5. Cấu trúc của luận văn:
2.5.1. Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạ
nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và nguyên nhân tồn tại:
2.5.1. Những tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam:
- Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV là tƣơng đối thông thoáng, thể hiện ở chỗ với khách hàng xếp loại A đƣợc vay tín chấp với tỷ lệ tài sản đảm bảo/nợ vay là 50%, khách hàng xếp loại AA đƣợc vay tín chấp với tỷ lệ tài sản đảm bảo/nợ vay là 30% và với khách hàng xếp loại AAA, hệ số nợ nhỏ hơn 2,5 thì đƣợc vay tín chấp với tỷ lệ tài sản đảm bảo là 0%, đây có thể là lỗ hổng có thể xảy ra
61
rủi ro tín dụng cao. Ngoài ra chính sách nhận tài sản đảm bảo của BIDV cũng tƣơng đối thoáng. Đã rất nhiều trƣờng hợp phát mại tài sản đảm bảo nhƣng không thể phát mại đƣợc vì không có ngƣời mua.
- Quy trình cấp tín dụng: mặc dù BIDV đã ban hành quy trình tín dụng mới tách bạch giữa 2 khâu là bộ phận QHKH và QTTD, tuy nhiên việc để cán bộ QHKH tự định giá tài sản đảm bảo và đề xuất tín dụng là có nguy cơ rủi ro rất cao nhƣ đã phân tích ở trên đây.
- Đội ngũ lãnh đạo: Đội ngũ lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo Chi nhánh có vai trò rất lớn trong công tác quản trị tín dụng, hầu hết những ngƣời này đều có thâm niên làm việc trên dƣới 30 năm, đƣợc làm việc trong môi trƣờng nhà nƣớc cho nên phần nào tƣ duy còn bảo thủ, quan liêu, làm việc dựa trên tình cảm là chủ yếu, mặt khác chế độ luân chuyển lãnh đạo Chi nhánh thƣờng rất ít xảy ra cho nên thƣờng một giám đốc chi nhánh giữ chức vụ từ 15 đến 20 năm là chuyện bình thƣờng, điều này làm cho nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng rất cao.
- Công nghệ thông tin: Hệ thống công nghệ thông tin (trƣơng chình chạy phần mềm các sản phẩm của BIDV) mặc dù đã đƣợc nâng cấp rất nhiều tuy nhiên còn nhiều bất cập, đặc biệt là phân hệ tín dụng, các lãnh đạo bộ phận tín dụng có thể dễ dàng cơ cấu lại lịch trả nợ của khách hàng, chính vì điều này mà việc chuyển từ nợ quá hạn sang nợ tốt trở lên dễ dàng (ví dụ: 1 khách hàng có nợ quá hạn đến ngày 29, qua ngày cuối tháng lãnh đạo bộ phận QHKH chuyển lịch trả nợ của khách hàng này sang ngày mồng 1 tháng sau, nhƣ vây đƣơng nhiên khách hàng này đang từ nợ quá hạn thành nợ trong hạn. Mục đích của việc này là để lấy số liệu cuối tháng báo cáo và lãi treo đƣợc hạch toán vào thu nhập). Chính vì vậy mà số liệu trên báo cáo không phản ánh đúng thực trạng tín dụng của Ngân hàng. Hiện tại nhƣ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vận dụng trên phân hệ tín dụng là chỉ cho phép nhập thông tin trên hệ thống tín dụng ngay khi khai báo, còn trong quá trình vay nếu thực hiện điều chỉnh bất kỳ thông tin nào liên quan đến lịch trả nợ thì hệ thống tự động chuyển nhóm khách hàng này.
62