Hiện nay pháp luật cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các TCTD bắt buộc phải công khai cho công chúng (ít nhất là cho khách hàng và cổ đông) biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, trước mắt là số liệu về các chỉ tiêu bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các TCTD và cho xã hội. Đối với các cổ đông, khách hàng, người gửi tiền có được nhiều thông tin chính xác về chất lượng và hoạt động TCTD sẽ giúp cho họ có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, giao dịch với ngân hàng. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của công chúng (thường không có đủ và rất khó để có được thông tin chính xác ở các TCTD). Đồng thời, phản ứng của khách hàng, chủ nợ trước các thông này sẽ thuộc TCTD định hướng lại hoạt động của mình. Đối với các TCTD, việc công khai chất lượng hoạt động của mình sẽ làm giảm bớt sự liều lĩnh, bất hợp pháp (nếu có) trong tổ chức mình. Đối với cơ quan quản lý và pháp luật sẽ giảm được khối lượng công việc giám sát, theo dõi do được chia sẽ với công chúng đồng thời phát hiện nhanh và ngăn chặn kịp thời các hành vi nguy cơ.
Tuy nhiên, việc công khai việc công khai hoạt động của các TCTD cũng làm hỏng những nổ lực giải quyết khó khăn và tiết lộ bí mật của hệ thống tài chính. Có thể những người gửi tiền được bảo hiểm không chú ý đến những thông tin như vậy nhưng những người gửi tiền không được bảo hiểm và các chủ nợ khác có thể sẽ rút vốn khỏi TCTD bị xếp hạng thấp do được cung cấp các chỉ số của các tổ chức này. Bên cạnh đó, các ngân hàng được xếp hạng cao có thể dùng thứ hạn công khai của mình để thu hút thêm nhiều tiền gửi và các dịch vụ khác về mình, làm cho sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng nhỏ càng tăng cao. Chính vì vậy, để hoàn thiện nội dung pháp luật này, cần tạo sự cân bằng thích hợp giữa một bên là ý chí muốn cải tiến công tác quản lý
lành mạnh, tăng cường kỷ luật thị trường thông qua việc công khai thông tin và bên kia là nhu cần bảo mật. Một số nước đã tìm được sự cân bằng qua việc thực hiên chính sách công khai từng phần (Đài Loan, Mỹ, Canada). Nghĩa là ở mức tối thiểu, những nét chính của hệ thống và những chỉ tiêu cơ bản thì được phổ biến cho công chúng nhưng tỉ lệ xếp hạn cụ thể thì chỉ được phổ biến đến Hội đồng quản trị và ban điều hành các ngân hàng.
Trong thời gian tới, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu tỉ mỉ thực trạng pháp luật kết hợp với việc tham khảo pháp luật các nước, từ đó đưa ra các quy định hợp lý điều chỉnh hoạt động công khai thông tin và hoạt động của tổ chức tham gia BHTG.
3.2.2.4. Làm rõ khái niệm vấn đề tiền gửi được bảo hiểm của cá nhân tại các TCTD.
Cần phải xác định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi của cá nhân và tiền gửi phải được hiểu theo nghĩa rộng , bao gồm: tiền gửi tiết kiệm dưới mọi hình thức, tiền mua chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu ghi danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành, và mọi tiền ghi trên tài khoản của cá nhân được gửi ở TCTD dưới mọi hình thức. Theo đó, tiền gửi của đồng chủ tài khoản là cá nhân, các khoản tiền ký quỹ, ký cược hoặc bất kỳ khoản tiền nào khác của cá nhân được được gửi ở TCTD điều thuộc đối tượng BHTG.
Việc xác định đầu tiên là tiền gửi của cá nhân ở TCTD được bảo hiểm không nên căn cứ vào các tiêu chí sở hữu, mà nên căn cứ vào tiêu chí chủ thể quan hệ pháp luật tiền gửi. Cá nhân ở đây được hiểu là một thực thể tự nhiên, có năng lực pháp luật dân sự, tham gia quan hệ pháp luật tiền gửi. Theo đó:
- Tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, tổ hợp tác không thuộc đối tượng tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm.
- Tiền gửi của hộ gia đình nên được quy định là đối tượng được BHTG. Vì tuy hộ gia đình không nằm trong đối tượng cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự nhưng thực chất không phải là một tổ chức. Mặt khác, cũng theo Bộ luật dân sự, hộ gia
đình tham gia quan hệ pháp luật thông qua người đại diện. Do vậy, tài khoản tiền gửi của hộ gia đình ở TCTD đương nhiên đứng tên người đại diện và phải được coi là tiền gửi của cá nhân.
- Tiền gửi của Hợp tác xã hay bất cứ một tổ chức nào nếu đứng tên cá nhân mà TCTD có đủ cơ sở pháp lý khẳng định tiền đó là của tập thể, không phải tiền gửi thuộc sở hữu cá nhân người đứng tên tài khoản thì không thuộc đói tượng được bảo hiểm. Đây là một hạn chế của pháp luật BHTG Việt Nam, bởi tiền gửi của tập thể được gửi dưới danh nghĩa cá nhân sẽ được bảo hiểm, mặc dù về lý thuyết, các khoản tiền này không thuộc đối tượng BHTG. Chính vì vậy, để khắc phục trường hợp này pháp luật cần phải có các quy định phòng ngừa và nếu TCTD không chứng minh được đó là tiền thuộc sở hữu tập thể thì theo nguyên tắc, vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm. Về mặt lập pháp, Nghị định của Chính phủ cần phải quy định cụ thể, rõ ràng bằng cánh liệt kê tiền gửi của cá nhân đã được xác định trong danh mục đối tượng bảo hiểm thì tất cả các loại tiền gửi khác đều không thuộc đối tượng được bảo hiểm. Từ đó, thực tiễn sẽ tránh được tình trạng xử lý theo kiểu suy luận thiếu căn cứ và thiếu thống nhất như đã trình bày ở trên.
3.2.2.5. Bổ sung quy định cho phép tổ chức tham gia BHTG được thỏa thuận với tổ chức BHTG nâng cao số tiền bảo hiểm trên mức tối đa theo quy định của pháp luật. chức BHTG nâng cao số tiền bảo hiểm trên mức tối đa theo quy định của pháp luật.
Mục đích chính của BHTG là để bảo vệ người gửi tiền (đặc biệt là người ít tiền). Tuy nhiên, trên thực tế, với việc thực hiện chi trả bảo hiểm theo hạn mức, các cá nhân gửi tiền vào vẫn có thể lách luật bằng cánh chia nhỏ số tiền đem đi gửi ở nhiều nơi, sao cho mỗi phần tiền họ gửi một tổ chức tương ứng số tiền tối đa được bảo hiểm. Như vậy, không những mục đích chính của BHTG là đảm bảo lợi ích của số đông người gửi ít tiền đã không thực hiện được, mà điều này là làm tăng gánh nặng tài chính cho tổ chức BHTG.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh của các TCTD trong việc huy động tiền gửi của cá nhân, đồng thời giảm bớt các thủ tục đối với cá nhân khi gửi tiền tại các tổ chức này, pháp luật có thể chi phép tổ chức tham gia BHTG được quyền thỏa thuận với tổ chức BHTG về việc nâng mức chi trả tiền bảo hiểm vượt quá giới hạn tối đa cho
phép. Chẳng hạn, một tổ chức tham gia BHTG có thể thỏa thuận với BHTG Việt Nam để nâng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm lên 100 triệu đồng (vượt 50 triệu so với quy định pháp luật). Tuy vậy, để làm được điều này, tổ chức tham gia BHTG cần phải đạt được một số chỉ tiêu mà tổ chức BHTG đặt ra. Ví dụ như áp dụng mức phí thỏa thuận cao hơn mức phí thông thường, thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn trong thực hiện nghiệp vụ…Bên cạnh đó, BHTG Việt Nam cần xem xét, đánh giá tình hình dựa trên cơ sở báo cáo của tổ chức tham gia BHTG và các thông tin thu thập được để tiến hành nâng hạn mức chi trả BHTG theo thỏa thuận với tổ chức tham gia BHTG.
Trong nội dung chương này, để giúp người đọc có cái nhìn khía quát hơn về hoạt động của BHTG, người viết đã tìm hiểm và trình bày một số thành tựu mà BHTG VN đã đạt được. Qua tìm hiểu, phân tích người viết đã thấy được những mặt còn hạn chế của pháp luật về BHTG trong thời điểm hiện tại. Và người viết cũng đã định hướng và đề xuất một số giải pháp thực hiên, sửa đổi, bổ sung pháp luật về BHTG trong thời gian tới với mục đích giúp pháp luật về BHTG của Việt Nam được hoàn thiện hơn và BHTG sẽ ngày càng phát huy tốt vai trò của mình hơn.
KẾT LUẬN
Do ảnh hưởng diễn biến của thế giới về tình hình phát triển kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng, ảnh hưởng của những tác động từ ngoài nước lẫn trong nước và yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Tháng 7/2000, tổ chức BHTG đã được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định 218/1999/QĐ-TTg. Với mục đích chính là bảo vệ người gửi tiền và ổn định, phát triển an toàn thị trường tài chính quốc gia. Sau hơn 13 năm hoạt động, hiện tại BHTG được rất nhiều người quan tâm. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của BHTG đối với hoạt động ngân hàng nói riêng vàc đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước nói chung. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi hết sức quan trọng bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và lành mạnh, mặt khác nó không chỉ đem lại lợi ích cho công chúng, doanh nghiệp, ngân hàng, mà còn cho cả quỹ tín dụng.
Sau khoản thời gian khá dài hoạt động, BHT VN cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, qua thực tế hoạt động và áp dụng pháp luật về BHTG cũng đã bộc lộ những hạn chế, những quy định không còn phù hợp của pháp luật BHTG. Ngoài ra, với vai trò to lớn và những thuận lợi của bảo hiểm tiền gửi, chúng ta không thể phủ nhận rằng khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gửi ở Việt Nam chúng ta gặp không ít khó khăn. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu những kiến thức lý thuyết vững vàng để có thể vận dụng nó một cách khéo léo, linh hoạt và năng động trong những tình huống khác nhau góp phần phát triển thị trường bảo hiểm tiền gửi trong nước và với mục đích quan trọng là bảo vệ người gửi tiền.
Qua nghiên cứu đề tài, ta thấy thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay mới ở giai đoạn khó khăn, thị trường diễn biến phức tạp cùng với sự phát triển không ổn định của thị trường tài chính - tiền tệ nhất là trong thời kỳ khủng hoản kinh tế thới giới nhu hiện nay. Do đó, để thực hiện được mục tiêu của BHTG chúng ta phải có chính sách, định hướng phát triển cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của đất nước, đặc biệt là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng giai đoạn.
GVHD: Lê Huỳnh Phƣơng Chinh SVTH: Dƣơng Minh Tâm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật.
1. Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 2. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 3. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
4. Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010.
5. Nghị định số 89/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 09 năm 1999 về Bảo hiểm tiền gửi
6. Nghị định 109/2005/NĐ-CP, ngày 24 tháng 08 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP.
7. Nghị định 68/2013/NĐ-CP, ngày 28 tháng 06 năm 2013.
8. Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2006 về việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP.
9. Quyết định 218/1999/NĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 1999, về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
10. Quyết định 1394/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 08 năm 2013, về việc thành lập bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
11. Quyết định 1395/2014/QĐ-TTg ngày 13 tháng 08 năm 2013, Phê duyệt về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
12. Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2005, về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
GVHD: Lê Huỳnh Phƣơng Chinh SVTH: Dƣơng Minh Tâm
Tài liệu, tạp chí tham khảo.
1.Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu: Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và bảo đảm an sinh xã hội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tháng 8 năm 2008.
2. Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 23 tháng 03 năm 2013. 3. Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 24 tháng 07 năm 2013.
Trang Web tham khảo.
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: http://www.div.gov.vn
2. TS. Nguyễn Như Minh, Bảo hiểm tiền gửi một chính sách công trong nền kinh tế hội nhập: http://tuvanluat.net/bao-hiem-tien-gui-mot-chinh-sach-cong-quan-trong-cua- nen-kinh-te-hoi-nhap.html
3. Theo thời báo ngân hàng, Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền
gửi hiệu quả:
http://www.vnba.org.vn/?option=com_content&view=article&id=1587&catid=43&Ite mid=90
4. Đề xuất cơ chế bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: http://www.vibonline.com.vn/Baiviet/1852/De-xuat-co-che-bao-hiem-tien-gui-tai- Viet-Nam.aspx