3.1.1. Một số thành tựu của BHTG VN.
Thứ nhất, tổ chức BHTG Việt Nam đã mở rộng mạng lưới và hoàn thiện cơ chế quản lý. Hơn 13 năm qua, cùng với việc ổn định bộ máy tổ chức và triển khai đầy đủ các nghiệp vụ về BHTG, BHTG Việt Nam đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên phạm vi cả nước, thành lập 6 chi nhánh BHTG tại các địa bàn kinh tế trọng điểm, nơi tập chung nhiều tổ chức tài chính và TCTD. Đó là chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh khu vực Hà Nội, chi nhánh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ, chi nhánh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tại Nha Trang, chi nhánh khu vực Đông Bắc Bộ tại Hải Phòng và chi nhánh khu vực Băc Trung Bộ tại Nghệ An54. Bên cạnh đó, BHTG Việt Nam đã tiến hành hoàn thiện văn bản nghiệp vụ và quản trị điều hành, bao gồm nhiều văn bản pháp lý, cùng với Ngân hàng Nhà nước dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi - có được Luật bảo hiểm tiền gửi năn 2012 và thay đổi cơ chế hoạt động của tổ chức BHTG để đáp ứng các yêu cầu bổ sung , chỉnh sửa kịp thời cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn hoạt động.
Thứ hai, về việc cấp giấy và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG cho tổ chức tham gia BHTG. Tính đến cuối năm 2012, BHTG Việt Nam đã cấp mới, cấp đổi, cấp lại 3.146 Chứng nhận BHTG (tăng gấp 4 lần so với năm 2011) cho tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động một số, một số tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán và bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra văn bản chấm dứt hoạt động, BHTG Việt Nam đã chấm dứt bảo hiểm và thu hồi 514 Chứng nhận tham
54
gia BHTG (tăng gấp 6 lần so với năm 2011)55. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, BHTG VN cũng đã thực hiện cấp mới. cấp đổi, cấp bổ sung, cấp lại 38 Chứng nhận tham gia BHTG và nội dung BHTG cho 25 đơn vị; thu hồi 2 chứng nhận BHTG của tổ chức tham gia BHTG do trường hợp sát nhập và giải thể bắt buộc56. Mặc dù mạng lưới hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG có biến động lớn, nhưng các trường hợp tổ chức tham gia BHTG thành lập mới, hợp nhất, sát nhập, giải thể được BHTG VN kịp thời hướng, tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định cấp dẫn cấp, thu hồi chứng nhận BHTG nên nhận thức của công chúng về quyền lợi cuả người gửi tiền, ý thức chấp hành quy định pháp luật về chứng nhận BHTG của tổ chức tham gia BHTG được nâng lên.
Thứ ba, về thu phí BHTG và quản lý, sử dụng vốn: BHTG Việt Nam luôn chú trọng đến công tác thu phí và quản lý do pháp luật quy định, quỹ BHTG bổ sung từ nguồn vốn thu phí này hàng năm và sử dụng vốn để bù đắp chi phí. Phần lớn các tổ chức tham gia BHTG cháp hành tốt quy định về tính và nộp phí, góp phần tăng cường nguồn lực cho BHTG VN để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền. Số BHTG tăng năm sau so với năm trước. Năm 2012, BHTG VN đã thu phí của 1.229 tổ chức tham gia BHTG với tổng số phí thực nộp hơn 2.057 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2011. Tổng số dư tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 201157. Riêng nửa năm 2013, BHTG VN cũng đã thu phí của 1.229 tổ chức tham gia BHTG với tổng số phí thực nộp khoảng 1.303 tỷ đồng, tăng 37.4% so với cùng kỳ58. Nhìn chung, các tổ chức tham gia BHTG triển khai và thực hiện nghiêm túc quy định về tính và nộp phí. Bên cạnh đó, cũng còn một số tổ chức tham gia BHTG chưa xác định đúng đối tượng được bảo hiểm dẫn đến việc tính, nộp phí BHTG chưa chính xác. Việc xác định mức phí riêng biệt đối với từng tổ chức tham gia BHTG đã được quy định trong Luật bảo hiểm tiền gửi nhưng chưa được áp dụng co chưa có văn bản hướng dẫn.
55
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 23 tháng 03 năm 2013. 56
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 24 tháng 07 năm 2013. 57
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 23 tháng 03 năm 2013. 58
BHTG VN đã thực hiện quản lý và sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi theo nguyên tắc đảm bảo sự hoạt động bình thường của các nghiệp vụ, bảo toàn và phát triển vốn. Trên cơ sở cập nhật, phân tích tình hình biến động của thị trường tài chính tiền tệ, BHTG VN xác định cơ cấu, tỷ trọng, kỳ hạn đầu tư đảm bảo an toàn, hiệu quả. Với số lãi thu được hơn 1.300 tỷ đồng trong năm 201259, hoat động đầu tư vốn của BHTG VN đã góp phần nâng cao năng lực tài chính của mình. Trong 6 tháng đầu năm 2013, vẫn trên cơ sở cập nhật, phân tích tình hình biến động của thị trường tài chính tiền tệ, BHTG VN dự tính tổng số lãi thu được từ việc đầu tư vốn của BHTG VN là khoảng 547 tỷ đồng , giảm 200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 201260.
Thứ tư, giám sát rủi ro và hoat động kiểm tra. Trong năm 2012, BHTG VN đã thực hiện giám sát định kỳ đối với 90 Ngân hàng thương mại, 11 TCTD phi ngân hàng, 1136 quỹ tính dụng nhân dân và quỹ tính dụng nhân dân Trung ương61, trên cơ sở báo cáo của các tổ chức tham gia BHTG, BHTG VN đã phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị, phát hiện kịp thời những yếu kém, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, từ đó BHTG VN đã đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan biện pháp xử lý. Đối với các tổ chức tham gia BHTG, BHTG VN đã gửi cảnh báo, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh khảo sát và tìm biện pháp xử lý; Công tác kiểm tra tại chỗ các tổ chức tham gia BHTG cũng được hoàn thành đúng kế hoạch đề ra với việc kiểm tra 294 tổ chức tham gia BHTG62. Cùng với giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ giúp đánh giá chính xác hơn thực trạng hoạt động, việc chấp hành quy định pháp luật về BHTG và mức độ rủi ro đang có hay còn tiềm ẩn của các tổ chức tham gia BHTG.
Tính đến cuối tháng 6/2013, BHTG VN thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia BHTG gồm 90 ngân hàng, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và 1141 Quỹ tính dụng nhân dân cơ sở63. Trong
59
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 23 tháng 03 năm 2013. 60
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 24 tháng 07 năm 2013. 61
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 23 tháng 03 năm 2013. 62
Thông tin bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 23 tháng 03 năm 2013. 63
bối cảnh hội nhập kinh tế, vấn đề năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng được đặt ra khi chất lượng hoạt động chậm cải thiện, rủi ro không giảm. Rủi ro đạo đức nổi lên là vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng vì nhiều cán bộ ngân hàng vi phạm pháp luật và đạo đức nghê nghiệp. Nợ xấu và nợ quá hạn vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là các Ngân hàng Thương mại. Khả năng sinh lời của các ngân hàng tiếp tục suy giảm kể từ quý I năm 2011. Số lượng các đơn vị có rủi ro cao tăng so với cuối năm 2012; Hoạt động kiểm tra tại chỗ được thực hiện theo đúng kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2013, BHTG VN đã hoàn thành kiểm tra 15 Ngân hàng Thương mại, 139 Quỹ tính dụng nhân dân cơ sở64. Trong tháng 6, BHTG VN đã chỉ đạo các chi nhánh tiến hành rà soát, kiểm tra các Quỹ tính dụng nhân dân có rủi ro cao trên địa bàn. Kết quả rà soát, kiểm tra sẽ giúp BHTG VN chủ động xây dựng, đề xuất phương án phù hợp đối với các tổ chức có mức độ rủi ro cao.
3.1.2. Một số hạn chế của BHTG.
Thứ nhất, quy định về đối tượng được bảo hiểm. Tiền gửi ngoại tệ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số nguồn vốn huy động. Những năm qua, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã đi vào thực tế và có hiệu quả, các cá nhân nước ngoài đầu tư vào càng nhiều nguồn nhân lực xuất khẩu lao động cũng gia tăng. Chính vì vậy, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của cá nhân trong nước và nước ngoài thường trú tại Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cho phép cá nhân gửi tiền bằng ngoại tệ tại các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối, nhưng không quy định số tiền này được bảo hiểm.
Thứ hai, quy định về mức phí BHTG: Theo Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 06 năm 2013, mức phí BHTG hiện nay ở nước ta là 0,15%/năm tính trên tổng số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Mức phí này được điều chỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của tổ chức BHTG và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước. Các yếu tố xác định mức phí BHTG ở các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các
64
tổ chức tham gia BHTG. Theo thông lệ quốc tế, việc thu phí BHTG được thực hiện theo nguyên tắc rủi ro càng cao thì mức phí càng cao và ngược lại. Hiện nay, mức phí BHTG ở nước ta là 0,15%/năm, ưu điểm của mức phí này là mọi tổ chức tham gia BHTG đều phải đóng một mức phí là như nhau nên nhu cầu đánh giá chính xác tình hình hoạt động của tổ chức này là không cần thiết. Trước hết nó tạo ra tâm lý ỉ lại xét dưới góc độ quản lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đồng thời không có tác dụng khuyến khích các ngân hàng thi đua hoạt động tốt, cạnh tranh lành mạnh để áp dụng mức phí bảo hiểm thấp. Hơn nữa, với một mức phí bảo hiểm như nhau vô hình chung đã đánh đồng các tổ chức hoạt động tốt, độ an toàn cao với các tổ chức hoạt động kém hiệu quả và có độ rủi ro lớn. Mặt khác, nếu chỉ căn cứ vào một mức phí bảo hiểm chung, người gửi tiền sẽ khó có sự lựa chọn hoặc có ý thức thận trọng hơn trong việc giao dịch với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, vấn đề xác định loại tiền gửi là đối tượng được tham gia BHTG: Hiện tại theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi thì “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu…”.Nhược điểm của định nghĩa tiền gửi được bảo hiểm theo phương pháp liệt kê là không thể dự liệu được hết các trường hợp phát sinh trong thực tế. Chẳng hạn, đối với tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi tiền gửi trên tài khoản của cá nhân vẫn là một khái niệm không thể định lượng được, ta có thể thấy ở đây một số tình huống điển hình như sau:
Tình huống thứ nhất, tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không thuộc đối tượng được bảo hiểm. Nhưng trên thực tế có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp thứ nhất, có TCTD hoạch toán loại tiền gửi này vào tài khoản của cá nhân và như vậy, loại tiền gửi này thuộc dạng được bảo hiểm. Với cách xử lý trên, có lẽ các TCTD đã căn cứ vào tiêu chí sở hữu theo quy định của pháp luật. Bởi vì tiền gửi ở các TCTD của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh bản chất vẫn thuộc sở hữu của cá nhân; Trường hợp thứ hai có TCTD lại hoạch toán tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh vào tài khoản của tổ chức và không được bảo hiểm. Trong trường
hợp này các TCTD đã dựa vào tiêu chí chủ thể, mặc dù doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân nhưng lại được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, và khi họ tham gia vào quan hệ tiền gửi ở các TCTD cũng như các quan hệ kinh tế khác thì không phải tư cách cá nhân mà là với tư cách tổ chức doanh nghiệp. Theo pháp luật dân sự, cá nhân được hiểu là một con người cụ thể, còn doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lại là một tổ chức doanh nghiệp. Do đó, tiền gửi trên tài khoản của TCTD là tiền gửi của tổ chức và không được bảo hiểm. Rõ ràng là sự thiếu khoa học và thiếu thống nhất trong các quy định của pháp luật về các loại tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm đã dẫn đến tình trạng xử lý thiếu đồng bộ của các TCTD nói trên. Như vậy, cần thiết phải có các quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh vấn đề này, không nên dựa vào yếu tố sở hữu mà nên căn cứ vào yếu tố chủ thể để xác định tiền gửi.
Tình huống thứ hai, hiện nay hầu hết các TCTD đều không xem tiền ký quỹ của cá nhân thuộc đối tượng được bảo hiểm, vì cho rằng vấn đề ký quỹ thuộc quan hệ dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh, tiền ký quỹ không thuộc phạm vi tiền gửi. Tuy vậy, đối với tiền ký quỹ, các quy định của Bộ luật dân sự (Điều 365) chỉ quy định về khía cạnh liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, vì vậy, cần thiết phải quy định tiền gửi ký quỹ của cá nhân tại TCTD cũng là đối tượng tiền gửi được bảo hiểm. Hiện tại trên thực tế, hầu hết các TCTD đều không xem tiền gửi ký quỹ của cá nhân thuộc đối tượng được BHTG. Đây là một bất hợp lý trong quy định của pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người gửi tiền.
Tình huống thứ ba, đối với tiền gửi của đồng chủ tài khoản là cá nhân ở các TCTD: Thực tiễn khi gặp trường hợp đồng chủ tài khoản, trong đó có bên đồng chủ tài khoản là cá nhân thì có TCTD tách khoản tiền của cá nhân để cho hưởng bảo hiểm, có trường hợp TCTD coi đây là tiền gửi của tổ chức và không cho hưởng bảo hiểm. Ở trường hợp mà các TCTD đã lúng túng vì không có sự hướng dẫn rõ ràng từ phía các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý Nhà nước về tiền tệ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nguyên tắc chung là tiền gửi của cá nhân sẽ được bảo hiểm thì dù là cá nhân trong trường hợp đồng chủ tài khoản vẫn phải được tách ra để hưởng BHTG. Tất nhiên là tài
khoản đó có đồng chủ tài khoản là tổ chức, còn nếu tất cả đồng chủ tài khoản là cá nhân thì toàn bộ tiền gửi của tài khoản đó thuộc đối tượng của pháp luật liên quan đến tiền gửi của cá nhân thuộc diện được BHTG.
Tình huống thứ tư, đối với tiền gửi của tổ chức, tâp thể, hộ gia đình, tổ hợp tác nhưng đứng tên cá nhân: Vấn đề đặt ra của tình huống này là cần xác định chủ thể - người đứng tên chủ tài khoản hay là sở hữu thực tế của số tiền trên tài khoản đó. Thực tế khi rơi vào tình huống này, các TCTD rất khó thể xác định chủ thể thực hiện giao dịch từ tiền là cá nhân hay tổ chức, chính vì thế có thể có những biến tướng xảy ra, như việc dùng tiền gửi của tập thể trên danh nghĩa cá nhân để hưởng bảo hiểm. Tuy