Quy định pháp luật về đối tƣợng đƣợc bảo hiểm

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 34)

Tiền gửi được bảo hiểm là các loại tiền gửi sẽ được chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Không phải tất cả các loại tiền gửi của người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG đều được bảo hiểm. Việc xác định loại tiền gửi nào được bảo hiểm phụ thuộc vào chính sách tiền tệ và tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhằm phản ánh mục tiêu của chính sách BHTG, hầu hết các quốc gia đều quy định rõ lọai tiền gửi nào được bảo hiểm và loại tiền gửi nào không được bảo hiểm.

Quy định này hết sức quan trọng và cần thiết vì nó liên quan trực tiếp đến việc tính phí BHTG và xác định người gửi tiền mà chính sách BHTG sẽ bảo vệ trực tiếp qua chi trả tiền bảo hiểm.

Tại Việt Nam trước kia,theo quy định của Nghị định số 89/1999/NĐ-Cp ngày 01 tháng 09 năm 1999 và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89 thì đối tượng được bảo hiểm tiền gửi là tiền gửi của bằng Đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG. Khi tổ chức này bị phá sản hay mất khả năng chi trả thì BHTG VN có trách nhiệm chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Như vậy, đối tượng của BHTG chỉ có thể là đồng Việt Nam, các loại tiền gửi khác không phải là đồng Việt Nam được gửi tại các tổ chức tham gia BHTG thì không thuộc đối tượng được bảo hiểm.

Còn theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện hành thì tiền gửi được bảo hiểm phải là tiền Việt Nam đồng gửi tại các tổ chức tham gia BHTG dưới các hình thức chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu. Ngoài ra, tiền gửi còn được bảo hiểm dưới các hình thức khác theo theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.24

Giữa hai quy định này, ta thấy rõ ràng Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã thu hẹp chủ thể được bảo hiểm tiền gửi, chỉ còn cá nhân gửi tiền bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tham gia BHTG mới được bảo hiểm. Và thêm vào đó, Luật bảo hiểm tiền gửi còn liệt kê ra các hình thức gửi tiền của cá nhân được bảo hiểm bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức khác theo theo quy định của Luật các tổ chức tính dụng.

Việc thu hẹp không bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh do nhiều lý do. Bởi, nếu bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức nói trên sẽ không phù hợp với mục tiêu bảo vệ những người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin. Xét về bản chất, hộ gia đình hay doanh nghiệp tư nhân

24

cũng là do cá nhân đứng đầu. Trường hợp khi hộ gia đình gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG thì phải có người đại diện đứng tên với tư cách cá nhân đứng ra gửi tiền. Như vậy, việc loại bỏ đối tượng này là hợp lý. Đồng thời, đối với tiền gửi của các tổ chức luôn mang tính luân chuyển cao, chủ yếu nhằm mục đích thanh toán chứ không nhằm mục đích gửi tiền tiết kiệm. Điều này cũng không phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy Luật bảo hiểm tiền gửi quy: chủ thể được bảo hiểm tiền gửi chỉ là cá nhân.

Một nội dung quan trọng khác là quy định loại tiền gửi được bảo hiểm. Theo đó, Luật bảo hiểm tiền gửi quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân, không bảo hiểm đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý. Việc quy định chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam là do Chính phủ muốn thực hiện thống nhất chủ trương, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam, hạn chế sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời không khuyến khích tích trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam và chống tình trạng Đô la hoá. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên cần áp dụng bảo hiểm tiền gửi đối với loại tiền gửi bằng ngoại tệ và các tài sản khác (vàng, kim loại quý…) phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Vì trên thực tế, cho đến nay một lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng thương mại không được bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra, đối với kiều bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài cũng đang có nhu cầu gửi tiền về nước và cần được bảo hiểm.

Người gửi tiền được bảo hiểm và loại tiền gửi được bảo hiểm có quan hệ rất mật thiết với nhau. Khi ta mở rộng phạm vi đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm sẽ làm tăng số lượng tiền gửi được bảo hiểm và ngược lại, khi mở rộng bảo hiểm đối với các loại tiền gửi, cũng làm tăng số lượng người gửi tiền được bảo hiểm. Vì vậy, với quy định hiện tại. Có lẽ Nhà nước ta chỉ đang hướng tới mục đích bảo vệ đối tượng người gửi tiền nhỏ lẽ.

Ngoài ra, Luật bảo hiểm tiền gửi còn quy định đối với những trường hợp tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tham gia BHTG nhưng không được bảo hiểm25, đó là:

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

Những đối tượng quy định ở trên là những người có sức ảnh hưởng, có quyền hạn, chức vụ trong tổ chức tham gia BHTG. Nếu tiền gửi của những đối tượng này được bảo hiểm tại nơi họ nắm quyền, một khi tổ chức tham gia BHTG này bị đổ vỡ thì chắc chắn họ sẽ ưu tiên giải quyết tiền gửi của mình. Vì vậy, để tạo sự công tâm trong việc xử lý đổ vỡ của tổ chức tham gia BHTG và với mục tiêu bảo vệ người gửi tiền nhất là những người gửi tiền nhỏ lẽ, Luật bảo hiểm tiền gửi không cho phép bảo hiểm tiền gửi của những đối tượng nêu trên.

- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu; Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá26. Khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức BHTG khó mà xác định được người sở hữu đích thực các giấy tờ có giá vô danh đó là ai. Vì vậy, để đảm bảo tính trung thực, trả tiền bảo hiểm đúng đối tượng Luật bảo hiểm tiền gửi đã không bảo hiểm đối với tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành.

25

Điều 19, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 26

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)