Nguyên nhân thất bại trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ-Diệm

Một phần của tài liệu hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam việt nam thời mỹ diệm (1961 1965) (Trang 91)

6. Bố cục của luận văn

3.3.Nguyên nhân thất bại trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ-Diệm

Diệm 1961 - 1965

Qua nghiên cứu, bước đầu luận văn rút ra được những nguyên nhân sau đây dẫn đến sự thất bại trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm ở miền Nam Việt Nam 1961 - 1965

- Nguyên nhân thứ nhất là: Các địa phương khi thực hiện phòng thủ ấp chiến lược nặng về nguyên tắc trung ương mà thiếu linh động, gập khuôn, máy móc, chưa xem xét kĩ tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, công tác thi hành hoạt động phòng thủ ấp chiến lược đã phạm những sai lầm căn bản:

+ Cán bộ thừa hành thiếu khả năng và thiện chí. Phần lớn cán bộ thực thi quốc sách không được chọn lọc kĩ càng trong lúc cần thiết phải có cán bộ ưu tú, có khả năng, đức độ để tranh thủ quần chúng nông thôn.

+ Chính quyền địa phương không được hướng dẫn phương thức thực hiện để chấp hành chủ trương xây dựng ấp chiến lược đồng loạt và toàn diện, nên đã gây nhiều bất mãn đối với dân chúng.

+ Khi chấp hành chính sách, địa phương không dựa theo một kế hoạch ưu tiên hợp lý nên không bám sát tình hình mỗi nơi. Không được hướng dẫn về chiến lược nên không đặt định kế hoạch cục bộ phù hợp với kế hoạch toàn bộ, do đó việc thi hành bị vá víu không mang lại kết quả thực tiễn.

+ Việc gom dân, quy dân lập ấp đã được thi hành một cách máy móc, bất chấp quyền lợi của dân chúng, đã gây nhiều trở ngại cho họ trong việc sinh kế hằng ngày. Bắt dân đóng góp quá mức khả năng của họ, gây cơ hội thối nát cho cán bộ, làm dân oán ghét chính quyền.

+ Việc thực thi dân chủ chỉ có hình thức, giả tạo, dân trong ấp không được tham gia thật sự chọn người đại diện ấp, không được trực tiếp thảo luận về mọi công ích trong ấp vốn liên hệ tới họ [84, tr.43].

- Nguyên nhân thứ 2 là: Quá trình thực hiện chưa đúng với chủ trương kế hoạch đề ra, khi thi hành lại thi hành vội vả. Chủ trương kế hoạch dù rõ ràng, tuy nhiên người chỉ đạo thực hiện và người thực hiện chưa làm đúng với chủ trương kế

không ủng hộ, ngược lại còn oán giận, tạo điều kiện cho ta tuyên truyền lôi kéo nhân dân theo cách mạng.

Cụ thể: “Ở Duyên Hải, số số ấp chiến lược thực hiện quá gấp rút, chỉ chú trọng đến việc thiết lập các công sự phòng thủ nên đòi hỏi nhân dân đóng góp quá nhiều về nhân vật lực, gây than oán mất tác dụng tâm lý, nhất là những nơi dân chúng nghèo. Có nơi lập những hàng rào bằng tre, cây dài 40, 50 cây số chạy dọc theo đường, bao hết cả địa phận của một quận” [48, tr.3].

Kế hoạch lập ấp chiến lược đề ra trong thời gian quá ngắn, số lượng lại nhiều, nên nặng về hình thức. Các địa phương chỉ chú trọng về con số ấp chiến lược thực hiện hơn mục tiêu của chính sách là tranh thủ “nhân dân”. Thiếu kế hoạch củng cố, nuôi dưỡng các ấp đã hoàn thành. Nên các ấp chiến lược chưa hoàn thành đúng theo tiêu chuẩn, mặt khác vì nhiều ấp chiến lược nên lực lượng phòng thủ quá mỏng, dàn trải dễ bị ta tấn công.

Trong hoạt động lập ấp chiến lược buộc đồng bào phải dời nhà vào ấp, sống xa nơi canh tác của họ. Lúc đầu họ đóng góp quá nhiều, nhất là các công sự phòng thủ ấp. Trong khi chính quyền địa phương không quan tâm tới sự cưỡng bách lao động, đất đai bị chiếm làm công sự phòng thủ, việc dời nhà không được bồi hoàn hợp lí.

Cưỡng bách dân đi ra các trục giao thông, nhân dân sẽ xa dần chính phủ vì họ bỏ hết ruộng nương để tới lập nghiệp ở một nơi thiếu nguồn sinh sống, tạo điều kiện cho ta dùng những ruộng trên để sản xuất tự túc.

Chính từ việc bỏ những vùng hiểm yếu cho ta đã tạo cơ sở để ta sử dụng làm căn cứ xuất phát. Cácthiếu sót về tiêu chuẩn sản xuất khiến đồng bào dời cư bị thiệt hại nhiều, lại còn phải tốn rất nhiều công sức khai thác đất đai tại vùng đất mới lạ.

Người Việt ở Nam bộ Việt Nam bao đời sống gắn liền với quê cha đất tổ, gắn mối quan hệ láng giềng, tình chòm xóm, đã ăn sâu vào trái tim, khối óc của mỗi người, buộc họ rời bỏ làng quê, mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” là điều không thể.Vì lẽ đó, ý thức bảo vệ ấp chiến lược của người dân không cao đừng nói gì đến việc họ là người giữ vai trò phòng thủ, họ luôn mong đợi được trở về khi điều kiện có thể.

- Nguyên nhân thứ ba là: Sự huấn luyện thanh niên chiến đấu quá gấp rút. Thanh niên cầm súng chiến đấu giết giặc mà không được miễn quân dịch, còn phải

sinh hoạt tự túc, trợ cấp tiền bạc không có. Mặt khác, thanh niên chiến đấu đi hành quân mệt nhọc, mất thời gian, bỏ công ăn việc làm, thậm chí phải rời bỏ thôn xóm của họ. Một lực lượng như vậy lấy tinh thần đâu mà tổ chức phòng thủ.

- Nguyên nhân tư là: Tình hình chính trị nội bộ sau 1/11/1963 gây bất lợi cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn, làm tâm lý quần chúng hoang man, mất tín nhiệm với chính quyền Sài Gòn và ngày càng xa rời chính quyền. Chính vì vậy không tạo được thế chiến nhân dân mạnh mẽ để đương đầu với lực lượng cách mạng.

- Nguyên nhân thứ năm là: Báo cáo công tác thực hiện ấp chiến lược cũng như hoạt động phòng thủ chưa trung thực so với thực tế. Vì thế Mỹ - Diệm không thấy được những sai lầm trong quá trình thực hiện, nên không kịp thời sửa chữa, dẫn đến tình trạng càng lún sâu không còn khả năng cải thiện. Cụ thể là theo Việt Nam Cộng Hòa - phiếu trình Thủ tướng chính phủ năm 1963, sau khi Thủ tướng chính phủ Sài Gòn – Nguyễn Ngọc Thơ chỉ thị cho các tướng lĩnh đi kiểm tra các ấp chiến lược các tỉnh trưởng đã trình lên chính phủ “Tỉ lệ số ấp chiến lược có giá trị rất kém nhất là tại Kiên Giang chỉ còn 37/197 ấp chiến lược, nhưng trước kia không dám trình báo sự thật” [69].

- Nguyên nhân thứ sáu là: Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, công tác binh vận. Cộng sản đã tấn công, quấy phá liên tục, dai dẳng góp phần làm cho binh lính chính quyền Sài Gòn hoang mang, bạc nhược, rã ngũ. Mc Namara đã cho rằng đây là một trong những nguyên nhân làm thất bại kế hoạch lập ấp chiến lược vì “Quân đội chính quyền Nam Việt Nam thì mệt mỏi, thụ động, có xu hướng thỏa hiệp và chậm chạp trong việc thực hiện kế hoạch bình định” [76, tr.266].

Qua hơn bốn năm thực hiện kế hoạch (1961-1965) đế quốc Mỹ và tay sai đã tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt, với những cuộc phản kích ác liệt, với những biện pháp tàn bạo, để chống lại cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân miền Nam. Trong đó, quốc sách ấp chiến lược được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi là một bộ phận quan trọng, quyết định sự thành bại của chiến lược chiến tranh đó.

Tuy nhiên, khi thực hiện, hiệu quả càng lúc càng đi xuống, ngược lại với mọng đợi của chúng. Đặc biệt, là sau cuộc đảo chính (1/11/1963) phong trào chống phá ấp chiến lược càng sôi nỗi mạnh mẽ, nhiều nơi quần chúng còn tự nổi dậy phá ấp chiến

lược với nhiều hình thức công khai hợp pháp. Sang năm 1964, dù có thay đổi với tên gọi mới, với biện pháp thủ đoạn mới để thực hiện quốc sách bình định nhưng cuối cùng vẫn chịu thất bại. Chính Thompson - tác giả của quốc sách này đã phải thừa nhận: “cuối cùng, năm 1964 đã mất đi một số lượng dân chúng nông thôn vào tay Việt cộng và cuối năm 1964 các làng xã đã bắt đầu bao quanh thành thị” [38,tr.196].

Cuối cùng chính phía Mỹ cũng phải thừa nhận: “Chương trình này là một nghiên cứu về phép loại suy không đúng chỗ. Việc cấp 7 triệu thẻ căn cước đã tỏ ra là một biện pháp chưa đủ để chống thâm nhập, chương trình ấp chiến lược không hoàn thành mục tiêu chiến thắng cuộc chiến tranh ngay tại vùng nông thôn. Bởi không những không biến Việt cộng thành những băng cướp đói rách ngoài vòng pháp luật, ngược lại vùng giải phóng được mở rộng thêm, hậu phương của chính quyền Sài Gòn bị thu hẹp và Việt cộng chiếm được quá nhiều đến nỗi một lần nữa chúng ta lại đứng trước nguy cơ nước này bị cắt làm đôi bởi một mũi dùi của Việt cộng thọc sâu ra đến tận biển” [83,tr.157].

Kết cục người Mỹ đã thừa nhận một thực tế: “Việt Nam là một di sản bi thảm nhất của chiến lược toàn cầu trong kỷ nguyên của Kennedy” [35,tr.97]. Nhận xét về cuộc chiến tranh Việt Nam trong thời kì này, tiến sĩ Colin Gray - người phụ trách ban nghiên cứu chiến lược thuộc viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Canada đã viết:

“Cuộc chiến tranh Việt Nam là một thí nghiệm thất bại của chiến lược “phản ứng linh hoạt” [22,tr.130].

Chính sách ấp chiến lược là sự thử nghiệm cuộc chiến tranh Chống nổi dậy của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, là sản phẩm trí tuệ của nhiều chuyên gia hàng đầu của thế lực phản cách mạng trên thế giới và khi áp dụng vào Việt Nam được chính quyền Sài Gòn nâng lên thành quốc sách. Vì vậy, khi các kế hoạch lập ấp chiến lược lần lược thất bại, dẫn đến sự phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt, người Mỹ phải tìm nguyên nhânlàm sao những vị đầu hói ấy, những trí tuệ thiên tài ấy của ê kíp Kennedy, Mc Geoge Bundy, Mc Namara..., lại có thể mắc sai lầm? [64,tr.40]. Không chỉ có người Mỹ mà ngay cả trung tướng Trần Thiện Khiêm - ủy viên quân sự Hội đồng quân nhân cách mạng của chính quyền Sài Gòn thời kỳ đó cũng tự hỏi: “Tại

sao khi làm ấp chiến lược, mình tung tiền giúp đỡ dân chúng nhiều mà họ không theo mình” [87,tr.4].

Chính Robert Thompson –“kiến trúc sư” của chương trình ấp chiến lược ở Việt Nam - đã rút ra nguyên nhân thất bại, ngoài việc cho rằng chính quyền Sài Gòn đã nóng vội trong việc lập ấp chiến lược, cũng đã phải thừa nhận một nguyên nhân quan trọng là“Sự phản ứng của Việt cộng ngày càng tích cực đối với chương trình này. Ngay trong năm đầu Việt cộng đã tiến hành các việc sau:

- Một là tuyên truyền việc chống ấp chiến lược gọi là khu tập trung - Hai là cho nhân dân thâm nhập vào ấp chiến lược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ba là duy trì những ổ, những hầm bí mật

- Bốn là bảo tồn lực lượng chính quy, rất ít có hoạt động quân sự quan trọng, nhưng từ tháng 7/1963 Việt cộng bắt đầu đánh vào ấp chiến lược” [38,tr.218].

- Nguyên nhân thứ bảy là: Chính quyền Sài Gòn thực hiện công tác tuyên truyền rất dữ dội nhung không có cơ sở đạo lý thuyết phục. Theo Gigon - một học giả phương Tây, năm 1965 đã viết“..., trong những điều kiện đó, người nông dân được tuyên truyền giác ngộ về học thuyết, được rèn luyện và ném vào cuộc chiến đấu với tư cách là một người chiến sĩ cách mạng”, đó chính là “Việt cộng đã tranh thủ được mặt tâm hồn” còn với các binh sĩ Sài Gòn do “thiếu niềm tin vào một sự nghiệp cao cả nên không thể chống lại được Việt cộng” [64,tr.115].

- Nguyên nhân thứ tám là: Mỹ - Diệm chưa đáp ứng đúng đắn, kịp thời và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Chính tờ báo Diễn đàn Anh6/3/1964 đã bình luận“Việt cộng đã thắng lợi vì họ mang lại cho nông dân những cái mà họ mọng muốn, nhất là ruộng đất...Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã có chương trình rõ ràng để giải quyết vấn đề ruộng đất ở miền Nam, đã và đang thực hiện chương trình đó bằng cách đem hàng triệu hécta ruộng đất chia cho nông dân ở các vùng giải phóng” [38,tr.245-246].

- Nguyên nhân thứ chín là: Áp dụng máy móc gập khuôn Chương trình bình định ở Malaysia vào Việt Nam.

Điều đó đã góp phần lý giải vì sao chương trình bình định của đế quốc Mỹ thành công ở Malaysia, Philipin nhưng bị thất bại ở Việt Nam. “Hoàn toàn khác với Việt Nam, ở Malaysia, người Anh có ưu thế hai mươi trên một về quân đội và cảnh

sát so với quân du kích mà quân số chưa bao giờ vượt quá 10.000 người, kể cả những cán bộ dân sự, chỉ chiếm phần nhỏ so với lực lượng vũ trang và dân vệ của Việt cộng. Người Anh còn có một thuận lợi nữa là mâu thuẫn chủng tộc của đa số người Mã Lai đối với người Trung Hoa” [57,tr.336]. Đây là nhận xét của trung tướng Robert York - người đã từng được chỉ định làm quan sát viên của quân đội Hoa Kỳ theo dõi chiến dịch của thực dân Anh đàn áp cuộc nổi loạn của du kích thiểu số người Hoa ở Malaysia. Năm 1963, Ông sang Việt Nam lãnh đạo nhóm Chuyên môn thí nghiệm vũ khí và chiến thuật của Bộ Quốc phòng Mỹ đặt tại miền Nam Việt Nam. Còn ở Việt Nam tuy là một quốc gia đa dân tộc, nhưng luôn có truyền thống đoàn kết, yêu nước bất khuất. Vì thế việc áp dụng một cách máy móc mô hình này dẫn đến thất bại là một vấn đề không thể tránh khỏi.

***

Tóm lại, hoạt động phòng thủ mà Mỹ - Diệm cất công xây dựng từ những năm 1961 đến năm 1965 ở miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn đầu đã có những kết quả tích cực, làm cho ta bị tiêu hao một lực lượng lớn và lâm vào tình thế hết sức khó khăn.

Nhưng từ ngày 1 tháng 11 năm 1963 trở về sau hiệu quả của hoạt động phòng thủ giảm dần. Theo Bernard Fall - nhà báo Mỹ có mặt ở Việt Nam từ năm 1953 đến 1967 trong cuốn Việt Nam - những suy nghĩ cuối cùng về một cuộc chiến tranh

đãthừa nhận: “đến năm 1965 chương trình lập ấp chiến lược đã hoàn toàn bị thất bại, ông cho rằng trong 8.500 ấp chiến lược Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã lập được, thì đã bị phá chỉ còn 1.400 ấp chiến lược” [38,tr.193].

Nhìn lại chặn đường đã đi qua, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã có nhiều nhận định về khả năng chống Cộng sản trong kế hoạch phòng thủ của mình ở tất cả các vùng lập ấp chiến lược.

Chúng thấy rằng nhiều ấp chiến lược đã không hoàn thành như kế hoạch đã nêu, nhưng không báo cáo sự thật. Một số cán bộ thối nát, thực hiện không đúng làm nhân dân bất mãn, số khác khi hoàn thành công tác phòng thủ lại lơ là khiến ta có điều kiện tấn công..., từ đó chúng đề ra tiêu chuẩn chống Cộng trong giai đoạn mới, thi hành nhiều biện pháp nhằm cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, hoạt động phòng thủ càng về sau càng đi xuống đến mức không thể cứu vãn được.

Có rất nhiều nhận định từ những người trong cuộc, từ các giới chính trị quân sự về nguyên nhân thất bại này, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do Mỹ và chính quyền Sài Gòn không được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:Dân giúp ít thì thắng lợi ít, giúp nhiều thì thắng lợi nhiều, giúp hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn, và “trong trận chiến này Việt cộng đã tranh thủ được mặt tâm hồncòn với các binh sĩ Sài Gòn do thiếu niềm tin vào một sự nghiệp cao cả nên không thể chống lại được Việt cộng dù chúng có hẳn một kế hoạch hoạt động phòng thủ ở ấp chiến lược”[64, tr.115].

KẾT LUẬN

1. Chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là muốn biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm “con đê” ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, không cho phong trào cách mạng tràng xuống vùng Đông Nam Á.

Miền Nam Việt Nam là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, nhất

Một phần của tài liệu hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam việt nam thời mỹ diệm (1961 1965) (Trang 91)