Giáo án bài "Khái quát về nhóm halogen"

Một phần của tài liệu một số hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70)

8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.4.3. Giáo án bài "Khái quát về nhóm halogen"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Biết nhóm halogen gồm những nguyên tố nào ? Vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.

- Biết đặc điểm của lớp electron ngoài cùng, cấu tạo phân tử của các halogen. - Hiểu tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.

- Tính chất của các halogen biến đổi có quy luật.

- Nguyên nhân flo chỉ có số oxi hóa -1, trong khi các halogen khác còn có thêm các số oxi hóa: +1, +3, +5, +7.

2. Kỹ năng

- Viết được cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố halogen.

- Dự đoán và viết các phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa mạnh của các halogen.

- Rèn kỹ năng làm việc với SGK.

- Tạo cho HS niềm yêu thích môn Hóa học.

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của Hóa học đối với đời sống, sản xuất. - Thái độ học tập nghiêm túc, khoa học, tự giác.

4. Trọng tâm

Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng tuần hoàn, bảng 1.1.

- Sơ đồ biểu diễn sự tạo thành phân tử halogen. - Bình khí clo, dung dịch brom, tinh thể iot.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan.

- Vận dụng các hình thức sử dụng SGK: 2.2.5, 2.2.7, 2.2.9, 2.2.10, 2.2.11. - Vận dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng SGK.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học

Hoạt động 1:Vào bài

Thuật ngữ halogen theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là "sự tạo muối" để chỉ các nguyên tố: F, Cl, Br, I. Nhóm các nguyên tố tự nhiên có vai trò to lớn đối với việc phát minh ra định luật tuần hoàn.

Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về nhóm này đồng thời củng cố các lí thuyết chủ đạo đã học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

GV treo bảng HTTH.

II. Vị trí của nhóm halogen trong

bảng tuần hoàn

GV giới thiệu tên của các nguyên tố halogen, yêu cầu HS cho biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

GV bổ sung: Atatin không gặp trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo nên xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.

(F), clo (Cl), brom (Br), iot(I) và atatin (At). Atatin được xem xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.

- Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA, đứng ở cuối các chu kỳ, trước các khí hiếm.

Hoạt động 3: Nghiên cứu cấu hình

electron nguyên tử, cấu tạo phân tử

Hình thức: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

GV:Yêu cầu HS viết cấu hình e của F, Cl, Br, I và rút ra nhận xét.

HS: Viết cấu hình e, nhận xét: đều có 7e ở lớp ngoài cùng dễ nhận thêm 1e  tính chất hóa học đặc trưng là tính oxi hóa.

GVnêu vấn đề: vì sao các nguyên tử halogen phải liên kết với nhau tạo phân tử X2.

HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi và biểu diễn sơ đồ tạo liên kết X2.

II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử

- Có 7 electron lớp ngoài cùng (2e ở phân lớp s và 5e ở phân lớp p).

- Cấu hình electron ở dạng tổng quát: ns2np5. - Phân tử gồm 2 nguyên tử: : X : X : • • • • • • • • → X−X → X2

Liên kết trong phân tử X2 không bền dễ tách thành nguyên tử → halogen hoạt động hóa học mạnh để thu thêm 1e. - Tính chất hóa học của các halogen là tính oxi hóa mạnh.

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự biến đổi tính chất vật lí và độ âm điện

Hình thức:

+ So sánh, phân tích bảng số liệu. + Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 11 trong SGK, nhận xét về sự biến đổi tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khi đi từ F → I theo chiều điện tích hạt nhân tăng.

GV: Yêu cầu HS nhắc lại quy luật biến

III. Sự biến đổi tính chất

1. Sự biến đổi tính chất vật lí

Đi từ flo đến iot ta thấy:

- Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.

- Màu sắc: đậm dần.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần.

đổi độ âm điện của các nguyên tố nhóm A. So sánh với giá trị độ âm điện trong bảng 11. Rút ra kết luận về quy luật biến đổi độ âm điện của các nguyên tố halogen.

GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết số oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm halogen và giải thích tại sao có sự khác biệt đó.

- Độ âm điện tương đối lớn và giảm dần khi đi từ flo đến iot.

- Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hóa -1; các halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.

Vì flo có độ âm điện lớn nhất chỉ hút e nên chỉ có số oxi hoá -1; các nguyên tố còn lại có thể tạo thành 1, 3, 5, 7 e độc thân ở trạng thái bị kích thích nên có thể nhường 1, 3, 5, 7 e nên ngoài số oxi hoá -1 còn có thêm số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

Hoạt động 4: Nghiên cứu sự biến đổi tính chất hóa học

Hình thức: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

GV:Yêu cầu HS cho biết: - Tính chất hóa học của halogen.

- Sự biến đổi tính chất của các halogen.

GV:Yêu cầu HS nhận xét sự biến đổi này với quy luật biến đổi tính chất hóa học của các nguyên tố trong bảng hệ thông tuần hoàn.

GV: Yêu cầu HS dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng để giải thích vì sao các halogen giống nhau về TCHH và thành phần – tính chất của các hợp chất do chúng tạo thành.

3. Sự biến đổi tính chất hóa học

- Tính chất hóa học của các đơn chất halogen giống nhau.

- Tính chất hóa học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các halogen cũng giống nhau.

- Halogen là những phi kim điển hình, có tính oxi hóa giảm từ F → I.

- Halogen oxi hóa hầu hết các kim loại tạo muối halogenua.

- Halogen oxi hóa hyđro tạo ra hợp chất khí hyđrohalogenua, thứ này tan trong nước tạo axit halogenhiđric.

4. Củng cố

+ Làm bài tập với SGK.

- Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho từng nội dung đã học. - Yêu cầu HS làm bài tập: 1 – 8 trong SGK trang 96.

5. Dặn dò

Hình thức: Sử dụng SGK để chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

GV yêu cầu HS chuẩn bị : bài 22 "Clo" bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý sau: 1. Clo có tính chất hóa chất vật lí như thế nào ?

2. Tính chất hóa học đặc trưng của clo là gì ? Thể hiện qua những phản ứng nào ? 3. Clo có những ứng dụng gì và điều chế bằng cách nào ?

V. Rút kinh nghiệm

... ...

Một phần của tài liệu một số hình thức và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)