IIIA2 11,6Kha + 9,6Ho + 6,4Go + 6,3Tra + 66,1LK (29loài)

Ghi chú: Xem phụ lục 4.6 để biết tên loài cây

Trong công thức tổ thành, số lượng các loài có chỉ số IVI% lớn hơn 0,5% khác nhau giữa các trạng thái nghiên cứu, biến động từ 4 loài (trạng thái IIIA2) đến 7 loài (trạng thái IIIA1). Các loài tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIB và IIIA1 chủ yếu là những loài ưa sáng, có giá trị kinh tế thấp. Ngoại trừ tổ thành của trạng thái IIIA1 có sự xuất hiện của một số loài có giá trị như Hoàng đàn giả, Giổi lá láng, Thông tre.

Công thức tổ thành của cả 3 trạng thái có điểm chung là tương đối phức tạp, hệ số tổ thành của các loài ưu thế không có sự vượt trội đáng kể. Trong khi các loài khác chiếm số lượng chủ yếu trong cấu trúc IVI% của lâm phần.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia bạch mã thừa thiên huế (Trang 50)