Giáo án bài "Hiđro clorua, axit clohiđric và muối clorua"

Một phần của tài liệu một số hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 74)

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.4.4. Giáo án bài "Hiđro clorua, axit clohiđric và muối clorua"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của hiđro clorua.

- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong PTN, trong công nghiệp.

- Tính chất và ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng nhận biết ion clorua. - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử.

2. Kỹ năng

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất của axit HCl.

- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm để rút ra nhận xét.

- Viết phương trình phản ứng chứng minh được tính chất hóa học của dung dịch axit HCl.

- Phân biệt được dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác. - Rèn các kỹ năng làm việc với SGK.

3. Thái độ

- HS nhận thức được vai trò của axit clohiđric trong công nghiệp và đời sống. - Nhận thức được ảnh hưởng của khí hiđroclorua với mưa axit.

- Thái độ học tập nghiêm túc, khoa học, tự giác.

4. Trọng tâm

- Nhận biết ion clorua.

II. CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm.

- Phần mềm mô phỏng sơ đồ thiết bị và dây chuyền sản xuất axit clohđric trong công nghiệp hoặc phóng to hình 5.7 SGK.

- HS hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong tiết học trước.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan.

- Vận dụng các hình thức sử dụng SGK: 2.2.3, 2.2.4, 2.2.5, 2.2.6, 2.2.10, 2.2.11. - Vận dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng SGK.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học

Hoạt động 1:Vào bài

GV:Tại sao dạ dày chúng ta có thể tiêu hóa được thức ăn ?

HS:Do trong dạ dày có axit.

GV:Trong cuộc sống axit còn được dùng để làm gì ?

HS:Để điều chế nhiều chất quan trọng.

GV:Cho biết ở bài học trước đã dùng axit nào để điều chế khí clo ?

HS: Axit HCl.

GV:Vậy HCl có những tính chất lí, hóa học nào ? Cách điều chế ra sao ? Làm thế nào để nhận biết axit này và muối của nó ? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiđroclorua

Hình thức:

+ Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

+ Khai thác thông tin từ hình vẽ.

+ Tóm tắt nội dung một đoạn của SGK.

GV yêu cầu HS viết công thức e và công thức cấu tạo của HCl, giải thích vì sao HCl phân cực ?

GV hướng dẫn HS quan sát bình đựng khí HCl, đọc SGK nêu tính chất vật lí của hiđroclorua.

GV yêu cầu HS quan sát hình 5.5, kết hợp với đọc nội dung trong SGK tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm tính tan của HCl trong nước.

GV tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn HS quan sát và rút ra kết luận.

1. Cấu tạo phân tử

HCl là hợp chất cộng hóa trị có cực.

2. Tính chất

- Là chất khí, không màu, mùi xốc. - Nặng hơn không khí.

- Tan nhiều trong nước (1lít nước hòa tan 500 lít HCl).

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của axit clohiđric

Hình thức:

+ Dựa vào SGK trả lời câu hỏi. + Lập dàn ý nội dung bài học.

GV đưa ra câu hỏi củng cố: Cùng là công thức HCl, khi nào thì gọi là khí hiđro clorua, khi nào thì gọi là axit clohiđric ?

GV cho HS quan sát bình đựng dd HCl bằng thủy tinh và đọc SGK nêu tính chất vật lí của dd axit clohiđric.

GV có thể mở nhanh lọ đựng dd axit clohiđric đặc cho HS thấy sự “bốc khói”.

HS quan sát và nhận xét.

GV yêu cầu HS dựa vào nội dung trong SGK và những kiến thức đã học, lập dàn ý về tính chất hóa học của axit clohiđric.

GV yêu cầu HS viết phương trình phản

II. Axit Clohiđric

1.Tính chất vật lý

Khí HCl H O2 → axit HCl

- Là chất lỏng không màu, mùi xốc. - Dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ 37%, bốc khói trong không khí ẩm.

2. Tính chất hóa học

a. Tính axit mạnh

NaOH + HCl  NaCl + H2O Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O

ứng minh họa các tính chất của dung dịch HCl.

Với phản ứng thể hiện tính khử, yêu cầu HS xác định số oxi hóa và vai trò của các chất trong phản ứng. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O b. Tính khử +4 -1 +2 0 PbO2 + 4HCl  PbCl2+ Cl2 + 2H2O +4 -1 +2 0 MnO2 + 4 HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Hoạt động 4: Tìm hiểu về phương pháp điều chế

Hình thức:

+ Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

+ Khai thác thông tin từ hình vẽ.

GV yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết trong PTN người ta điều chế khí HCl như thế nào ?

GV yêu cầu HS quan sát hình 5.7, trình bày cách sản xuất axit HCl trong công nghiệp. GV Cho HS xem phim mô phỏng sơ đồ thiết bị và dây chuyền sản xuất axit clohđric để HS khắc sâu kiến thức.

3. Điều chế a. Trong phòng thí nghiệm NaCl + H2SO4t0<2500C→ NaHSO4 + HCl NaCl + H2SO4t0>4000C→ Na2SO4 + 2HCl

b. Trong công nghiêp(phương pháp tổng

hợp) đốt Cl2 và H2 lấy từ phương trình điện phân dung dịch NaCl.

H2 + Cl2→ 2HCl Hiện nay:

NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

Hoạt động 5: Tìm hiểu muối clorua và nhận biết ion clorua

Hình thức:

+ Tóm tắt nội dung một đoạn của SGK. + Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

GV hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan, nhận xét về tính tan của các muối clorua.

GV yêu cầu HS đọc SGK tóm tắt về một số muối quan trọng và những ứng dụng của chúng.

GV có thể bổ sung thêm các thông tin

III.Muối clorua và nhận biết ion

clorua

1. Muối clorua

- Muối của axit clohiđric là muối clorua. - Tính tan của muối clorua: Hầu hết là tan trừ AgCl, CuCl, PbCl2 không tan.

- Muối clorua có nhiều ứng dụng quan trọng. NaCl làm muối ăn và nguyên liệu

khác về ứng dụng của NaCl trong công nghiệp thực phẩm, quá trình trao đổi chất...

GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi: Thuốc thử để nhận biết ion Cl- ? Hiện tượng ?

GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.

sản xuất Clo, NaOH..., KCl làm phân bón...

2. Nhận biết ion Clorua

- Thuốc thử: bạc nitrat (AgNO3). - Hiện tượng: kết tủa trắng AgCl. - Phương trình phản ứng:

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

4. Củng cố

Hình thức: Làm bài tập với SGK.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Lấy ví dụ bằng phản ứng để chứng minh axit HCl có đầy đủ tính chất của một axit và có tính chất riêng là tính khử.

+ Nêu cách nhận biết ion Cl-.

- Yêu cầu HS làm bài tập: 1 – 7 trong SGK trang 106.

5. Dặn dò

Hình thức: Sử dụng SGK để chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Yêu cầu HS chuẩn bị bài học tiếp theo: bài 24 "Sơ lược về các hợp chất có oxi của clo" bằng cách đọc và tóm tắt ý chính của bài học.

V. Rút kinh nghiệm

... ...

Một phần của tài liệu một số hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)