Cấu trúc mật độ, độ tàn che và LAI

Một phần của tài liệu Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia bạch mã thừa thiên huế (Trang 51)

Mật độ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh số lượng cá thể của mỗi loài trên một đơn vị diện tích (thường là số cây/ha), là chỉ tiêu phản ánh mức độ quan hệ giữa các loài cây, phản ánh khả năng thích nghi của cây rừng đối với môi trường sống và mức độ tận dụng điều kiện lập địa của quần xã. Theo quy luật phát triển, mật độ của quần xã thực vật rừng có xu hướng giảm xuống khi mức độ ổn định của chúng tăng lên.

Độ tàn che là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ che phủ của hình chiếu tán lá tầng cây gỗ trên diện tích đất rừng, là nhân tố cấu trúc quan trọng điều tiết lượng ánh sáng trực xạ xuống bề mặt đất góp phần tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng đặc trưng, môi trường cho nhiều loài cây gỗ tái sinh, sinh trưởng và phát triển.

Chỉ số diện tích lá cây rừng (LAI) là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ giữa tổng diện tích (1 mặt) của tán lá trên một đơn vị diện tích (m2/m2), đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và điều khiển mối liên hệ giữa sinh quyển và khí quyển thông qua quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước. Trong nghiên cứu sinh thái rừng, đánh giá và giám sát phân bố, biến động của LAI rất có ý nghĩa trong quá trình dự đoán khả năng sinh trưởng và sức sống của thảm thực vật nói chung. Trong giới hạn một quần xã, LAI cùng với độ tàn che và các nhân tố cấu trúc khác của tầng cây cao có ảnh hưởng nhất định đến mức độ đa dạng cũng như khả năng sinh trưởng của lớp cây tái sinh dưới tán rừng.

Tại khu vực nghiên cứu, mật độ, độ tàn che và LAI được tổng hợp trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cấu trúc mật độ, độ tàn che và LAI của các QXTVR nghiên cứu

STT Trạng thái

rừng

Mật độ ± SD

(cây/ha) Độ tàn che ± SD LAI ± SD (m

2/m2)

1 IIB 415±62a 0,68±0,14a 3,35±0,56a

2 IIIA1 532±76b 0,78±0,09a 4,38±0,72b

3 IIIA2 463±64a 0,76±0,11a 3,52±0,66a

Ghi chú: a,b,c là các chỉ số biểu thị mức độ đồng nhất và sai khác sau khi kiểm tra bằng tiêu chuẩn U Mann-Whitney (p<0,05), SD là sai tiêu chuẩn của các đại lượng quan sát.

Như vậy, mật độ tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu biến động từ 415 cây/ha (trạng thái IIB) đến 532 cây/ha (trạng thái IIIA1) với khoảng biến động của các trị số quan sát so với giá trị trung bình tương ứng từ 62 đến 76 cây/ha. Căn cứ kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn U Mann-Whitney với xác xuất p<0,05, mật độ tầng cây cao của hai trạng thái IIB và IIIA2 tương đối đồng nhất và sai khác rõ rệt với mật độ của trạng thái IIIA1.

Độ tàn che của tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu tương đối cao, biến động từ 0,68 (trạng thái IIB) đến 0,78 (trạng thái IIIA1) với mức độ tập trung của các trị

số quan sát trong khoảng từ 0,09÷0,14. Tuy nhiên, khác với mật độ, độ tàn che của các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu chưa có sự sai khác rõ rệt.

Tương tự mật độ, chỉ số tán lá tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu đạt giá trị thấp nhất ở trạng thái IIB (3,35 m2/m2) và cao nhất ở trạng thái IIIA1 (4,38 m2/m2). Chỉ số này chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa trạng thái IIB và IIIA2. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau rõ rệt khi so sánh với trạng thái IIIA1 bằng tiêu chuẩn U Mann-Whitney.

Như vậy, cấu trúc mật độ, độ tàn che và LAI của trạng thái IIB thấp hơn so với 2 trạng thái IIIA1 và IIIA2. Tuy nhiên, độ tàn che của cả 3 trạng thái chưa có sự sai khác rõ rệt. Trong khi, mật độ và LAI của trạng thái IIB và IIIA2 có sự sai khác rõ rệt khi so sánh với trạng thái IIIA1. Kết quả này đã phản ánh một phần mức độ ảnh hưởng không đồng đều của yếu tố nhân tác đối với từng trạng thái.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia bạch mã thừa thiên huế (Trang 51)