8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.4.5. Giáo án bài "Lưu huỳnh"
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
- Học sinh biết được vị trí, cấu hình electron của lưu huỳnh. - Biết hai dạng thù hình của lưu huỳnh.
- Biết cấu tạo phân tử và tính chất của lưu huỳnh biến đổi như thế nào theo nhiệt độ. - Lưu huỳnh có những tính chất gì ? Đặc biệt là tính chất nào ?
2. Kỹ năng
- Dự đoán tính chất, kết luận được tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Học sinh viết được phương trình phản ứng của lưu huỳnh với một số đơn chất (kim loại,với hidro, với oxi...).
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý của lưu huỳnh.
- Giải thích một số hiện tượng vật lý, hoá học liên quan đến lưu huỳnh. - Rèn kỹ năng làm việc với SGK.
3. Thái độ
- Thông qua các tính chất của lưu huỳnh HS biết cách và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Hình thành thái độ học tập nghiêm túc, khoa học, tự giác.
4. Trọng tâm
Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm.
- Chuẩn bị phim mô phỏng cấu tạo của phân tử lưu huỳnh. - Phiếu học tập cho HS.
- HS hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong tiết học trước.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan.
- Vận dụng các hình thức sử dụng SGK: 2.2.2, 2.2.3, 2.2.6, 2.2.8, 2.2.10, 2.2.11. - Vận dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng SGK.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học
Từ thời cổ đại con người đã biết lưu huỳnh và đã sử dụng lưu huỳnh cũng như những hợp chất của chúng để làm trắng vải, chế dược phẩm, sản xuất thuốc súng đen, sản xuất diêm... Ngày nay, lưu huỳnh cũng được sử dụng nhiều trong công nghiệp và nông nghiệp. Vậy lưu huỳnh là hợp chất như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu về đơn chất này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử
GV treo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lên bảng, yêu cầu HS cho biết vị trí của lưu huỳnh, viết cấu hình electron, nhận xét số electron lớp ngoài cùng.
I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
- Vị trí: + Z = 16. + Chu kì 3. + Nhóm VI. - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
=> Lớp ngoài cùng có 6 electron trong đó có 2 electron độc thân.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí
Hình thức:
+ Khai thác thông tin từ hình vẽ. + Tìm chữ thần.
+ Tóm tắt nội dung một đoạn trong SGK.
GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ tinh thể hai dạng thù hình của lưu huỳnh, từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét về tính bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
GV yêu cầu HS xem thêm nội dung trong SGK.
GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm chữ thần và tóm tắt nội dung trong sách.
GVcho HS xem phim mô phỏng quá trình biến đổi cấu trúc của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
GV bổ sung: Để đơn giản trong các phương trình phản ứng ta dùng ký hiệu S mà không dùng S8.
II. Tính chấtvật lí
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα), lưu huỳnh đơn tà (Sβ).
Kết luận: Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lý, có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo nhiệt độ.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính ất vật lý
Srắn → Slỏng → Squánh → Shơi Vàng Vàng Nâu đỏ Nâu đỏ
Hoạt động 4: Nghiên cứu tính chất hóa học
Hình thức: Dựa vào SGK giải thích tình huống lí thuyết.
GV yêu cầu HS xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong các chất: H2S, S, SO2, H2SO4.
GV gợi ý HS dự đoán tính chất của lưu huỳnh.
GV mô tả thí nghiệm: Cu + S, yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng Fe tác dụng với S, H2 tác dụng với S. Xác định sự thay đổi số oxi hoá của lưu huỳnh từ đó rút ra nhận xét ?
GV đưa ra tình huống: hơi thủy ngân rất độc, nếu vô tình làm rơi vãi thủy ngân ra ngoài (chẳng hạn vỡ nhiệt kế...) ta xử lý bằng cách nào ?
HS dựa vào SGK, suy nghĩ giải thích tình huống này.
GV kết luận: Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao, riêng với Hg phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường.
GV Hướng dẫn HS viết phương trình hoá học của phản ứng S tác dụng với O2, F2. Yêu cầu HS xác định sự thay đổi về số oxi hoá của lưu huỳnh, từ đó cho nhận xét.
III. Tính chất hóa học
Trong các phản ứng hóa học, lưu huỳnh có số oxi hóa có thể tăng hoặc giảm, vậy lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim lọai và hiđro
+ Tác dụng với kim loại:
0 0 -2 S + Cu →to CuS 0 0 -2 S + Fe →to FeS + Tác dụng với H2: 0 0 -2 S + H2 →to H2S
=> Trong các phản ứng này S thể hiện tính oxi hóa:
0 -2
S+ 2e→S.
S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt độ thường:
0 0 -2
S + Hg → HgS
2. Tác dụng với phi kim
Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng được với nhiều phi kim mạnh hơn:
0 0 +4 -2
S + O2→to SO2.
0 0 +6-1
S + F2 →to SF6.
=> Trong các phản ứng này, S thể hiện tính khử:
0 +4
0 +6
S → S + 6e.
Hoạt động 5: Tìm hiểu ưng dụng của lưu huỳnh
Hình thức: Tóm tắt nội dung một đoạn trong SGK.
GV yêu cầu HS đọc SGK, tóm tắt các ứng dụng của lưu huỳnh.
GV cung cấp thêm thông tin, chẳng hạn: trong công nghiệp, một lượng lớn lưu huỳnh được dùng để lưu hóa cao su, nó làm tăng độ bền, chắc và tính đàn hồi của cao su. Nếu cho nhiều lưu huỳnh vào cao su thì được chất dẻo ebonit dùng làm chất cách điện...
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
- Dùng để sản xuất axit H2SO4: S → SO2 → SO3 → H2SO4
- Lưu hóa cao su, sản xuất diêm, dược phẩm, chất trừ sâu, phẩm nhuộm...
Hoạt động 6: Trạng thái tự nhiên và điều chế
Hình thức: Tóm tắt nội dung một đoạn của SGK.
GV yêu cầu các em nghiên cứu SGK và tóm tắt trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh ?
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất
- Trạng thái tự nhiên:
+ Có nhiều ở dạng đơn chất tạo thành các mỏ lớn trong lòng đất.
+ Ở dạng hợp chất như muối sunfat, muối sunfua…
- Khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên: dùng thiết bị đặc biệt.
4. Củng cố
Dùng một số bài tập sau để củng cố bài học.
Bài 1: Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo phân tử lưu huỳnh. Viết CTCT của lưu huỳnh ở các
nhiệt độ sau:
a. 187oC (S n ) b. 119oC (S8 ) c. 1400oC (S2) d. 1700oC (S)
Bài 2: Xác định tính chất oxi hoá - khử của S trong các phản ứng sau:
a) S + Fe → FeS : Tính oxi hoá.
b) S + 6HNO3→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O : Tính khử.
d) S + 2Na → Na2S : Tính oxi hoá.
Bài 3: Bằng phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hoá của oxi mạnh hơn lưu huỳnh ?
2H2S + O2→ 2S + 2H2O
5. Dặn dò
Hình thức: + Làm bài tập với SGK.
+ Sử dụng SGK để chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2, 3, 5 trang 175 trong SGK.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài học tiếp theo: bài thực hành số 4 bằng cách đọc và tóm tắt cách tiến hành các thí nghiệm.
V. Rút kinh nghiệm
... ...