8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.1.4. Đặc điểm của sách giáo khoa Hóa học 10 [10], [30]
2.1.4.1. Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa Hóa học 10
Chương trình hóa học lớp 10 THPT bao gồm 7 chương:
Chương 1: Nguyên tử
Bài 1. Thành phần nguyên tử.
Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị. Bài 3. Luyện tập: Thành phần nguyên tử.
Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử.
Bài 5. Cấu hình electron nguyên tử. Bài 6. Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử.
Chương 2: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn
Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn.
Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài 11. Luyện tập chương 2: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học.
Chương 3: Liên kết hóa học
Bài 12. Liên kết ion – Tinh thể ion.
Bài 13. Liên kết cộng hóa trị.
Bài 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử. Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa.
Bài 16. Luyện tập: Liên kết hóa học.
Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử
Bài 17. Phản ứng oxi hóa – khử.
Bài 18. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. Bài 19. Luyện tập: Phản ứng oxi hóa – khử.
Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử.
Chương 5: Nhóm Halogen
Bài 21. Khái quát về nhóm Halogen. Bài 22. Clo.
Bài 23. Hidro clorua, axit clohidric và muối clorua. Bài 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo.
Bài 25. Flo – Brom – Iot.
Bài 26. Luyện tập: Nhóm Halogen.
Bài 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo.
Bài 28. Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot.
Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Bài 29. Oxi – Ozon. Bài 30. Lưu huỳnh.
Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi và lưu huỳnh.
Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat. Bài 34. Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh.
Bài 35. Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.
Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học
Bài 36. Tốc độ phản ứng hóa học.
Bài 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học. Bài 38. Cân bằng hóa học.
Bài 39. Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
Nội dung cụ thể từng chương như sau:
Chương 1: Nguyên tử
Nội dung của chương nhằm hình thành khái niệm nguyên tử với các nội dung về thành phần cấu tạo, kích thước, khối lượng, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, obitan nguyên tử, vỏ nguyên tử…Nếu như ở THCS, khái niệm về các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử được hình thành để học sinh thừa nhận nguyên tử có cấu tạo phức tạp thì ở chương này các khái niệm về nguyên tử được nghiên cứu sâu sắc theo các quan điểm hiện đại và nội dung của nó đã trở thành cơ sở lí thuyết để nguyên cứu các chương tiếp theo trong chương trình. Các khái niệm về hạt nhân nguyên tử, lớp vỏ electron, obitan nguyên tử, cấu hình electron… luôn được đề cập đến trong các khái niệm khác và giải thích, dự đoán tính chất các chất được nghiên cứu trong chương trình.
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được xây dựng trên cơ sở sự tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử và nguyên tắc sắp xếp các electron vào lớp vỏ nguyên tử. Sự biến thiên của điện tích hạt nhân dẫn đến sự biến thiên tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố và là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố. Đây cũng chính là nội dung định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Với chương trình nâng cao còn nghiên cứu thêm các vấn đề về sự biến đổi một số đại lượng vật lí, biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Đây cũng là cơ sở lí thuyết chủ đạo giúp cho việc dự đoán, giải thích tính chất các chất, sự biến thiên tính chất các nhóm nguyên tố A, B được nghiên cứu trong chương trình.
Các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn là cơ sở để hình thành các khái niệm về liên kết hóa học, nguyên nhân hình thành liên kết, các dạng liên kết và bản chất của chúng theo quan điểm của các học thuyết hóa học hiện đại (lí thuyết sóng và hạt của electron). Chương trình nâng cao còn đề cập đến khái niệm lai hóa các obitan nguyên tử, sự xen phủ các obitan, hình thành liên kết đơn, đôi, ba, liên kết kim loại và sự xác định dạng liên kết hóa học dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố tham gia liên kết. Khái niệm hóa trị, số oxi hóa được hình thành để chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử. Các kiến thức về liên kết hóa học, các dạng mạng tinh thể giúp học sinh xác định và mô tả được cấu trúc phân tử các chất nghiên cứu và từ đó mà dự đoán, lí giải tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất.
Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử
Trên cơ sở các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, khái niệm hóa trị và số oxi hóa mà khái niệm phản ứng hóa học nói chung, phản ứng oxi hóa – khử nói riêng được xem một cách khoa học và đi sâu vào bản chất của chúng. Định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử, các khái niệm về sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử cũng được thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc hơn so với khái niệm đã nghiên cứu ở THCS. Sự phân loại phản ứng hóa học cũng được đề cập ở mức độ khái quát cao hơn khi dựa vào cơ sở sự thay đổi số oxi hóa để chia phản ứng hóa học thành 2 loại: phản ứng oxi hóa – khử và không phải oxi hóa – khử. Khái niệm phản ứng tỏa nhiêt và phản ứng thu nhiệt được đưa ra trong chương trình nâng cao nhằm giới thiệu phương trình nhiệt hóa học một dạng phương trình mô tả trạng thái của chất và nhiệt phản ứng đồng thời cũng giới thiệu một cách phân loại phản ứng hóa học nữa nếu căn cứ vào dấu hiệu năng lượng của quá trình. Như vậy sự phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ ở phổ thông đến đây cũng được xem là đầy đủ và trọn vẹn.
Kiến thức trong các chương 1, 2, 3 được coi là lí thuyết chủ đạo của chương trình hóa học THPT nói riêng và hóa học phổ thông nói chung. Từ đây các nhóm nghiên cứu hóa học trong chương trình được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết này. Trong chương trình cũng có nghiên cứu các nội dung lí thuyết khác nhau nhưng chúng đều được hình thành trên cơ sở của thuyết electron về cấu tạo chất
Nội dung hai chương này nghiên cứu về hai nhóm nguyên tố phi kim quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, giải thích tính chất các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm và sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong nhóm. Các kiến thức về các nhóm nguyên tố này còn giúp cho viêc hoàn thiện dần các kiến thức lí thuyết chủ đạo như các khái niệm về các loại phản ứng oxi hóa khử, các dạng liên kết, dạng mạng tinh thể…
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Các khái niệm được hình thành trong chương nhằm nghiên cứu mặt động học của quá trình biến đổi chất. Các khái niệm được xem xét toàn diện về hai mặt định tính và định lượng.
Về mặt định tính xem xét đến các khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
Về mặt định lượng có xem xét đến các biểu thức toán học biểu thị và tính toán tốc độ phản ứng trung bình, hằng số cân bằng trong các hệ đồng thể và dị thể.
Các kiến thức về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học là cơ sở để hiểu được các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất hóa học.
2.1.4.2. Hình thức sách giáo khoa Hóa học 10
SGK có kích thước dài và rộng (17 x 24 cm) hơn các SGK trước đây. Khổ sách này thuận lợi cho việc trình bày cuốn sách về kênh hình và kênh chữ. Hình thức SGK được in 4 màu, trang nhã. Màu sắc của các mẫu vật phù hợp với màu sắc tự nhiên thật của các chất. Với hình thức này của SGK góp phần làm cho HS yêu thích môn Hóa học, trân trọng và giữ gìn sách.
2.1.4.3. Đặc điểm chung về sách giáo khoa Hóa học 10
Nhìn chung SGK Hóa học 10 có các đặc điểm sau:
- Bốn chương đầu gồm các phần của lí thuyết chủ đạo như cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luât tuần hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử. Vận dụng các lí thuyết chủ đạo ở trên để nghiên cứu 2 chương tiếp theo các nhóm nguyên tố cụ thể là nhóm halogen và oxi – lưu huỳnh. Chương cuối cùng (chương 7) nghiên cứu về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học là những kiến thức cơ sở của hóa học giúp HS
hiểu tốt hơn những biện pháp kỹ thuật để tăng hiệu suất của các quá trình sản xuất hóa học được đề cập ở chương 5 và chương 6.
- Có 8 bài luyện tập, chương 1 có 2 bài, các chương còn lại mỗi chương có 1 bài. Các bài luyện tập giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thông hóa kiến thức và đặc biệt là tập vận dụng những kiến thức đã học.
- Có 6 bài thực hành, điều này đảm bảo tính đặc thù của bộ môn khoa học thực nghiệm.
- Có 7 bài đọc thêm và 1 bài tư liệu để HS tham khảo mở rộng kiến thức.
- Có mục lục tra cứu SGK để HS tìm nhanh được kiến thức cần tìm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng sách để tự học.
- Ở mỗi chương đều có phần giới thiệu tổng quát những kiến thức cơ bản của chương và có ảnh đầu chương giúp HS định hướng được việc nghiên cứu và hứng thú học tập hơn.
- Ở mỗi bài đều có mục tiêu bài học nêu ra các mức độ (biết, hiểu, vận dụng) mà HS cần phải đạt được với bài học đó.
- Số lượng kênh hình tăng nhiều so với SGK trước đây, bổ trợ tích cực cho nội dung của bài, giúp HS hiểu và tiếp thu bài học tốt hơn.
- Kiểu chữ được lựa chọn khoa học, có phân biệt đầu bài với các mục lục lớn và nhỏ của bài, rất thuận lợi cho việc đọc, học bài và soạn bài.
- Sách trình bày đẹp, các mục lớn, nhỏ rõ ràng, khoa học.
- Khổ sách (17 x 24 cm) lớn hơn khổ sách cũ làm giảm bớt độ dày của sách, tạo sự tiện lợi cho việc sử dụng.
- Các thí nghiệm được trình bày chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu, coi thí nghiệm là nguồn cung cấp kiến thức cho HS. Thông qua thí nghiệm, HS tự xây dựng kiến thức cho mình dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nội dung các bài học được trình bày theo hướng nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, để GV có thể dựa vào đó mà tổ chức các hoạt động dạy học, đặt HS vào vị trí trung tâm của hoạt động nhận thức theo quan điểm phương pháp dạy học "lấy học sinh làm trung tâm".