Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 2008 tại công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) (Trang 27)

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau tiền thân là Công ty Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau, là doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 245/QĐ-UB ngày 02/05/1996 cuả tỉnh Minh Hải, nay là tỉnh Cà Mau. Thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ và thông tƣ số 126/2004/TT-BTC ngày 24/11/2004 của Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nƣớc thành công ty cổ phần, ngày 01/06/2006 UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định số 307/QĐ-UB chuyển đổi Công ty Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau thành Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau. Đến ngày 10/10/2006 công ty chính thức hoạt động.

Thông tin công ty

Tên Công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ

THỦY SẢN CÀ MAU

Tên tiếng Anh CAMAU SEAFOOD PROCESSING AND

SERVICE JOINT – STOCK CORPORATION

Tên viết tắt CASES

Trụ sở chính số 04, Nguyễn Công Trứ, phƣờng 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam

Điện thoại 0780.3835805

Fax 0780.3582949

Email Cases@vnn.vn

Logo công ty

Văn phòng kho đại diện tại TP. HCM - Địa chỉ: số 462, Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 08. 32970587 - Fax: 08. 32970587 Đơn vị trực thuộc (3 đơn vị)

- Xí nghiệp 1: Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông

lạnh Cảng cá (mã số DL113) nằm trong khuôn viên Cảng cá Cà Mau, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

- Xí nghiệp 2: Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ thủy

sản Sông Đốc (mã số DL295) nằm ngay cửa biển Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, Tỉnh Cà Mau

- Xí nghiệp 3: Xí nghiệp Chế biến thủy sản Tắc Cậu,

Kiên Giang (mã số DL51) nằm tại khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu, Ấp Minh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Các mốc sự kiện:

Năm 2007 Đạt BRC Version 5

Năm 2008 Mở rộng sản xuất tại Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ thủy sản Sông Đốc, đầu tƣ xây dựng mới và đƣa Xí nghiệp Chế biến Kiên Giang vào hoạt động

Năm 2010 Đạt ISO 9001: 2008, ISO 22000: 2005

Năm 2011 Đạt chứng nhận 5S

Năm 2012 Đạt BRC phiên bản 6

Qua mƣời bảy năm hoạt động, trải qua biết bao khó khăn thử thách, công ty ngày càng vững mạnh và khẳng định đƣợc vị trí trên thƣơng trƣờng. Nhờ vào vị trí địa lý lý tƣởng, tọa lạc trên địa bàn tỉnh Cà Mau, là một tỉnh có chiều dài bờ biển trên 254 km, ngƣ trƣờng khai thác thủy sản rộng lớn và hệ thống sông rạch chằng chịt trong đất liền đã tạo cho thủy sản địa phƣơng có trữ lƣợng lớn nhất cả nƣớc, điều này tạo nhiều lợi thế phát triển về nguyên liệu cho công ty, đặc biệt là lực lƣợng lao động có tay nghề chế biến thủy sản tập trung. Công ty đã cung cấp nhiều mặt hàng với chất lƣợng tốt nhất đến khắp nơi trên thế giới. Việc áp dụng các qui trình QLCL theo GMP, SSOP, HACCP, ISO 9001 và ISO 22000 đã tạo cho công ty khả năng chế biến những sản phẩm với chất lƣợng cao, đảm bảo vệ sinh, độ tƣơi và hƣơng vị tự nhiên của thủy sản.

Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Công ty là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến và dịch vụ thủy sản chuyên:

- Sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tôm bao gồm: tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt đông block, đông IQF và semi-block

- Sản xuất, xuất khẩu các loại mực ống, bạch tuộc, mực nang, đông rời, đông block, khay.

- Sản xuất và xuất khẩu chả cá đông lạnh chất lƣợng cao.

- Sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa bột cá sấy khô dùng chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi thủy sản.

Năng suất sản xuất của công ty

- Thủy sản đông lạnh, công suất từ : 6.000 - 8.000 tấn / năm - Chả cá ( Surimi), công suất từ : 10.000 – 12.000 tấn / năm - Bột cá ( Fishmeal), công suất từ : 8.000 - 10.000 tấn / năm

Sản phẩm của Công Ty xuất khẩu là chính, thông qua các văn phòng đại diện nƣớc ngoài ở Việt Nam và ký hợp đồng mua bán trực tiếp với khách hàng nƣớc ngoài.

Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của công ty là Châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Úc, Mỹ.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và nhân sự 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty [7]

2.1.2.2. Tình hình nhân sự của công ty

Tính đến tháng 12 năm 2012, tổng số lao động khoảng 1.844 ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động tại Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Cà Mau, các phòng ban và Ban Giám đốc tham gia vào HTQLCL theo ISO 9001: 2008 là 715 ngƣời.

Chƣa đƣợc chứng nhận HTQLCL theo ISO 9001 Đƣợc chứng nhận HTQLCL theo ISO 9001 Ghi chú: Phòng tổ chức hành chánh XN chế biến và dịch vụ thủy sản Sông Đốc XN chế biến thủy sản đông lạnh Cảng cá Cà Mau XN chế biến và dịch vụ thủy sản Kiên Giang Phòng QM Phòng kỹ thuật Phân xƣởng sản xuất Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Văn phòng kho TP. HCM Phó tổng Giám đốc tài chính Phòng kế toán tài vụ

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của công ty trong năm 2012 [7] Chỉ tiêu Số lƣợng (ĐVT: ngƣời) Tỷ lệ % Tổ chức sản xuất - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp

1.773 71

96,10 3,90 Độ tuổi - Dƣới 25 tuổi

- Từ 25 đến 35 tuổi - Từ 36 đến 45 tuổi - Từ 46 đến 50 tuổi 326 965 517 36 17 52 28 2 Trình độ - Đại học - Cao đẳng – Trung cấp - Phổ thông trung học - Dƣới phổ thông trung học

68 107 989 680 3,70 5,80 53,60 36,90 Tổng số 1.844 100

(Nguồn:báo cáo thống kê nhân sự- Phòng tổ chức hành chính công ty Cases)

Qua bảng số liệu trên ta thấy về cơ cấu nhân sự, lực lƣợng lao động trong độ tuổi từ 25 đến 45 chiếm đa số, đây là lực lƣợng lao động trẻ nên có tinh thần học hỏi, sáng tạo và cầu tiến cao, nhiệt tình trong công việc và năng động. Nhƣng bên cạnh đó, trình độ lao động không cao và chƣa đồng đều, số lƣợng lao động dƣới phổ thông trung học khá cao (36,90%), tỷ lệ lao động trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp chỉ chiếm 9,50%, đây là khó khăn và trở ngại cho công ty khi xây dựng HTQLCL theo ISO 9001: 2008. Do đó công ty cần chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân viên.

2.1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh qua các năm

Từ khi chuyển đổi cơ cấu tổ chức sang công ty cổ phần, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bƣớc tiến rõ nét. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 đƣợc xem là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và riêng lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, công ty Cases vẫn từng bƣớc đi lên với doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng mặc

cho khó khăn về nguồn nguyên liệu, khó khăn trong việc huy động vốn và các rào cản kỹ thuật ngày càng nhiều từ các thị trƣờng khó tính nhƣ: Nhật, châu Âu, Mỹ.

Bảng 2.2: Hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 [1]

Chỉ tiêu (Đơn vị tính: triệu VND) 2010 2011 2012

(1) Doanh thu thuần 925.091,99 1.048.912,18 1.290.506,98

(2) Giá vốn hàng bán 790.938,86 889.298,80 1.083.876,82 (3) Lợi nhuận gộp (1) - (2) = (3) 134.153,13 159.613,38 206.630,16 (4) Doanh thu hoạt động tài chính 4.951,58 5.838,86 6.580,91 (5) Chi phí quản lý doanh nghiệp 23.125,32 26.214,12 24.231,35

(6) Chi phí bán hàng 69.880,72 79.233,99 94.454,16

(7) Chi phí tài chính 15.564,51 18.116,03 27.306,00

(8) Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh (3)+(4)–(5)–(6)–(7) = (8) 30.534,16 41.888,12 67.219,56

(9) Lợi nhuận khác 763,42 1.983,21 1.660,44

(10) Tổng lợi nhuận (8)+ (9) = (10) 31.297,58 43.871,33 68.880,00

Năm 2010 là năm đầu tiên đạt ISO 9001, kết quả kinh doanh khá ấn tƣợng với sự gia tăng doanh thu đến 47% so với năm 2009 và vƣợt mục tiêu đề ra 54%, tuy nhiên năm 2011, đà tăng của doanh thu chậm lại do khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, chỉ ở mức 13% so với năm 2010 nhƣng vẫn đạt 100% mục tiêu đề ra, công ty đứng vị trí thứ 10 trong top 10 công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất nƣớc [4]. Năm 2012, tỷ lệ tăng trƣởng cao hơn cao hơn năm 2011, doanh thu tăng 23% so với năm 2011, tuy chỉ đạt 88% so với mục tiêu đề ra nhƣng công ty đã tăng đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp loại 10 công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất nƣớc [4]. Theo thống kê mới nhất từ Vasep, trong 7 tháng đầu năm 2013, vị trí công ty đã nâng lên thứ 5 trong top 10 công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nƣớc [4]. Tình hình kinh doanh khả quan của công ty qua các năm cho thấy việc xây dựng và

duy trì HTQLCL theo ISO 9001 đã tác động tích cực không chỉ đến hoạt động hệ thống quản lý mà còn cải thiện hình ảnh công ty, thu hút khách hàng và góp phần giữ vững vị trí công ty trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

2.2. Thực trạng HTQLCL theo ISO 9001: 2008 tại Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau

2.2.1.Tổng quan về HTQLCL theo ISO 9001:2008 tại Công ty 2.2.1.1. Bộ máy tổ chức QLCL của Công ty 2.2.1.1. Bộ máy tổ chức QLCL của Công ty

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lƣợc của việc áp dụng HTQLCL theo ISO 9001 nên Công ty đã tập trung hàng đầu vào yếu tố con ngƣời để triển khai áp dụng hệ thống có hiệu quả. Ban ISO đã đƣợc thành lập với ý nghĩa đó. Ban ISO gồm 17 thành viên, trƣởng ban là Tổng giám đốc công ty và các thành viên còn lại là đại diện cho các phòng ban của công ty và xí nghiệp Cảng cá.

Trưởng ban ISO có trách nhiệm và quyền hạn:

- Quản lý ban ISO và tổ chức công việc, phê duyệt sổ tay chất lƣợng, công bố CSCL, MTCL của công ty

- Cam kết cung cấp nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống ISO, đảm bảo giáo dục và đào tạo các thành viên liên quan.

- Đảm bảo thiết lập HTQLCL theo ISO 9001: 2008, thực hiện, duy trì và cập nhật

- Phê duyệt cơ cấu tổ chức và trách nhiệm về hệ thống ISO. - Chỉ huy và quyết định chính trong ứng phó tình trạng khẩn cấp

- Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống ISO, báo cáo lãnh đạo về tính hiệu quả và phù hợp của HTQLCL theo ISO 9001: 2008

Các thành viên còn lại đồng thời cũng là lãnh đạo các phòng ban: ngoài trách

nhiệm và quyền hạn liên quan đến chuyên môn của phòng ban còn phải chịu trách nhiệm và quyền hạn chỉ đạo, triển khai, áp dụng và duy trì thực hiện xây dựng HTQLCL ISO 9001:2008 ở các phòng ban và các tổ có liên quan. Nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên trong ban:

- Tuân thủ các nội dung theo yêu cầu hệ thống ISO đối với chức năng nhiệm vụ của bộ phận mình. Quy định trách nhiệm cá nhân hoặc nhóm cá nhân có liên quan những nội dung đó. Chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo công ty về hệ thống ISO.

- Lập và thực hiện MTCL tại bộ phận, phê duyệt thủ tục, quy trình, hƣớng dẫn công việc, quy định, quy chế... liên quan đến các bộ phận thuộc hệ thống ISO theo phân cấp.

- Đào tạo, phổ biến cho nhân viên hiểu và tuân thủ các tài liệu có liên quan. - Thực hiện cải tiến liên tục, hành động khắc phục, phòng ngừa. Tham gia ứng

phó tình trạng khẩn cấp và xử lý sản phẩm không phù hợp khi có liên quan. - Huấn luyện, đào tạo kiến thức cơ bản về ISO cho cán bộ nhân viên công ty.

Hình 2.2 : Sơ đồ bộ máy tổ chức QLCL tại công ty [7]

2.2.1.2. Phạm vi áp dụng HTQLCL theo ISO 9001: 2008

Công ty có 3 xí nghiệp trực thuộc và các phòng ban tại Cà Mau, tuy nhiên chỉ có Xí nghiệp Cảng Cá tại Cà Mau, phòng kinh doanh và phòng tổ chức hành chính đƣợc chứng nhận HTQLCL theo ISO 9001:2008 và áp dụng cho mặt hàng chế biến tôm,

Tổng Giám đốc - Trƣởng ban ISO

Trƣởng , phó phòng kinh doanh - Thành viên ISO

BGĐ xí nghiệp cảng cá Cà Mau – Thành viênISO

Trƣởng, phó phòng tổ chức- Thành viên ISO Thành viên ISO Thƣ ký ISO Trƣởng, phó phòng QM - Thành viên ISO KCS tiếp nhận NL KCS phân cỡ KCS sơ chế Trƣởng, phó phòng kỹ thuật – Thành viên ISO KCS cấp đông KCS bốc xếp

cá, mực tƣơi, hấp đông lạnh. Các đơn vị còn lại đang trong quá trình xây dựng HTQLCL theo ISO 9001:2008.

2.2.1.3. Các quá trình và mối tƣơng tác giữa chúng

Dựa trên các nguyên tắc chính khi xây dựng HTQLCL theo ISO 9001, công ty đã nhìn nhận và phân tích các hoạt động chính trong hệ thống theo các quá trình chính và xem xét mối tƣơng quan giữa các quá trình, trên cơ sở đó đảm bảo việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các phòng, xí nghiệp hợp lý và hiệu quả hơn.

Các quá trình chính của công ty Cases:

- Quá trình bán hàng - Quá trình mua hàng

- Quá trình theo dõi, đo lƣờng CLSP - Quá trình bảo toàn sản phẩm

- Quá trình điều tra thỏa mãn, giải quyết khiếu nại khách hàng - Quá trình khắc phục, phòng ngừa

- Quá trình nghiên cứu, cải tiến sản phẩm

Diễn giải các quá trình

a) Quá trình bán hàng: đƣợc thực hiện bởi phòng kinh doanh (phòng KD), phòng

quản lý chất lƣợng (phòng QM), xƣởng sản xuất, Ban giám đốc (BGĐ). Đầu vào là yêu cầu khách hàng, đầu ra là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Quá trình bán hàng gồm các công đoạn:

- Tiếp nhận và xem xét yêu cầu của khách hàng.

- Soạn thảo hợp đồng và trình cho ngƣời có thẩm quyền ký.

- Thực hiện hợp đồng: phòng KD kiểm tra các việc cần thiết để tiến hành quá trình mua nguyên vật liệu đồng thời thông báo cho phòng QM lệnh sản xuất. - Hàng hoá đã sản xuất đủ theo hợp đồng, đơn hàng thì nhân viên phụ trách tiến

hành xuất hàng, chi tiết hàng xuất đƣợc thể hiện trong Lệnh xuất kho và chuyển cho các bộ phận xuất hàng có liên quan.

b) Quá trình mua hàng: đƣợc thực hiện bởi phòng KD, kho nguyên vật liệu,

phòng QM. Đầu vào là yêu cầu đặt hàng từ phòng KD, đầu ra là các sản phẩm, dịch vụ đƣợc cung cấp bởi nhà cung ứng thỏa mãn yêu cầu đặt hàng.

Quá trình mua hàng gồm các công đoạn sau:

- Chuẩn bị và tiến hành mua hàng: dự trù nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung ứng, soạn đơn đặt hàng và trình đơn đặt hàng cho Trƣởng phòng KD hoặc BGĐ ký duyệt và gởi đơn đặt hàng cho nhà cung ứng.

- Thông báo nhận hàng: thông báo cho bộ phận kho vật tƣ và BGĐ xí nghiệp, phòng QM về thông tin nhận hàng.

- Kiểm tra hàng trƣớc khi nhận: nhân viên phòng QM và thủ kho kiểm tra CLSP và đối chứng lại với những yêu cầu trong đơn đặt hàng và phiếu giao hàng. - Nhập kho, bảo quản, phân phối: căn cứ vào phiếu nhập vật tƣ , thủ kho báo cho

bốc xếp tiến hành nhập kho vật tƣ dựa vào sơ đồ kho vật tƣ .

c) Theo dõi, đo lường CLSP: đƣợc thực hiện bởi phòng QM, kiểm tra chất lƣợng

sản phẩm (KCS), BGĐ xí nghiệp. Đầu vào là yêu cầu về CLSP, đầu ra là kết quả CLSP và biện pháp xử lý.

Quá trình theo dõi, đo lƣờng CLSP gồm các quá trình sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 2008 tại công ty cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)