0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Các biện pháp thực hiện hoạt động phòng thủ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ DIỆM (1961 1965) (Trang 45 -45 )

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Các biện pháp thực hiện hoạt động phòng thủ

Nội dung này được thiết kế chủ yếu từ tập tài liệu Nguyên tắc và chương trình xây dựng ấp chiến lược của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II;theo Mỹ – Diệm một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện việc phòng thủ là phải tranh thủ được nhân dân, cùng nhân dân thực hiện kế hoạch phòng thủ. Vì vậy, Mỹ phải:

2.2.3.1. Tạo ra những tiêu chuẩn hợp lý cho nhân dân

Những tiêu chuẩn hợp lý đó bao gồm:

- Thứ nhất là: tạo ra một tiêu chuẩn an ninh hợp lý,đây là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất, thúc đẩy người nông dân tham gia chương trình ấp chiến lược.

Để gây ảnh hưởng tâm lý đối với đối phương và tạo được hiệu lực tối đa trong việc làm trì chậm các cuộc tấn công, ngăn cản đột nhập và ứng dụng như những vị trí phòng thủ; các hệ thống phòng vệ vật chất phải có một vài đặc điểm như: các tường hoặc rào càng gần nhà càng tốt, như vậy khi hữu sự, tiếp viện phòng thủ có thể tới nơi nhanh chóng, lính canh ban đêm không bị quá lộ liễu trước sự tấn công ngầm của đối phương. Tường hoặc rào không được cản trở tầm nhìn hoặc hỏa lực của lực lượng phòng thủ và không có đường nào có chỗ ẩn núp giúp đối phương tiếp cận các công trình phòng vệ.

Phải dựa vào lực lượng an ninh được huấn luyện và vũ trang để thực hiện phòng thủ - tức là dân quân ấp. Phương pháp phòng thủ hữu hiệu nhất là công tác tuần tiểu liên tục, được thi hành một cách bất định, hầu như hoàn toàn ngẫu nhiên. Lối tuần tiểu như vậy là phương pháp căn bản của phòng thủ ấp, đồng thời cũng là dấu hiệu rõ rệt nhất chứng tỏ sự quyết tâm thủ thắng của ấp.

Những toán tuần tiểu không cần phải đi khỏi ấp quá xa, có thể trong phạm vi 2 cây số là tối đa. Mỗi lần đi tuần tiểu cũng không cần điều động tới trên một phần ba lực lượng ra khỏi ấp. Mục đích của những cuộc tuần tiểu đó không phải để tiêu diệt đối phương mà để gây lo ngại cho đối phương và phe ủng hộ đối phương nhiều hơn[60,tr.31].

Mỹ - Diệm lưu ý còn nhiều biện pháp canh phòng khác không được lãng quên. Lính canh phòng cần phải được đặt ở tất cả ngã ra vào khu vực ấp chiến lược. Một chương trình phòng thủ và tản cư được nghiên cứu, tập diễn kỹ càng và những tín hiệu riêng được sáng tác tùy lúc, cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, sự thành công trong kế hoạch phòng thủ ngoài việc huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí thì tâm lý chiến đấu của nhân dân là hết sức quan trọng, phải làm cho nhân dân tin tưởng vào việc phòng thủ thì mới thành công [60, tr.32].

- Thứ hai là:tạo một sinh kế hợp lý. Đây là điều mà tất nhiên ấp chiến lược muốn tồn tại, phải đảm bảo cho dân chúng sinh sống trong đó. Hơn thế nữa, phải cung cấp được những tiện nghi tương đương mà người nông dân được hưởng tại chỗ ở cũ của họ. Do đó, ấp không được đặt quá xa ruộng nương của nông dân, để họ có thể canh tác được ngay, hoặc phải cung cấp cho họ những thửa ruộng mới, đồng diện tích và năng xuất và theo những điều kiện ít nhất cũng hấp dẫn bằng các điều kiện mà họ được hưởng đối với đất đai cũ của họ.Điều này sẽ tạo nên trạng thái tinh thần trong ấp chiến lược[60,tr.34].

- Thứ ba là: tạo một tiêu chuẩn công lý sơ đẳng hợp lý.Công lý căn bản mà người nông dân mong mỏi nhất chắc chắn là việc được dành cho đầy đủ thì giờ hoặc kết quả cần lao của họ, để họ có cơm ăn áo mặc, có chỗ ở cho bản thân, gia đình.

Người nông dân mong ước nhiều hơn là được dành cho đầy đủ thì giờ lao động hoặc lợi tức để có thể sinh sống. Họ ước muốncó công lý chính trị, ước muốn một lối xử thế công bằng, chính trực. Nếu họ phải đóng góp theo khả năng của họ, thì những người khác cũng phải làm như vậy. Nếu họ phải giúp đỡ qua thuế hoặc qua những đóng góp tình nguyện để ủng hộ cán bộ chính quyền hoặc dân quân xã, thì họ muốn những người này cũng phải thực hiện sự đóng góp hữu ích, phải thi hành các công việc được giao phó [60,tr.35].

- Thứ tư là: tạo một cơ hội hợp lý cho con em họ,Vì người nông dân có những ước vọng con cái của họ sẽ được hưởng thụ nhiều hơn họ. Họ tin tưởng rằng với những tài nguyên sẵn có, có thể dùng để cải thiện đời sống của họ,dùng để tạo cơ hội cho con em họ qua việc xây dựng và hoạt động của các trường học. Việc cung cấp trường học và giáo viên là việc làm hữu hiệu hơn bất cứ một hành động nào khác, để gây được lòng trung thành của dân chúng đối với chính quyền đã cho con em họ được hưởng thụ cơ hội đó. Họ sẽ chịu đựng nhiều hơn cho cơ hội này và họ sẽ chiến đấu để bảo vệ nó [60,tr.36].

- Thứ năm là: tạo một tiêu chuẩn cơ hội hợp lý. Để họ có thể cải thiện cuộc sống, có những nhu cầu một cách thuận tiện. Mỹ - Diệm cũng nhận thức được“Ngày nay, một hệ thống mà không tạo cho người nông dân một cơ hội để tiến tới cái mà họ

có thể coi như là một lối sống tốt đẹp hơn, chắc chắn phải bị sụp đổ trước sự tấn công của Cộng sản” [60,tr.38].

Mặt khác, “Một tiêu chuẩn cơ hội hợp lý, cũng như ấp chiến lược là một trạng thái tinh thần, mối tương quan giữa hai điều này càng in đậm vào trí óc nông dân chừng nào, thì sự thành công của quốc gia này trong cố gắng của mình để tạo nên một nhà nước cung cấp được cả an ninh lẫn cơ hội cho các công dân của mình sẽ càng lớn lao bấy nhiêu” [60, tr.38].

Khi tạo được những tiêu chuẩn hợp lý trên, nhân dân sẽ dần tin tưởng vào chương trình ấp chiến lược, Mỹ - Diệm sẽ dể dàng lôi kéo nhân dân tham gia thực hiện các chiến thuật phòng thủ ấp chiến lược trong đó có chiến thuật du kích chiến được trình bày tiếp theo đây.

2.2.3.2. Áp dụng chiến thuật du kích chiến trong hoạt động phòng thủ

Mỹ - Diệm thấytrong những năm ấy, chúng mong muốn tiêu diệt du kích của ta nhưng chưa đạt kết quả. Vì chưa áp dụng được một chiến thuật đối phó thích hợp với loại hình chiến tranh du kích của ta, nhất là chưa vận dụng được những khả năng và phương tiên thích hợp của một quốc gia chậm tiến. Vì vậy lối đánh du kích của ta được chúng nghiên cứu kĩ như sau: “Trong khi Cộng sản áp dụng một thế chiến giằng co hổn độn, không mặt trận, không hậu phương mà quân đội tối tân với các phương tiện hiện đại không thể hoặc ít khi sử dụng được. Về chiến thuật chúng chủ trương tránh né về thế thủ và tứ khoái nhất mạng về thế công. Khi ta tiến đánh địch thì chúng phân tán lẫn vào trong dân chúng và trong rừng rồi tổ chức phục kích lẻ tẻ tiêu hao lực lượng ta, đợi lúc ta rút chúng lại trở về. Khi chúng đánh ta thì chúng điều nghiên cẩn thận, chuẩn bị chu đáo. Sau đó, chúng sẽ tập trung rất mau, khi giáp chiến chúng thanh toán chiến trường rất mau, thu dọn chiến trường rất mau và rút lui rất mau” [33,tr.12]. Mỹ - Diệm cũng nhận định “trước chiến thuật của Cộng sản như vậy, nên quân đội hành quân khó đánh được. Tình trạng đó làm binh sĩ hành quân mệt nhọc, không đạt kết quả xứng đáng, mất tinh thần, sinh ra bất mãn. Nhân dân không dám tin tưởng vào sự bảo vệ của quân đội, không dám cung cấp tin tức cho quân đội. Ngược lại quân đội không có tin tức nên không biết rõ ai là dân ai là

Cộng sản, nên lầm lẫn bạn với thù khiến cho quân đội xa rời dân chúng và dân chúng bất mãn với quân đội” [33, tr.13].

Từ sự rút kinh nghiệm trên Mỹ - Diệm chủ trương áp dụng chiến thuật “du kích chiến” để chống lại đối phương. Mỹ - Diệm cũng nhấn mạnh du kích chiến dựa vào vai trò của ấp chiến lược và lực lượng biệt cách

- Dựa vào ấp chiến lược: Chúng cho rằng, từ trước đến nay, do ảnh hưởng của chính quy chiến nên quân đội đã hoạt động xa cách nhân dân. Cho tới thời gian gần đây, tuy đã chuyển dần qua thế phản du kích chiến, nhưng chúng chỉ mới khai thác được một phần khả năng của nhân dân mà thôi. Vì thế, đối phương vẫn thao túng, nắm được ưu thế trong việc khai thác và sử dụng tiềm lực nhân dân, nhất là tại nông thôn.

Ngày nay chúng chủ trương chuyển qua du kích chiến, và điều kiện tiên quyết là tạo lập một hạ tầng cơ sở du kích. Từ điều kiện tiên quyết ấy, chúng sẽ vận dụng mọi khả năng của nhân dân vào công cuộc chiến đấu, một yếu tố bắt buộc phải có và quyết định thành bại của du kích chiến [33, tr 10].

Mỹ - Diệm xác định “lực lượng căn bản của du kích chiến là lực lượng nhân dân vũ trang tại địa phương, lực lượng này không thể thành tựu nếu kho nhân lực của nhân dân không được huy động, trong những lúc xây dựng, tăng cường hay bổ sung nhân số.Chính nhờ biết dựa vào dân, tạo nên tình quân dân như cá với nước, nên nhân dân mới tiếp tế cho du kích, báo tin cho du kích đánh cũng như lánh Cộng sản, bảo vệ cho du kích trong những lúc khó khăn nguy khốn.Hơn thế nữa, các lực lượng này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng chủ lực hoạt động hữu hiệu khi chuyển xuống hoạt động du kích chiến. Hai lực lượng này sẽ liên quan mật thiết, hoạt động khắng khít với nhau tạo nên thế liên hoàn du kích rất mạnh mẽ, có thể đánh Cộng sản trong mọi trường hợp và bất cứ tại đâu. Lực lượng nhân dân vũ trang sẽ nhờ các lực lượng chủ lực mà tạo nên các điều kiện thuận lợi để phát triển.Ngược lại, các lực lượng nhân dân vũ trang cung cấp tin về Cộng sản, cho biết tình hình địa phương, sự tổn thất, sẽ gây cho Cộng sản sự bất an thường trực mà các lực lượng chủ lực dễ dàng tiến đánh tiêu diệt. Vì vậy, ấp chiến lược là cơ sở chủ yếu và quyết định của du kích chiến”

- Dựa vào lực lượng biệt cách: Trong chiến thuật du kích chiến, biệt cách được coi là lực lượng tiền phong của Mỹ - Diệm. Tài liệu của phíaViệt Nam Cộng Hòa có tựa đề Định rõ vị trí chính sách của ấp chiến lượccho biết: “Biệt cách có thể tổ chức từng tổ hoặc liên tổ, được huấn luyện kỹ thuật đặc biệt để chiến đấu ngay trong lòng địch, hoạt động riêng lẻ, đơn độc, ở lâu, đi sâu vào hậu cứ Cộng sản, không ỷ lại vào sự tiếp tế. Có ba loại tổ chức biệt cách:

- Biệt cách địa phương là tổ chức hoạt động trong tỉnh hay trong các Mật khu Cộng sản.

- Biệt cách chiến thuật, tổ chức này có thể hoạt động luân chuyển từ vùng nọ sang vùng kia.

- Biệt cách chiến lược, tham gia hoạt động trong vùng đất đai của Cộng sản đã kiểm soát hoàn toàn” [33, tr 11-12].

Mỹ - Diệm đã từng hy vọng với chiến thuật du kích chiến chúng sẽ:

- Trục xuất ta ra khỏi địa bàn du kích, bằng cách lập ấp chiến lược với 3 cuộc cách mạng về chính trị, xã hội, quân sự.

- Dành lấy địa bàn đó để chúng thực hiện đánh du kích vì khi đó chúng đã có đủ các điều kiện phải có của một cuộc chiến tranh du kích.

- Buộc ta phải đánh bằng lối phản du kích và lối chính quy chiến. Như vậy, theo chúng, ta phải chịu những điều kiện bất lợi và những phương tiện mà ta không thể có được.

Bên cạnh việc áp dụng chiến thuật du kích chiến, Mỹ - Diệm cũng rất coi trọng công tác bố phòng trong từng ấp chiến lược.

2.2.3.3. Thực hiện bố phòng

Từ tập Tài liệu nghiên cứu về ấp chiến lượcthuộc phông Phủ tổng ủy dinh điền và nông vụ lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia II chúng tôi thấy công tác bố phòng này gồm bốn công đoạn:

- Công đoạn thứ nhất làthực hiện rào từng ấp chiến lược

Việc đầu tiên trong công tác bố phòng của Mỹ - Diệm là thực hiện rào từng ấp, tiến lên rào từng liên xã, hoặc từng vùng có địa dư liên kết với nhau không có đồng ruộng rộng, sông ngòi hay đường cái cắt xa nhau và tiến hành rào dân, trước hết là

những vùng đang bị ta uy hiếp hay những nơi thuận lợi cho ta đột nhập vào thôn xóm. Mỹ - Diệm cho rằng “việc đầu tiên phải rào ấp lại, ngăn cản lực lượng ít ỏi trên xâm nhập vào ấp, tạo điều kiện hợp đồng tác chiến tiêu diệt hoặc đẩy lui nó từ ngoại vi của ấp” [102,tr.1-2].

Mặt khác, Mỹ - Diệm cũng “căn cứ vào địa hình, địa vật sẵn có chung quanh từng ấp và khắc phục thêm để hình thành một bờ rào gai dày đặc chạy bao quanh ấp, tùy vào điều kiện sẵn có của dân tiến hành rào từng khu vườn của từng gia đình hoặc chung một liên gia có địa dư kế cận thích hợp với nhau. Những ngõ ra vào làng trong ấp giữa các gia đình - liên gia với nhau bí mật có cửa rào lại, ngoài những ngõ tổ chức cho dân chúng trong ấp đi lại làm ăn bình thường hoặc để cho lực lượng vũ trang vận động bí mật lúc chiến đấu, cần bỏ ngõ vài cổng vào làng có bố trí trước mìn tự động dụ Cộng sản vào ấp để tiêu diệt.

Những cửa ngõ vào ấp và giữa các gia đình ban đêm phải rào kĩ lại, căn cứ vào địa hình của ấp, sự thuận tiện đi lại làm ăn của dân mà có thể tổ chức nhiều ngõ ra vào ấp, không nên dồn lại một cổng ra vào có thể gây trở ngại cho nhân dân lúc thường ngày ra khỏi ấp đểlàm ăn, đồng thời có thể gây trở ngại cho lực lượng vũ trang vận động lúc chiến đấu với Cộng sản. Khi rào xong từng ấp thì nghiên cứu địa hình thích hợp tiến lên rào nối liền với các liên ấp kế cận” [102,tr.1-2].

- Công đoạn hai làthiết lập công sự phòng thủ

Cũng theo “Tài liệu nghiên cứu về ấp chiến lược”, “công sự phòng thủ được Mỹ - Diệm thiết lập gồm những bộ phận sau:

- Có đường hầm chạy quanh bờ rào phía trong ấp để tuần tiểu ban đêm và

chiến đấu khi Cộng sản còn ở ngoại vi ấp.

- Có đường hầm lộ thiên hoặc bí mật, tùy theo địa hình cần thiết, chạy dọc ngang ấp để đảm bảo cho lực lượng vũ trang vận động tác chiến khi Cộng sản đã đột nhập được vào trong ấp.

- Có hầm bí mật để tạm thời ẩn nấp che dấu bảo toàn lực lượng vũ trang lúc bị Cộng sản đột nhập, tạo điều kiện điều tra lực lượng đã đột nhập, tổ chức phản kích đánh úp ngay ở trung tâm, đẩy lui ra khỏi ấp hoặc bao vây tiêu diệt.

- Có đường hầm bí mật ăn thông ra ngoại vi ấp để tấn công truy kích Cộng sản lúc có điều kiện, hay để rút lui bảo toàn lực lượng, dùng nó trong quá trình đấu tranh để liên lạc với các đơn vị bạn tác chiến phối hợp.

Ở những hướng của ấp mà địa hình dễ tiếp cận ở ngoại vi, phải tăng thêm công sự phòng thủ như hàng rào, ụ súng, hoặc lô cốt nếu hỏa lực của lực lượng vũ trang trong ấp được trang bị mạnh.

Ngoài những công sự phòng ngự phục vụ chiến đấu, tùy sự cần thiết của từng gia đình mà đào những hầm tránh đạn cho người và súc vật để phòng lúc xảy ra tác chiến trong ấp, hay đào hầm để cất giấu tài sản. Mỗi ấp thiết lập một đài quan sát để sử dụng lúc có báo động ban ngày hoặc ban đêm”(xem phụ lục 3.5 tr.171) [102,tr.2-

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ DIỆM (1961 1965) (Trang 45 -45 )

×