Nguyên nhân mang tính lịch sử:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 38)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.3.1.1 Nguyên nhân mang tính lịch sử:

Đầu năm 1990, bằng Quyết định số 1300 Chính phủ đã giao cho BIDV số tiền là 300 tỷ đồng để cho vay các công ty, doanh nghiệp nhà nƣớc, góp phần cứu họ khỏi tình trạng phải ngừng sản xuất, giải thể, tham gia vào khôi phục nền kinh tế đất nƣớc. Với nỗ lực cố gắng của toàn ngành, BIDV phải tự lo vốn cho đầu tƣ phát triển nền kinh tế và từ năm 1991, với chủ trƣơng xóa bỏ bao cấp, thực hiện chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, từng bƣớc xóa bỏ bao cấp trong đầu tƣ, nâng cao hiệu quả đầu tƣ.

Khi bƣớc vào nền kinh tế đa thành phần, vƣơn tới để hội nhập kinh tế quốc tế, BIDV đã phải mở rộng, đa dạng hóa trong quan hệ tín dụng phục vụ khách hàng. Với trọng tâm theo chỉ đạo là cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc, các Tổng Công ty, các công ty, ngành kinh tế đƣợc gọi là then chốt của đất nƣớc.

Mặc dù chuyển sang cơ chế vay, trả nhƣng nhiều DNNN, Tổng Công ty, công ty vẫn còn mang nặng tƣ tƣởng bao cấp, coi vay là đƣợc cấp, ít nghĩ tới trách nhiệm trả nợ, nếu không trả đƣợc nợ thì có văn bản trình xin nhà nƣớc cho hoãn, giãn thời gian trả nợ, giảm lãi suất, khoanh nợ…Khi vay vốn của ngân hàng để đầu tƣ thì hầu nhƣ không có tài sản thế chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc đăng ký giao dịch đảm bảo còn gặp nhiều trở ngại do việc chứng minh “tài sản không có nguồn gốc từ vốn ngân sách nhà nƣớc” để đƣợc đăng ký giao dịch đảm bảo.

Rất nhiều dự án đầu tƣ đƣợc duyệt kể cả dự án quan trọng từ các bộ, ngành đến các địa phƣơng đều không đƣợc bố trí đủ vốn đầu tƣ cần thiết. Có những dự án nhập thiết bị toàn bộ hàng trăm triệu USD trong khi vốn đối ứng trong nƣớc chỉ đƣợc ghi đôi ba chục tỷ đồng dẫn đến tình trạng chủ đầu tƣ công trình đã sử dụng vốn của ngân

39

hàng, khi công trình hoàn thành không đáp ứng đƣợc khả năng thanh toán, dẫn đến thua lỗ triền miên kéo dài, nợ vay ngân hàng trở thành nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)