Cơ cấu tổ chức nhân sự

Một phần của tài liệu hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam việt nam thời mỹ diệm (1961 1965) (Trang 36)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Một trong những việc phải làm trước tiên trong công tác phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm là tổ chức nhân sự trong các ấp chiến lược bao gồm các Ban trị sự địa điểm và Ban chỉ huy chiến đấu địa điểm. Dựa vào tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hiện lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia II có tựa đề

Thực hiện quốc sách ấp chiến lược, luận văn trình bày chi tiết về cơ cấu nhân sự này như sau

2.2.1.1. Ban trị sự địa điểm

Ban trị sự địa điểm gồm một địa điểm trưởng hay đại diện xã, một phụ tá an ninh và thanh niên, một phụ tá chính trị, một phụ tá kinh tế xã hội.

- Địa điểm trưởng hay đại diện xã là người chịu trách nhiệm trước quận về tất cả mọi công việc chính quyền khi được ủy nhiệm cho. Thi hành tất cả mọi chỉ thị công tác về hành chính, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ lãnh đạo và điều hòa công tác của các phụ tá trong ban trị sự địa điểm. Mỗi khi làm việc gì địa điểm trưởng hoặc đại diện xã cần họp Ban trị sự để thảo luận lấy ý kiến chung trước khi thi hành, ngoại trừ những việc đặc biệt mà địa điểm trưởng được chỉ thị riêng [91, tr.1].

- Phụ tá an ninh trật tự và thanh niênlà ngườiphối hợp chặt chẽ và giúp đỡ đoàn thể Thanh niên Cộng hòa tổ chức chu đáo hàng ngũ thanh niên thành từng toán, liên toán rõ rệt, lập danh bộ từng liên toán và vị trí của nó (sổ sách ghi gõ họ tên từng người, số giấy căn cước, số nhà, liên lạc, chính trị, xu hướng tinh thần của mỗi thanh niên) [91, tr.1].

- Phụ tá chính trịlà người thường xuyên và liên tục tổ chức học tập chính trị cho Ban trị sự địa điểm và thanh niên. Công việc cụ thể của phụ tá chính trị là:

+ Tổ chức học tập chính trị để giáo dục đồng bào trong địa điểm hiểu rõ quan niệm chủ trương chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của chính phủ đề ra.

+ Khai thác và giải đáp thắc mắc của nhân dân.

+ Luôn nghe ngóng dư luận của nhân dân để kịp thời giải thích, chặn đứng những luận điệu xuyên tạc của đối phương.

+ Luôn luôn theo dõi tình hình chính trị, chủ trương chính trị của đối phương để kịp thời trình báo lên xã hoặc địa điểm để có biện pháp đối phó kịp thời.

+ Phối hợp chặt chẽ với các phụ tá an ninh thanh niên và kinh tế xã hội để thực hiện các công tác do ban trị sự địa điểm đề ra (đặc biệt công tác đầu tiên là an ninh, thanh niên và dân số).

+ Giúp đỡ ý kiến cho các ngành đoàn thể chính trị và xã hội những phong trào cách mạng quốc gia, phong trào liên đới phụ nữ, để các đoàn thể này mỗi ngày được phát triển và hoạt động có hiệu quả [91, tr.1-2].

- Phụ tá kinh tế xã hộilà người nắm vững tình hình kinh tế tại địa điểm để biết có bao nhiêu diện tích, tình hình canh tác, việc chăn nuôi..., cổ vũ nhân dân phát triển mạnh kinh tế và văn hóa (hướng dẫn nhân dân tăng gia trồng trọt, chăn nuôi, học tập...) [91, tr.2].

Nhìn chung Ban trị sự địa điểm làm nhiệm vụthi hành các công tácvề hành chính, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa trong ấp chiến lược. Đồng thời, có vai trò lãnh đạo điều hòa các hoạt động làm cho ấp chiến lược ngày càng ổn định và phát triển.

2.2.1.2. Ban chỉ huy chiến đấu địa điểm

Ban chỉ huy chiến đấu địa điểm được thành lậpgồm Trưởng ban,Phó trưởng ban quân sự,Phó trưởng ban chính trịđể phụ giúp Ban trị sự về mặt bố phòng trong ấp chiến lược.

- Trưởng banlà người trực tiếp thảo luận với Ban trị sự để thực thi kế hoạch tổ chức huấn luyện, phòng thủ, kiểm tra, đôn đốc, động viên tinh thần, quản trị nhân số và vũ khí lực lượng chiến đấu. Ngoài ra trưởng ban còn:

+ Lãnh đạo và điều hòa công tác của mỗi phụ tá trong Ban chỉ huy.

+ Trực tiếp chịu trách nhiệm với Ban trị sự về mọi việc trong việc thi hành các chỉ thị và kế hoạch liện quan đến công việc phòng thủ và chiến đấu do thượng cấp ban hành.

+ Cùng ban trị sự chịu trách nhiệm trực tiếp với thượng cấp về mọi hoạt động sai lầm không đúng với chủ trương đường lối của chính phủ đề ra [91, tr.3].

- Phó trưởng ban quân sự là người phụ trách mọi mặt kỹ thuật về chuyên môn quân sự giúp Trưởng ban phối hợp với ban trị sự thực thi kế hoạch. Công việc cụ thể của phó ban quân sự là:

+ Tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân, phòng thủ chiến đấu.

+ Tổ chức, điều hành việc huấn luyện quân sự cơ bản cho các đơn vị vũ trang của địa điểm.

+ Tổ chức và điều hành các buổi thực tập về kĩ thuật và chiến thuật bố phòng cho các đơn vị vũ trang.

+ Tổ chức kiểm tra và đôn đốc hoạt động của các đơn vị vũ trang.

+ Tổ chức và đặt kế hoạch hoạt động phòng ngự liên hoàn với các đơn vị vũ trang phụ cận.

+ Tổ chức kiểm tra công tác thi đua xây dựng và tu bổ công sự phòng ngự. + Quản trị nhân số và vũ khí của các đơn vị kể cả bàn chông, cạm bẫy, tên... + Trực tiếp chịu trách nhiệm với trưởng ban về mọi việc trong chuyên môn của mình.

+ Cùng với trưởng ban chịu trách nhiệm trực tiếp với các cấp hữu quyền liên hệ, về mọi hoạt động quân sự phạm pháp gây bất lợi cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa [91, tr.3-4].

- Phó trưởng ban chính trị là người phụ trách về lãnh đạo chính trị, tác động tinh thần giúp trưởng ban phối hợp với ban trị sự thực hiện mọi chỉ thị và kế hoạch do cấp trên đưa xuống liên quan đến công tác. Đây là người:

+ Tổ chức huấn luyện chính trị và tác động tinh thần cho lực lượng chiến đấu địa điểm.

+ Trực tiếp chịu trách nhiệm với trưởng ban về phần việc của mình.

+ Cùng trưởng ban chịu trách nhiệm với thượng cấp về mọi hoạt động chính trị sai lầm với chủ trương đường lối của chính phủ.

Ngoài ra, còn có Ban tình báo giao liên và Tiểu ban cứu thương để hỗ trợ cho Ban chỉ huy chiến đấu địa điểm trong lúc chiến tranh [91, tr.4].

- Ban tình báo giao liênlà mộttổ chức hệ thống tình báo giao liên chìm hoạt động trong phạm vi địa điểm và các làng phụ cận. Mục đích khai thác tình hình, tổ chức an ninh cho lực lượng phòng thủ (khám phá nội tuyến), khám phá cơ sở chính trị kinh tế, quân sự, ngăn chặn các hệ thống tình báo giao liên của đối phương, mật kiểm soát hoạt động thường xuyên của các đài quan sát và các trạm gác ngày đêm, kiểm soát các hệ thống báo động và báo mật ám hiệu. Đề cao cảnh giác tinh thần tích cực phòng gian bảo mật của toàn thể cán bộ chỉ huy và chiến đấu viên, theo dõi và cô lập hóa các gia đình có con em tập kết. Tổ chức thi đua vạch mặt bọn cán bộ nằm vùng và các gia đình tiếp tế cho địch, trực tiếp chịu trách nhiệm với trưởng ban về nhiệm vụ của mình.

Cùng với Trưởng ban chỉ huy thống nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp với thượng cấp tất cả những vi phạm phòng gian bảo mật.

- Tiểu ban cứu thương làm nhiệm vụ cứu thương, kịp thời săn sóc và vận chuyển thương binh đến bệnh viện cấp cứu khi có chiến tranh xảy ra [91, tr.5-6].

Lề lối hoạt động của ban chỉ huy chiến đấu địa điểm

Luôn luôn phải họp toàn ban chỉ huy để thảo luận trao đổi ý kiến, phân công hiệm vụ rõ ràng trước khi thi hành một chỉ thị hay áp dụng một kế hoạch nào liên

quan đến công cuộc chiến đấu của địa điểm do cấp trên đưa xuống, rồi cùng nhau chịu trách nhiệm.

Ban chỉ huy họp và túc trực thường xuyên về tình hình an ninh, có thể tùy sáng kiến địa phương linh động tổ chức mọi hoạt động liên quan đến công cuộc bố phòng, phòng thủ an ninh địa điểm được trôi chảy, liên tục và hữu hiệu không gây trở ngại. Ngoài ra công tác tổ chức chiến đấu và liên đới chiến đấu cần được tiến hành chu đáo [91,tr.6].

Bên cạnh việc kiện toàn cơ cấu nhân sự, là việc tiến hành tổ chức địa thế trong hoạt động phòng thủ tại các ấp chiến lược của Mỹ - Diệm.

Một phần của tài liệu hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam việt nam thời mỹ diệm (1961 1965) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)