Thời điểm phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 42)

Quy định hiện hành của Luật bảo hiểm tiền gửi thì nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.44 Trong quy định này, Luật bảo hiểm tiền gửi đã phân định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đối với hai đối tượng, đó là tổ chức tín dụng tham gia BHTG và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tham gia BHTG. Và ở hai chủ thể này, thời điểm làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cũng được xác định khác nhau.

 Đối với tổ chức tín dụng, thời điểm làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm được chia làm ba trường hợp:

42

Điều 21, khoản 3, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 43

Điều 21, khoản 4, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 44

- Trường hợp thứ nhất, kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản.

- Trường hợp thứ hai, kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản.

- Trường hợp thứ ba, kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản không áp dụng phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản.

 Đối với tổ chức tham gia BHTG là chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là kể từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Xem quy định trên ta thấy, khi tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng phá sản đã được áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ra văn bản chấm dứt áp dụng các biện pháp trên, thời điểm trả tiền bảo hiểm mới bắt đầu phát sinh. Còn đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chỉ cần không có khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền và bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định là mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền thì mới phá sinh thời điểm trả tiền bảo hiểm mà không được áp dụng các biện pháp như là tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Quy định này có vẻ như Luật bảo hiểm tiền gửi đã tạo ra sự thiếu công bằng giữa tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu đề tài: pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)