Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 38)

Nếu như ở nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác, người được bảo hiểm phải tự mình đi đăng ký bảo hiểm, tự bỏ tiền ra mua bảo hiểm, nộp cho bên bảo hiểm. Còn đối với BHTG, người gửi tiền (bên được bảo hiểm) không cần phải đăng ký bảo hiểm, cũng không cần bỏ tiền ra mua hay nộp cho bên bảo hiểm bất kì khoản chi phí gì mà trách nhiệm đăng ký, đóng phí bảo hiểm sẽ do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại nơi người gửi tiền đã gửi phải thực hiện. Điều này được quy định tại Điều 12, khoản 3, Luật bảo hiểm tiền gửi: Nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG phải “ nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn”27. Trước khi Luật bảo hiểm tiền gửi ra đời, điều này được quy định trong Điều 1, khoản 4, Nghị định 89/1999/NĐ-CP: “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi…”.28

Theo cách giải thích trong Nghị định số 109/2005/NĐ-CP về phí BHTG: “ Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàn”29

. Còn theo cách giải thích của Luật bảo hiểm tiền gửi: “Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”30

.

Trong hai cách giải thích trên tuy có khác nhau về mặt câu từ nhưng xét về ý nghĩa là như nhau. Tức là, tổ chức tham gia BHTG có nghĩa vụ nộp phí BHTG cho tổ chức BHTG. Nhưng ở cách giải thích thứ hai, cụm từ “ người được bảo hiểm tiền gửi” được thay cho cụm từ “ khách hàng” ở cách giải thích thứ nhất, việc thay thế này xuất phát từ quy định của pháp luật về chủ thể được bảo hiểm tiền gửi. Tại Điều 1, khoản 1: “Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có nhận tiền

27

Điều 12, khoản 3, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 28

Điều 6, Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, ngày 01 tháng 09 năm 1999. 29

Điều 1, khoản 4, Nghị định 109/2005/NĐ-CP, ngày 24 tháng 08 năm 2005, sửa đổi, bổ sung Nghị định 89/1999/NĐ-CP.

30

gửi của tổ chức, cá nhân…” hay tại Điều 1, khoản 2: “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh…” của Nghị định 109/2005/NĐ-CP31

đã quy định. Vậy từ “ khách hàng” trong cách giải thích đầu tiên được hiểu với nghĩa bao gồm cả tổ chức, cá nhân. Còn cụm từ “ người được bảo hiểm tiền gửi” trong cách giải thích thứ hai chỉ hàm ý là cá nhân. Điều này cũng xuất phát từ quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi: “ Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân…”32

. Ngoài ra, trong cách giải thích của Luật bảo hiểm tiền gửi còn thêm cụm từ “tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”, việc này sẽ giúp cho quy định của luật được rõ ràng hơn, người đọc sẽ dễ hiểu hơn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì: Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Về khung phí BHTG sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.33 Đây là điểm mới của được quy định trong Luật bảo hiểm tiền gửi. Nếu như trước đây, mức phí BHTG sẽ do Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh theo Quyết định của Thủ tướng. Quyết định điều chỉnh mức phí BHTG của Thủ tướng dựa trên dựa trên đề nghị của tổ chức BHTG, Ngân hành Nhà nước Việt Nam và của Bộ Tài chính.34 Việc quy định quyền cho Thủ tướng quyết định mức phí bảo hiểm tiền gửi thật sự không phù hợp. Bởi vì, Thủ tướng Chính phủ không thể theo dõi được hết biến động của thị trường tài chính, nếu quy định như vậy sẽ càng tạo thêm áp lực, gánh nặng cho Thủ tướng. Thêm nữa Thủ tướng phải điều chỉnh mức phí dựa trên đề nghị của tổ chức BHTG, Ngân

31

Điều 1, khoản 2, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP.

32

Điều 4, khoản 2, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 33

Điều 20, khoản 1 và khoản 2, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 34

hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài Chính, điều này có thể làm cho mức phí BHTG theo hai hướng. Trong trường hợp các tài liệu báo của các cơ quan, tổ chức trên không khớp với nhau, mà Thủ tướng lại dựa trên các báo cáo đó để quyết định mức phí thì mức phí BHTG có thể cao hoặc có thể thấp không sát với thực tế. Vì vậy, để giải quyết cho vấn đề trên, Luật bảo hiểm tiền gửi đã được điều chỉnh giao quyền quyết định mức phí BHTG cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ nắm được diễn biến của thị trường tài chính nên mức phí đưa ra sẽ phù hợp với điều kiện thực tế hơn.

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.35

Số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho mỗi quý tính bằng công thức sau đây36:

Trong đó:

+ P là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp trong quý

+ S0 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước quý thu phí bảo hiểm tiền gửi.

+ S1, S2, S3 là số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm ở cuối các tháng thứ nhất, thứ hai, thứ ba của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm tiền gửi;

+ là tỉ lệ phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho một quý trong năm. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.37

35

Điều 20, khoản 3, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 36

Mục 3, khoản 14, điểm c, Thông tư 03/2006/TT-NHNN. 37

Điều 20, khoản 4, khoản 5, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 4 100 15 , 0 3 2 1 2 3 0 x x S S S S P     4 100 15 , 0 x

Theo quy định hiện tại thì mức phí BHTG mà tổ chức tham BHTG phải nộp là 0,15%/ năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.38

Ngoài ra, nếu tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm quy định thì ngoài việc nộp đủ số phí còn thiếu, phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,1% số tiền chậm nộp39, đó là quy định trước đây. Còn hiện tại, khi tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 20 của Luật bảo hiểm tiền gửi, thì vẫn phải nộp đủ số phí còn thiếu và vẫn phải chịu phạt nhưng mức phạt mỗi ngày nộp chậm chỉ bằng 0,05% số tiền nộp chậm.40 So với quy định trước đây thì mức phạt hiện tại về phí BHTG của mỗi ngày nộp chậm chỉ bằng một nửa, quy định này có lẽ không phù hợp. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày càng có nhiều nhà đầu tư hơn, nền kinh tế Việt Nam càng trở nên sôi động hơn nhất là thị trường tài chính. Đồng nghĩa với lượng tiền trong thị trường tài chính và số lượng các tổ chức tín dụng cũng sẽ tăng lên. Thị trường tài chính thì càng ngày càng phát triển, còn mức phạt thì lại giảm xuống, điều này có vẻ không phù hợp với quy luật phát triển và cũng sẽ làm giảm sức răng đe đối với những tổ chức tham gia BHTG nộp thiếu, nộp chậm phí BHTG.

Trường hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện.41

Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt

38

Điều 1, khoản 4, Nghị định 109/2005/NĐ-CP. 39

Điều 21, khoản 1, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 40

Điều 8, Nghị định 89/1999/NĐ-CP. 41

Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xử lý.42

Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật bảo hiểm tiền gửi lần thứ hai, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.43

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)