Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sắp xếp của các cá thể cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang. Trên quan điểm sinh vật học cũng như sinh thái học, đây là một trong số các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tái sinh của mỗi loài cây, khả năng phát tán và mức độ phong phú của hạt giống cũng như mức độ thuận lợi của điều kiện tiểu hoàn cảnh rừng trong quá trình nảy mầm và sinh trưởng của cây con.
Trong kinh doanh, đánh giá phân bố số cây tái sinh trên bề mặt đất là cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động nhằm điều tiết, xúc tiến cũng như bổ sung cây tái sinh tạo nên một lớp cây tái sinh không chỉ có cấu trúc mà còn có phân bố hợp lý góp phần tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng cũng như tạo nên một thế hệ kế cận đáp ứng mục đích kinh doanh đề ra.
Trong đề tài này, phân bố số cây tái sinh trên bề mặt đất được đánh giá thông qua phân bố Poisson và được thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Phân bố số cây tái sinh trên bề mặt đất tại khu vực nghiên cứu
STT Trạng thái n±SD (cây/odb) 2 x S ω Dạng phân bố 1 IIB 22 ± 5,5 39,14 1,77 Cụm 2 IIIA1 20 ± 10,6 104,58 5,23 Cụm 3 IIIA2 18 ± 6,8 42,67 2,37 Cụm
Trong 13 ô tiêu chuẩn nghiên cứu thuộc mỗi trạng thái nghiên cứu, số lượng cây tái sinh trung bình biến động từ 18 cây/ôtc (trạng thái IIIA1) đến 22 cây/ôtc (trạng thái IIB). Kết quả tính cho thấy các giá trị ω thu được đều lớn hơn 1 chứng tỏ phân bố của cây tái sinh dưới tán ở dạng cụm và mật độ của các cụm biến động rất mạnh trên bề mặt đất dưới tán các trạng thái rừng. Kết quả này phản ánh khả năng gieo giống tại chỗ của cây mẹ trong các trạng thái tương đối tốt.
4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên ở các lỗ trống trong rừng