Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 32)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.2Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mạ

Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam:

Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của BIDV năm 2012

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tín dụng tại BIDV năm 2012

(Nguồn: Báo cáo thường nien 2012, BIDV)

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong cơ cấu tín dụng của BIDV tới 63%, kế đến là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh 21%, cho vay lĩnh vƣc tƣ nhân cá thể chỉ chiếm có 14% trên tổng dƣ nợ của BIDV. Nhƣ vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng của BIDV chủ yếu đến từ cho vay khối khách hàng doanh nghiệp.

33

Bảng 2.5 Chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV năm 2008-2012

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tuyệt đối %/tổng dƣ nợ Số tuyệt đối %/tổng dƣ nợ Số tuyệt đối %/tổng dƣ nợ Số tuyệt đối %/tổng dƣ nợ Số tuyệt đối %/tổng dƣ nợ Nợ đủ tiêu chuẩn 103.186 74,92% 146.917 80,08% 189.239 85,57% 215.065 85,22% 252.608 86,41% Nợ cần chú ý 30.817 22,37% 31.373 17,10% 25.932 11,73% 29.822 11,82% 31.250 10,69% Nợ dƣới tiêu chuẩn 2.544 1,85% 3.364 1,83% 3.420 1,55% 4.824 1,91% 5.537 1,89% Nợ nghi ngờ 381 0,28% 783 0,43% 753 0,34% 386 0,15% 709 0,24% Nợ có khả năng mất vốn 807 0,59% 1.022 0,56% 1.817 0,82% 2261 0,90% 2.231 0,76% Tổng 137.735 100% 183.459 100% 221.161 100% 252.358 100,00% 292.335 100% Nợ xấu 3.732 2,71% 5.169 2,82% 5.990 2,71% 7.471 2,96% 8.477 2,90%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009-2012, BIDV) Ghi chú: Số liệu trên chỉ bao gồm dư nợ của khách hàng là doanh nghiệp

Năm 2008, BIDV tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mở rộng xếp hạng tín dụng đối với toàn bộ nền khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này đã giúp BIDV kiểm soát đƣợc chặt chẽ danh mục tín dụng theo thông lệ quốc tế, chất lƣợng tín dụng ngày càng nâng cao, nợ xấu của khối khách hàng doanh nghiệp của BIDV giảm còn 2,71%. Đây chính là kết quả của việc BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu nhƣ: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế; kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng; hạn chế cho vay

34

những khách hàng có nợ xấu; tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu; xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý rủi ro và bán nợ… Trong đó nguyên nhân chính làm cho nợ xấu năm 2008 giảm là thu hồi nợ.

- Xử lý rủi ro 791 tỷ đồng chiếm 21,2% tổng nợ xấu, giảm chủ yếu là do các biện pháp tự thu nợ chứ không phải bằng biện pháp chính là xử lý rủi ro.

- Chuyển nhóm nợ xấu lên nợ nhóm 1, 2 là 1.433 tỷ đồng, chiếm 38,4% tổng nợ xấu giảm năm 2008 do trong năm 2007 và 2008 nền kinh tế của nƣớc ta tăng trƣởng mạnh, tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bằng việc xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu của các khách hàng, BIDV đã đƣa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt và có thiện chí trả nợ góp phần giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn và trả đƣợc nợ ngân hàng.

- Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, BIDV kiên quyết chuyển xuống nhóm 5 để xử lý rủi ro làm sạch bảng cân đối tài sản.

- Bán nợ: BIDV đã triển khai mạnh mẽ và quyết liệt công tác bán các khoản nợ xấu và một số khoản nợ có dấu hiệu khó thu hồi cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp và các đơn vị khác, góp phần làm giảm nợ xấu nội bảng và tận thu nợ ngoại bảng, tăng đáng kể lợi nhuận ngân hàng. Tổng dƣ nợ gốc bán trong năm 2008 là 983 tỷ đồng với tổng giá bán là 408 tỷ đồng, bình quân đạt 41,5% dƣ nợ gốc.

- Công tác miễn giảm lãi treo tồn đọng đƣợc sử dụng là một biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng trả hết nợ gốc góp phần làm lành mạnh hoá tài chính ngân hàng. Tổng số nợ miễn giảm năm 2008 trên 315 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ nhóm 2 đã giảm đáng kể, năm 2008 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 22% và giảm dần đến năm 2012 còn 11% là do BIDV đã thực hiện phân loại khách hàng ngay khi bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hƣớng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Chỉ cho vay mới đối với những khách hàng xếp nhóm 1 (khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo khả năng trả nợ).

35

kể và duy trì đƣợc tỷ lệ nợ xấu giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 nhỏ hơn 3%.

Những kết quả vô cùng to lớn trên đây là không thể phủ nhận những nỗ lực của BIDV đang cố gắng nâng cao chất lƣợng tín dụng, kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên trên đây chỉ là những con số báo cáo thể hiện trên bảng cân đối tại thời điểm 31/12 cuối mỗi năm. Một vấn đề đặt ra là trong suốt thời gian từ ngày 1/1 đến thời điểm 30/12 hàng năm thì chất lƣợng tín dụng thực sự là nhƣ thế nào? Đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm và chỉ có thể nói bản thân tự cán bộ tín dụng, bản thân từng chi nhánh riêng lẻ mới biết đƣợc thực trạng nợ xấu của mình đến đâu và ở mức độ nào. Một thực tế đang diễn ra là hiện tƣợng đảo nợ vẫn còn tồn tại, đây là hiện tƣợng tƣơng đối phổ biến tại mỗi chi nhánh của BIDV, việc đảo nợ thƣờng diễn ra vào tháng 12 hàng năm nhằm mục đích thời điểm 31/12 khách hàng chuyển lên nợ nhóm 1 và làm ra lợi nhuận cho Ngân hàng nhƣng thực chất lợi nhuận này là từ tiền của chính Ngân hàng (khi cho vay đảo nợ thì lãi nhập gốc cho vay thành khoản mới). Để minh chứng cho điều này bây giờ chúng ta xem xét một chi nhánh BIDV Tây Sài Gòn cụ thể trên địa bàn TPHCM (đƣợc thành lập từ năm 2003).

36

Bảng 2.6 Chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh BIDV Tây Sài Gòn trên địa bàn TPHCM

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Năm 2013 T 11 T 12 T 11 T 12 T 11 T 12 T 11 T 12 T 11 T 12 T 6 Dƣ nợ tín dụng 1.832 1.878 2.223 2.247 2.258 2.305 1.347 1.104 867 903 1.098 Tỷ lệ nợ quá hạn 3,9% 1,2% 19,8% 10,4% 75,0% 73,0% 48,0% 31,0% 16,6% 10,4% 3,8% Tỷ lệ nợ xấu 6,10% 0,60% 9,80% 8,60% 42,60% 39,41% 35,24% 30,38% 0,91% 0,87% 2,53% Dƣ lãi treo 52,34 10,28 50,56 35,65 215 221 138 114 4,05 4,50 12,8 Lợi nhuận trƣớc DPRR 6,56 54 7 28 -12,16 -4,98 -7,34 3,04 3,67 7,06 8,36

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2008-2012 của BIDV Tây Sài Gòn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là kết quả hoạt động kinh doanh của một chi nhánh BIDV trên địa bàn TP.HCM đƣợc thành lập năm 2003. Chúng ta nhận thấy năm 2008 Chi nhánh có sự chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh tƣơng đối lớn, chỉ trong vòng 1 tháng tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,9% xuống còn 1,2%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,1% xuống còn 0,6%, số dƣ lãi treo giảm mạnh từ 52,34 tỷ xuống còn 10,28 tỷ đồng và kéo theo đó là lợi nhuận tăng đột biến từ 6,56 tỷ đồng lên 54 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu những số liệu trên có phản ánh đúng thực chất tín dụng của chi nhánh này hay không? Khi chỉ trong một tháng chi nhánh đã thu đƣợc 42 tỷ đồng lãi treo và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,1% xuống chỉ còn 0,6%? Qua năm 2009 tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã giảm sút rất nhiều, dƣ nợ thì tăng lên nhƣng lợi nhuận giảm đi 50% so với năm trƣớc, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, lãi treo không thu đƣợc tăng lên. Lý do ở đây là trong

37

năm 2009 BIDV triển khai toàn hệ thống dự án TA2, theo dự án này thì quy trình tín dụng đƣợc thay đổi hoàn toàn, khâu tín dụng đƣợc tách bạch riêng biệt thành quan hệ khách hàng và quản trị tín dụng (trƣớc kia là chỉ có một khâu cán bộ tín dụng làm toàn bộ hồ sơ từ khâu tiếp nhận đến khâu giải ngân và quản lý hồ sơ), do đó những khoản nợ xấu bắt đầu hiện ra và không thể che dấu đƣợc nữa. Hậu quả có thể thấy rõ ở tháng 11 năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tới 75% (tƣơng đƣơng 1.694 tỷ đồng), số dƣ lãi treo không thu hồi đƣợc lên tới 215 tỷ đồng và kéo theo đó là lợi nhuận -12,16 tỷ đồng, đây là hậu quả tất yếu của việc quản lý tín dụng lỏng lẻo, cho vay không theo quy trình của bản thân Chi nhánh và sự kiểm soát tín dụng không chặt chẽ của hội sở chính. Một điều đáng nói ở đây là một năm thƣờng có không dƣới 5 đoàn thanh tra ( trong đó có cả những đoàn kiểm tra của NHNN, cả các đơn vị kiểm toán độc lập), kiểm tra hồ sơ tín dụng nhƣng vẫn đề tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, cho vay sai quy trình… xảy ra và không ngăn chặn xử lý kịp thời dẫn đến nợ xấu tăng cao, lãi treo không thu đƣợc. Trong năm 2011, do Chi nhánh kinh doanh bị thua lỗ, nợ xấu tăng cao, BIDV Hội sở chính đã triển khai một số biện pháp nhằm tái cơ cấu Chi nhánh. Cụ thể: Áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tín dụng, cách chức Giám đốc Chi nhánh, sa thải một số cán bộ tín dụng và trƣởng phòng tín dụng, kỷ luật một số các bộ có liên quan…Xử lý dự phòng rủi ro xuất ngoại bảng là 1.438 tỷ nợ xấu. Năm 2010 tổng dƣ nợ của Chi nhánh là 2.305 tỷ đồng nhƣng đến cuối năm 2011 tổng dƣ nợ chỉ còn 1.104 tỷ đồng. Năm 2012 tổng dƣ nợ giảm xuống còn 903 tỷ đồng là do BIDV Hội sở chính tiếp tục xử lý dự phòng rủi ro xuất ngoại bảng 300 tỷ đồng. Hiện nay Chi nhánh đang cố gắng tập trung thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng là 1.700 tỷ đồng.

Trên đây chỉ là ví dụ điển hình tại một chi nhánh có qui mô nhỏ trên địa bàn TPHCM, qua đây chúng ta có thể thấy đƣợc tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Không chỉ dựa trên báo cáo thời điểm cuối năm và mặc dù có kiểm toán của một công ty kiểm toán hàng đầu mà đánh giá thực đƣợc thực trạng tín dụng của Ngân hàng.

38

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 32)