Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao là chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả năng sinh trưởng, triển vọng của cây tái sinh trong việc tham gia vào tầng cây cao. Trên quan điểm sinh thái học, phân bố của cây tái sinh theo cấp chiều cao là kết quả của quá trình cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây tái sinh, giữa cây tái sinh với cây bụi thảm tươi và phản ánh mức độ thích nghi của cây tái sinh với điều kiện tiểu hoàn cảnh dưới tán rừng. Trong quản lý rừng, phân bố số cây theo cấp chiều cao là cơ sở xác định tỷ lệ cây có triển vọng, cũng như dự đoán mức độ biến động và khả năng kế thừa của cây tái sinh đối với tầng cây cao. Dưới tán các quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu, phân bố số cây theo cấp chiều cao thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Phân bố số cây tái sinh dưới tán rừng theo cấp chiều cao
Cấp Hvn (m)
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha)
Trạng thái IIB Trạng thái IIIA1 Trạng thái IIIA2
N % N % N % <0,5 431 4,8 1.292 16,5 2.153 29,4 0,5÷1 1.046 11,6 1.415 18,0 1.200 16,4 1÷1,5 738 8,2 769 9,8 677 9,2 1,5÷2 1.969 22,0 923 11,8 1.046 14,4 2÷2,5 892 9,9 708 9,0 523 7,1 2,5÷3 1.292 14,4 800 10,2 400 5,5 3÷3,5 831 9,3 585 7,5 185 2,5 3,5÷4 462 5,1 308 3,9 185 2,5 4÷4,5 431 4,8 277 3,5 154 2,1 4,5÷5 154 1,7 61 0,8 154 2,1 5÷5,5 308 3,4 246 3,1 0 0,0 5,5÷6 0 0,0 154 2,0 154 2,1 ≥6 431 4,8 308 3,9 492 6,7
Cấp Hvn (m)
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha)
Trạng thái IIB Trạng thái IIIA1 Trạng thái IIIA2
N % N % N %
Tổng 8.985 100,
0 7.846 100,0 7.323 100,0
Hình 4.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của các trạng thái nghiên cứu
Bảng 4.5 và hình 4.1 cho thấy cây tái sinh dưới tán có sự phân cấp rõ rệt trong từng trạng thái và không đồng đều giữa các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu. Ở trạng thái IIB, số lượng cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 0,5m chỉ chiếm 4,8% trong tổng số 8.958 cây/ha trong khi ở trạng thái IIIA1 con số này là 16,5% và 29,4% ở trạng thái IIIA2. Đặc điểm này minh chứng mức độ phong phú về nguồn hạt giống, điều kiện thuận lợi cho quá trình nẩy mầm của hạt giống ở hai trạng thái IIIA1 và IIIA2. Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản nhất trong phân bố số cây theo cấp chiều cao giữa các trạng thái nghiên cứu.
Điểm giống nhau của cả 3 trạng thái là (i) số lượng cây tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 2m chiếm chủ yếu (46,6% ở trạng thái IIB, 56,1% ở trạng thái IIIA1 và 69,4% ở trạng thái IIIA2) và (ii) giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Trên quan
điểm sinh thái học, ở giai đoạn đầu của quá trình tái sinh, khi hạt của cây rừng tiếp xúc với bề mặt đất và nhận đủ độ ẩm, nhiệt độ chúng có xu hướng nẩy mầm đồng loạt theo đám hoặc cụm và đôi khi là diễn ra đều trên mặt đất. Khi chiều cao của chúng tăng lên, nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡng khoáng tăng dần và đây cũng là giai đoạn cạnh tranh theo quy luật chọn lọc tự nhiên khắc nghiệt nhất bởi quá trình cạnh tranh không chỉ xẩy ra giữa các cây tái sinh mà còn với lớp cây bụi thảm tươi vốn đang chờ đợi cơ hội để vươn lên khi tán rừng được mở, ánh sáng chiếu xuống nhiều hơn. Chính vì vậy, rất nhiều cây con tái sinh bị chết ở giai đoạn này, chỉ còn ít cây có khả năng chiến thắng cạnh tranh của cây bụi, thảm tươi và chịu đựng được giới hạn tối thiểu của điều kiện ánh sáng hạn chế dưới tán mới có khả năng tồn tại. Đây cũng là đặc điểm giảm số lượng cá thể theo tuổi của lớp cây tái sinh của rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều nghiên cứu khẳng định.
Khi xem xét trên phương diện tổng thể, tỷ lệ cây có triển vọng (Hvn ≥ 2m) tại khu vực nghiên cứu tương đối cao. Thực tế này phần nào phản ánh tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của trạng thái IIB cũng như triển vọng kế cận ở mức “an toàn” của lớp cây tái sinh dưới tán trạng thái IIIA1 và IIIA2.