0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nguyên nhân tồn tại những bất cập trên trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

5. Cấu trúc của luận văn:

2.5.2. Nguyên nhân tồn tại những bất cập trên trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách

dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam:

- Về chính sách tín dụng: Sở dĩ BIDV phải vận dụng chính sách cấp tín dụng thông thoáng là vì hiện tại khách hàng doanh nghiệp tại BIDV có tới một phần ba là khách hàng doanh nghiệp quốc doanh, số lƣợng tổng công ty hoặc các tập đoàn lớn cũng chiếm tỷ lệ khá cao, do vây để phục vụ và đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhóm khách hàng này buộc phải áp dụng chính sách tín dụng thông thoáng, cụ thể là tỷ lệ tín chấp rất cao do các tổng công ty, các doanh nghiệp quốc doanh thƣờng vay số vốn khá lớn nhƣng tài sản đảm bảo thì không thể nào đủ đƣợc.

- Quy trình cấp tín dụng: BIDV chỉ mới thực hiện dự án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2 (TA2) và ban hành quy trình cấp tín dụng mới theo dự án này ngày 14/7/2009, hiện tại BIDV vẫn đang dần hoàn thiện quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, qua đó dần khắc phục những tồn tại bất cập trong quy trình cấp tín dụng để ngày càng quản trị rủi ro tín dụng một cách tốt nhất.

- Về đội ngũ lãnh đạo: BIDV là một doanh nghiệp nhà nƣớc cho nên các quy trình đề bạt hay thăng chức đều phải theo một quy trình, mặt khác nạn chạy chức chạy quyền còn tồn tại cho nên dễ xảy ra tiêu cực trong quá trình công tác.

63

Kết luận chƣơng 2

Nhìn chung chất lƣợng tín dụng của BIDV đã duy trì ở mức độ ổn định từ năm 2008 đến năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%. Bên cạnh đó, công tác quản trị tín dụng tai BIDV vẫn còn những lỗ hổng làm méo mó chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống. Trong chƣơng hai đã nêu lên đƣợc thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV, những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và những tồn tại và nguyên nhân còn tồn tại những bất cập trong công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại BIDV. Trong chƣơng ba sẽ đề cập đến những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV và một số kiến nghị với Chính Phủ với NHNN.

64

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2015:

- Phấn đấu đến năm 2015 quy mô Vốn chủ sở hữu đạt mức trên 45.000 tỷ đồng, đảm bảo hệ số an toàn vốn CAR theo quy định của NHNN và hƣớng đến thông lệ quốc tế, thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc.

- Tập trung tối đa nguồn lực và các biện pháp để xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính; kiểm soát nợ xấu đảm bảo nằm trong mục tiêu giới hạn cho phép và theo đúng lộ trình để đạt chuẩn thông lệ.

- Cân đối nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chính trị phù hợp với hiệu quả kinh doanh của hệ thống tăng trƣởng lợi nhuận ở mức hợp lý để đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức cạnh tranh phù hợp, đảm bảo thu nhập của ngƣời lao động phù hợp với kết quả kinh doanh.

- Tổ chức và hoạt động kinh doanh theo hƣớng gia tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, trong đó giải quyết triệt để tình trạng suy giảm chất lƣợng, kinh doanh thua lỗ của các chi nhánh phải tái cơ cấu, các đơn vị trực thuộc, liên doanh liên kết hoạt đọng kém hiệu quả.

- Quyết liệt và kiên định thực hiện tái cơ cấu trúc nền khách hàng gắn với điều chỉnh chính sách lĩnh vực ngành nghề, sản phẩm dịch vụ góp phần cải thiện chất lƣợng, hiệu quả hoạt động cũng nhƣ định hạng tín nhiệm của BIDV.

- Đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, phấn đấu nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trƣờng về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ thông qua các giải pháp tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu và hƣớng tới khách hàng.

65

đảm bảo thu nhập của cán bộ nhân viên phù hợp với kết quả kinh doanh.

- Nhanh chóng tái cấu trúc nền tảng công nghệ thông tin để trở thành công cụ then chốt tạo sự phát triển đột phá, bắt kịp và đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ chính trên thị trƣờng.

- Phát triển mạng lƣới hiệu quả gắn với chuẩn hóa nhận diện thƣơng hiệu ở trong nƣớc và trên các thị trƣờng nƣớc ngoài.

3.1.1 Mục tiêu của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: Nam:

Giữ vững vị thế là một trong ba ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về quy mô, mạng lƣới; là ngân hàng kiểm soát tốt chất lƣợng hoạt động, lợi nhuận tăng trƣởng ổn định, cải thiện năng suất lao động; nâng cao năng lực cạnh tranh với năng lực quản trị, nền tảng công nghệ hiện đại; tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, vị trí chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng, cải thiện chỉ số xếp hạng tín nhiệm, chỉ số nhận biết và tín nhiệm lựa chọn thƣơng hiệu BIDV.

3.1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2013-2015:

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng qui mô (bình quân giai đoạn)

- Tăng trƣởng Tổng tài sản duy trì ở mức: 16%/năm - Tăng trƣởng tín dụng: 16%/năm

- Tăng trƣởng huy động vốn: 16%/năm

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu (mục tiêu cuối giai đoạn)

- Cơ cấu Dƣ nợ/tổng tài sản: ≤ 65%

+ Dƣ nợ cho vay trung dài hạn/Tổng dƣ nợ: ≤ 40% + Dƣ nợ bán lẻ/Tổng dƣ nợ: ≥19%

- Cơ cấu huy động vốn dân cƣ/Huy động vốn: ≥ 60%

Nhóm chỉ tiêu về chất lượng – an toàn (mục tiêu đến cuối giai đoạn)

- Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 3% - Tỷ lệ nợ nhóm 2: ≤ 9%

66

- CAR: ≥ 10%

- Tỷ lệ dƣ nợ/Huy động vốn: 90%.

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả

- Thu nợ hạch toán ngoại bảng: 1.500 – 1.600 tỷ đồng/năm - Thu dịch vụ ròng: 17%/năm.

- Thu kinh doanh ngoại tệ và phái sinh: 27,5%/năm - Chênh lệch thu chi: 17%/năm

- Tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế: 20%/năm - ROA (đến cuối giai đoạn): ≥ 0,9%

- ROE (đến cuối giai đoạn): ≥13% - Tỷ lệ trả cổ tức: 8% - 10%

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu dự kiến giai đoạn 2013-2015:

Đơn vị: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Mục tiêu TCC 2013-2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Tăng trƣởng qui mô (BQ

giai đoạn)

1 Huy động vốn cuối kỳ 16%/năm 407.000 476.500 560.000 2 Huy động vốn bình quân 16%/năm 354.000 415.000 488.000 3 Dƣ nợ tín dụng cuối kỳ 16%/năm 370.520 429.490 502.500 4 Dƣ nợ tín dụng bình quân 15%/năm 345.100 395.870 461.340

II Cơ cấu (mục tiêu cuối giai

đoạn)

5 HĐV dân cƣ/Tổng huy

động vốn ≥ 60% 54% 57% 60%

67

7 Dƣ nợ TDH/Tổng dƣ nợ < 40% 41% 40% 39%

III

Chất lƣợng - an toàn (mục tiêu đến cuối giai

đoạn) 8 Tỷ lệ nợ xấu ≤ 3% ≤ 3% ≤ 3% ≤ 3% 9 Tỷ lệ nợ nhóm 2 ≤ 9% ≤ 11% ≤ 10% ≤ 9% 10 CAR ≥ 10% 9% 10% 10% 11 Tỷ lệ dƣ nợ/Huy động vốn 90% 91% 90% 90% IV Hiệu quả

12 Thu nợ hạch toán ngoại bảng

~ 1.500-

1.600/năm 1.600 1.500 1.500

13 Thu dịch vụ ròng 17%/năm 2.450 2.870 3.370

14 Thu KDNT&PS 27,5%/năm 370 500 700

15 Chênh lệch thu chi 17%/năm 12.524 14.600 16.490 16 Lợi nhuận trƣớc thuế 20%/năm 4.720 5.680 7.410 17 ROA (đến cuối giai đoạn) ≥ 0,9% 0,7 0,8 0,9

18 ROE (đến cuối giai đoạn) ≥ 13% 12% 12% 13%

19 Tỷ lệ chi trả cổ tức 8%-10% ~8,4% ~8,0% ~9,7%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012, BIDV)

3.2 Những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: 3.2.1 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp.

Hiện tại BIDV đã ban hành và áp dụng quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp mới (áp dụng kể từ ngày 14/7/2009. Theo đó, bộ phận Quan hệ khách hàng (front office) sẽ tiếp thị và xử lý hồ sơ tín dụng sau đó chuyển sang bộ phận Quản lý rủi ro (back office) để phân tích, thẩm định độc lập thực hiện vai trò tuyến bảo vệ thứ hai nhằm

68

giảm nhẹ rủi ro tín dụng. Khi khoản vay đã đƣợc phê duyệt cấp tín dụng, toàn bộ hồ sơ tín dụng đƣợc chuyển qua bộ phận Quản trị tín dụng để lƣu trữ hồ sơ và quản lý công tác giải ngân nhằm tạo tính nhất quán, khách quan trong việc lƣu trữ hồ sơ tín dụng tránh trƣờng hợp tự ý sửa hồ sơ tín dụng sau khi phê duyệt. Quy trình cấp tín dụng mới đã hạn chế đƣợc phần nào rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV, tuy nhiên vẫn còn rủi ro trong quy trình cấp tín dụng mới đó là việc bộ phận QHKH tự định giá tài sản đảm bảo, điều này dẫn đến bộ phận QHKH định giá tài sản cao hơn giá trị thị trƣờng để cho vay. Biện pháp để khắc phục tình trạng này là thành lập một bộ phận chỉ chuyên về định giá tài sản đảm bảo, bộ phận này tách biệt và độc lập với bộ phận QHKH, có nhƣ vậy việc định giá tài sản đảm bảo mới đƣợc khách quan.

3.2.2 Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng:

- Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh rủi ro tín dụng thuộc về chủ quan của ngân hàng cho vay trong việc xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy trình thủ tục cho vay thiếu đồng bộ, không chặt chẽ. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang cho hoạt động tín dụng.

- Xây dựng quy chế cho vay của ngân hàng trên cơ sở quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành.

- Ban hành, hƣớng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.

- Hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng phải đƣợc tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi tác nghiệp đầy đủ, chính xác.

- Xây dựng và thƣờng xuyên bổ sung, hoàn thiện quy trình cho vay, bảo lãnh và các quy trình hỗ trợ khác theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng ISO.

- Thƣờng xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo tính tuân thủ trong ban hành văn bản, tính hiệu lực cũng nhƣ sự phù hợp về

69

nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực.

3.2.3 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng thời kỳ:

Để đảm bảo đƣa hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng bền vững và kiểm soát đƣợc rủi ro cũng nhƣ tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của ngân hàng phải đƣợc xây dựng và thực thi trên những nội dung cơ bản sau đây:

3.2.3.1 Cơ chế phân cấp ủy quyền:

Việc phân cấp, ủy quyền trong phê duyệt tín dụng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: - Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của ngân hàng về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lƣợng và hiệu quả.

- Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát.

- Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của ngƣời đƣợc phân cấp, ủy quyền cũng nhƣ năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị đƣợc phân cấp.

- Phân cấp ủy quyền trên cơ sở quy mô khoản vay, tính phức tạp của khoản vay, các điều kiện đảm bảo trong đó có tình hình tài sản đảm bảo.

3.2.3.2 Xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay của ngân hàng:

- Căn cứ các phân tính kinh tế vĩ mô, xu hƣớng phát triển, tiềm lực tài chính và rủi ro ngành của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Ngân hàng cần nhận diện thị trƣờng mục tiêu bằng cách nhận diện các phân đoạn kinh doanh có thể chấp nhận trong phạm vi toàn bộ thị trƣờng. Cần nhận biết các yếu tố sau:

+ Những rủi ro nội tại xuất phát từ bản thân hàng hóa, môi trƣờng kinh doanh, sự lỗi thời.

+ Vị thế của ngành trong nền kinh tế: ngành nghề này có đƣợc ƣu đãi phát triển hay không?

70

+ Triển vọng của ngành: cần tham khảo báo cáo của các chuyên gia trong ngành, xác định vị trí, sự cạnh tranh, các nhân tố bên ngoài.

+ Vị trí trong chu kỳ ngành: ngành đang trong giai đoạn tăng trƣởng, bão hòa hay suy thoái.

- Căn cứ chiến lƣợc kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng;

- Căn cứ vào các đặc điểm, thế mạnh, hạn chế và nguồn lực hiện có của ngân hàng về vốn, cơ sở vật chất, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên ngân hàng.

- Ngân hàng xem xét, quyết định lựa chọn các đối tƣợng tín dụng trong từng giai đoạn để tập trung mở rộng tín dụng theo các tiêu chí sau:

+ Theo ngành, chuyên ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn. + Theo vùng, lãnh thổ.

+ Theo đối tƣợng khách hàng.

+ Lựa chọn các loại hình tín dụng và các sản phẩm tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ.

3.2.3.3 Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng:

- Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng: Căn cứ các quy định của pháp luật và định hƣớng của Ngân hàng nhà nƣớc, tùy thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh của từng ngân hàng, ngân hàng xem xét và quyết định về các giới hạn tín dụng cần thiết trong từng thời kỳ

+ Giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng + Giới hạn dƣ nợ trên tổng tài sản có rủi ro + Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo thời gian

+ Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế + Tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng dƣ nợ + Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dƣ nợ

71

kiện đặc biệt hoặc không cho vay.

- Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm, khu vực địa lý: Trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hƣớng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trƣờng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu. Căn cứ năng lực tài chính, khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng, ngân hàng xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp đối với ngành, sản phẩm, khu vực địa lý trong từng thời kỳ nhất định:

+ Giới hạn tập trung tín dụng đối với ngành, sản phẩm.

+ Giới hạn tập trung tín dụng theo khu vực trọng điểm kinh tế.

- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng: Căn cứ các quy định của Ngân hàng nhà

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 62 -62 )

×