8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
1.4.4. Dạy học tích cực [5]
1.4.4.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Dạy học tích cực là các phương pháp dạy học hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển và định hướng của người dạy nhằm đạt được kết quả tối ưu của quá trình hoạt động nhận thức.
Dạy học tích cực đồng nghĩa với việc học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.
Một số phương pháp dạy học tích cực: - Phương pháp dạy học theo mục tiêu. - Phương pháp dạy học theo dự án. - Phương pháp dạy học nêu vấn đề. - Phương phápdạy học tích hợp. - Phương pháp seminar.
- Phương pháp dạy học theo chủ đề.
- Phương pháp dạy học thuyết trình theo chủ đề. - Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp dạy học tình huống. - Phương pháp não công.
- Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp bể cá.
- Phương pháp sử dụng SGK, tài liệu học tập. - Phương pháp sử dụng phiếu câu hỏi.
- Phương pháp lấy thông tin phản hồi. - Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực. - Sử dụng bài tập để phát huy tính tích cực.
1.4.4.2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
- Tính chủ động, tự lực, tích cực, của mỗi cá nhân được tăng cường.
- Coi trọng hoạt động tổ chức, điều khiển của giáo viên trong quá trình dạy học. - Các mối quan hệ tương tác giữa thầy – trò, trò – trò phong phú và đa dạng. - Tính vấn đề cao của nội dung dạy học.
- Mang lại kết quả học tập cao.
1.4.4.3. Tác dụng của phương pháp dạy học tích cực
Khuyến khích sự tham gia chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh vào quá trình học tập.
- Tạo điều kiện cho người học phát triển tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo. - Tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Tạo điều kiện cho người học hiểu sâu và nắm vững kiến thức.
- Góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy học.
- Tạo điều kiện cho người dạy phát triển năng lực tổ chức, điều khiển khả năng ứng xử sư phạm và năng lực hợp tác.