8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
2.3.4. Sử dụng các phương pháp thích hợp với từng nội dung
Trong chương trình hóa học phổ thông có các dạng bài: - Các bài dạy về thuyết và định luật hóa học cơ bản.
- Các bài dạy về nguyên tố và chất vô cơ. - Các bài dạy về hóa học hữu cơ.
- Các bài luyện tập, ôn tập. - Các bài thực hành hóa học.
Trong từng dạng bài lại chia ra thành các phần nhỏ, chẳng hạn: với dạng bài dạy về chất vô cơ thường gồm các phần: cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên, điều chế. Bài dạy về chất hữu cơ thì có: đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng...Như vậy có thể thấy trong SGK Hóa học có rất nhiều phần với những đặc điểm về kiến thức và trình bày khác nhau. Vì vậy, khi giảng dạy cần phải có những phương pháp sử dụng SGK phù hợp với từng nội dung.
Ví dụ:
- Khi dạy về thuyết và định luật là những bài dạy khó, có nhiều khái niệm trừu tượng không thể hoặc khó tiến hành thí nghiệm hay dùng các phép tính để đi đến những kết luận; GV nên cho HS đọc SGK để nắm được nội dung, công nhận các quan điểm của các thuyết, sau đó vận dụng lý thuyết vào làm các bài tập cụ thể.
- Khi dạy về phần tính chất hóa học: đây là nội dung kiến thức quan trọng của bài, có thể cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm với các hình thức như đọc SGK, tóm tắt, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi cho từng nội dung.