5. Cấu trúc của luận văn:
2.3.2.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ:
Hiện nay tổ kiểm tra nội bộ tại chi nhánh đã không còn tồn tại mà tất cả đƣợc chuyển về hội sở chính, BIDV định kỳ hàng quý giao các Chi nhánh tự tổ chức kiểm tra tín dụng do vậy chất lƣợng kiểm tra còn hạn chế, có những trƣờng hợp vi phạm quy chế cho vay và để phát sinh nợ xấu nhƣng do tự Chi nhánh kiểm tra cho nên vẫn che dấu những sai phạm của mình, đây là những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Ngoài ra các Chi nhánh cũng sẽ có một vài đoàn thanh tra của BIDV trung ƣơng, tuy nhiên do trong cùng hệ thống cho nên tính cả nể và dựa trên các mối quan hệ mà các hồ sơ tín dụng xấu, cho vay sai quy trình vẫn chƣa đƣợc xử lý triệt để, chỉ khi nào khoản vay đó thực sự đổ bể mới đƣợc đƣa ra ánh sáng. Chính vì sự lỏng lẻo trong công tác kiểm tra
43
nội bộ khiến nợ xấu tiềm ẩn của BIDV là rất lớn, số liệu trên sổ sách báo cáo không phản ánh đúng thực sự chất lƣợng tín dụng tại BIDV.
Rủi ro phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng:
Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc của BIDV đều có chỉ đạo tín dụng trong từng thời kỳ tuy nhiên việc chỉ đạo của hệ thống chƣa mang tính định hƣớng chƣa đi trƣớc đón đầu sự biến động của thị trƣờng. Mà một lƣợng lớn vốn tín dụng của BIDV tham gia vào thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán trong thời gian là ví dụ.
Việc xác định thị trƣờng và lĩnh vực cho vay của ngân hàng trong thời gian qua tại BIDV cũng chƣa đƣợc cụ thể, Hội sở chính chỉ giám sát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh thông qua giới hạn tín dụng, tỷ số dƣ nợ trên huy động vốn bình quân (hệ số k), hệ số dƣ nợ vay trung dài hạn trong tổng dƣ nợ nhƣng không có sự phân định tín dụng theo đặc điểm, ƣu thế của vùng miền.
Chính sách tín dụng hiện hành là tƣơng đối thoáng cho các doanh nghiệp vay vốn, ví dụ nhƣ khách hàng xếp loại AAA, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 2,5 lần thì đƣợc vay tín chấp 100%, chính sách nhận tài sản đảm bảo nợ vay còn khá thoáng đặc biệt là cho thế chấp bằng quyền đòi nợ của khách hàng,… Từ việc đƣa ra chính sách tín dụng thoáng dẫn đến một số cán bộ tín dụng cùng lãnh đạo vận dụng cho khách hàng vay vốn để trục lợi và hầu hết các khách hàng này đều tiềm ẩn rủi ro nợ xấu.
Sản phẩm tín dụng của BIDV trong thời gian qua chủ yếu là sản phẩm tín dụng truyền thống, có các sản phẩm tín dụng mới nhƣ cho vay mua ôtô, cho vay du học, vay kinh doanh bất động sản… tuy nhiên các sản phẩm tín dụng mới còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai thực tế. Vì vậy rủi ro tín dụng của ngân hàng chƣa đƣợc phân tán mà chủ yếu tập trung vào các ngành nghề truyền thống, thế mạnh của BIDV nhƣ cho vay xây lắp, thƣơng mại…tín dụng bán lẻ đang đƣợc chú trọng nhƣng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dự nợ tại BIDV (năm 2012 chỉ chiếm 14% trên tổng dƣ nợ).
44
Rủi ro từ quy trình cấp tín dụng:
Hiện tại theo quy trình cấp tín dụng mới tại BIDV thì khâu định giá tài sản đảm bảo thuộc về cán bộ QHKH, nhƣ vậy cán bộ QHKH tự định giá tài sản đảm bảo và tự đề xuất tín dụng, điều này rất dễ xay ra rủi ro và tiêu cực trong khâu cấp tín dụng, mặc dù trên thực tế việc định giá còn qua bộ phận QLRR thẩm tra lại nhƣng thƣờng thì vẫn giữ nguyên giá định giá của bộ phận QHKH vì nhiều lý do (chẳng hạn nhƣ tờ trình định giá đã qua lãnh đạo bộ phận QHKH ký cho nên có tâm lý ngại va chạm với sếp vì vậy mặc dù biết giá không hợp lý nhƣng vẫn đồng ý). Trên thực tế cho thấy nhiều cán bộ QHKH cấu kết với khách hàng định giá cao tài sản đảm bảo để vay ké khách hàng không phải là hiếm.
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ:
Tuổi đời của cán bộ BIDV bình quân là 32 tuổi, đây là lực lƣợng trẻ, đầy nhiệt huyết, tuy nhiên lòng yêu ngành, yêu nghề chƣa cao. Vì vậy bên cạnh đào tạo nghiệp vụ thì vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ cần đƣợc quan tâm. Thực tế có những rủi ro đã xảy ra do sự biến chất của cán bộ tín dụng gây thất thoát cho BIDV lên đến hàng trăm tỷ đồng/vụ việc. Hậu quả nặng nề nhƣng vấn đề khắc phục không đơn giản.
Sự bố trí nhân sự không hợp lý cũng sẽ dẫn đến móc ngoặc, bè phái gây nên rủi ro tín dụng.
Sự chèn ép, áp đặt của lãnh đạo cộng với sự thiếu chính kiến của cán bộ tín dụng cũng tạo nên nhiều rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là trong công tác tín dụng.
Có thể nói để nợ xấu phát sinh chủ yếu là do sự suy đồi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH và lãnh đạo phụ trách, một khoản vay nếu xét duyệt theo đúng quy trình tín dụng đã đƣợc BIDV ban hành thì tỷ lệ nợ xấu xảy ra là rất thấp, đa phần nếu xảy ra nợ xấu là do khách quan hoặc lý do bất khả kháng.
Thiếu sự kiểm tra, giám sát sau khi cho vay:
45
quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp có sự thẩm định của cả hội đồng tín dụng, tuy nhiên sau khi cho vay thì việc kiểm tra sử dụng vốn vay là trách nhiệm của cán bộ QHKH và lãnh đạo phụ trách. Tuy nhiên đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều đƣợc cán bộ QHKH thực hiện đối phó, hình thức, không xuống thực tế doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích và đây là nguy cơ rất lớn dẫn đến rủi ro tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao:
Tốc độ tăng trƣởng quá nhanh, vƣợt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng nhƣ nguồn vốn của ngân hàng hay còn gọi là căn bệnh thành tích. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng là không đều trong năm, lúc thì tăng trƣởng quá nóng để đạt chỉ tiêu đƣợc giao, lúc lại thắt chặt tín dụng không giải ngân cho khách hàng, điều này đem lại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và thực tế điều này đang diễn ra tại BIDV. Trong thời kỳ tăng trƣởng tín dụng quá nóng thì Ngân hàng sẽ khó kiểm soát rủi ro tín dụng do các điều kiện tín dụng đƣợc nới lỏng và tiềm ẩn rủi ro rất lớn.