6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Tổ chức địa thế trong hoạt động phòng thủ
Để hoạt động phòng thủ được chặt chẽ và đạt hiệu quả cao, Mỹ - Diệm dựa vào địa hình cụ thể từng vùng, để tiến hành bố trận, tổ chức địa thế nhằm tạo sự vững chắc trong phòng thủ để dễ dàng tiêu diệt “Cộng sản”.
Từ tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa được bảo quản tạiTrung tâm Lưu trữ quốc gia II có tựa đề Ấp chiến lược - Phòng thủ - Tổ chức địa thế, luận văn đã phục dựng lại nội dung tổ chức địa thế sẽ được trình bày dưới đây: Trước hết kế hoạch tổ chức địa thế của Mỹ - Diệm chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1, quan sát địa thế, đặt kế hoạch tổ chức địa thế, tổ chức nhân dân thi hành kế hoạch (thời gian 1 tuần).
Giai đoạn 2, xây dựng các công sự theo kế hoạch đã được nghiên cứu (thời gian 2 tuần).
Giai đoạn 3, củng cố và hoàn bị công tác (thời gian thường xuyên sau giai đoạn 1 và 2 tùy theo lúc rảnh của nhân dân)[2, tr.2].
Mỹ - Diệm còn nhấn mạnh: “Việc tổ chức địa thế có thể thay đổi tùy theo tình hình ở mỗi ấp chiến lược. Ở những vùng bất an ninh hoặc trong vùng xôi đậu, phải xây dựng đầy đủ hệ thống công sự phòng thủ. Trong vùng an ninh, chỉ cần một hàng rào chiến lược và một vài công sự cần thiết để điều động tổ chức nhân dân vũ trang khi hữu sự” [2, tr.2].
Tổ chức địa thế trong hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược bao gồm nhiều khâu như lập rào chiến lược, tổ chức canh phòng, hệ thống công sự tác chiến,
lập hào giao thông lộ thiên và tổ chức địa thế bí mật. Dưới đây là nội dung chi tiết của từng khâu:
2.2.2.1. Lập rào chiến lược
Rào chiến lược theo kỹ thuật quân đội là dùng dây kẽm gai, nhưng cần rất nhiều vật liệu, đồng thời phải có một hệ thống kiểm soát và phòng thủ hàng rào kẽm gai với những phương tiện chính quy (đại bác, súng cối, mìn). Vì vậy, Mỹ - Diệmcho xây dựng một rào chiến lược hợp với những phương tiện hiện có ở địa phương và chiến thuật du kích do nhân dân vũ trang thô sơ đảm đương.
Một hàng rào chiến lược đầy đủ gồm các bộ phận sau:
- Hàng rào chính được làm bằng một đường rào kẽm gai hoặc tre hay cây tươi; phía trước có gai chông hoặc gai xương rồng, trên hàng rào có những cây gai tươi, gai xương rồng, gai chông hoặc những loại cây leo có bông lá ngứa. Nên dùng cây hoặc tre làm hàng rào, trong vùng an ninh chỉ cần một hàng rào dầy, trong vùng bất an ninh thì cần thêm một đường rào dầy thứ nhì và giữa hai đường rào phải có gai hoặc chông, khoảng cách ở giữa phải trên 1,5m để đối phương khó bắt cầu từ rào trước đến rào sau.Khi làm rào xong phải trồng dài theo và dựa vào hàng rào chính những cây tre hoặc cây tươi để khi hàng rào chính bị khô, hư, mục thì có hàng rào tươi thay thế (xin xem thêm phụ lục 1.2 trang 128).
- Hố: Trong những vùng mất an ninh hoặc xôi đậu, cần có một hố rộng và sâu, dài theo hàng rào chính, dưới hố đặt chông hoặc gai xương rồng. Nếu ở ấp có mìn thì tùy theo tin tức mà đặt bãi mìn dưới hố, ở nơi lừa cho đối phương đi qua. Kích thước của hố phải không để bắt một cái cầu nhỏ qua được.
- Bãi chôngsẽ được đặt ở giai đoạn 3.
Song song với lập rào chiến lược, Mỹ - Diệm thiết lập một hệ thống cổng hết sức tinh vi nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động ra vào ấp, tạo điều kiện tốt trong việc phòng thủ, tấn công tiêu diệt đối phương.
Trong rào chiến lược cần có vài cổng ra vào để ban ngày nhân dân đi canh tác, sản xuất, buôn bán hoặc liên lạc với các vùng lân cận. Ban đêm, hoặc khi báo động các cổng này phải được khóa và canh phòng kỹ lưỡng, kinh nghiệmcủathấy, đối
phươngâm mưu xâm nhập vào ấp thường phá cổng ra vào hơn là phá rào, nhất là những rào kiên cố.
Cũng trong vòng hàng rào, có một hai cổng bẫy dự bị sẵn những bẫy để tiêu diệt đối phương (xin xem thêm phụ lục 1.3 trang 129).
Trong kế hoạch lánh cư nhân dân, khi sắp có một áp lực mạnh của đối phương nhắm vào ấp, phải tổ chức sẵn các cổng gọi là cổng lánh cư, ít nhất một xóm một cổng. Cổng này thường ngày được khóa, chỉ mở ra khi có lệnh của Ban trị sự ấp mà thôi. Khi đoàn lánh cư qua xong, cổng này được khóa lại như các cổng khác.Mỗi cổng chính phải có hai hàng rào cửa, lúc khóa cổng, sau khi đóng hai hàng rào cửa phải đặt thêm nhiều chướng ngại vật để củng cố thêm việc đóng khóa này[2,tr.9-12].
2.2.2.2. Tổ chức canh phòng
Hoạt động canh phòng được tổ chức 24/24 giờ bao gồm:
- Canh phòng ban ngày: Ngoài các tiểu tổ trinh sát bí mật thường xuyên mà bộ chỉ huy quân sự ấp đặt trong các vùng lân cận xung quanh ấp, việc canh phòng trong ấp chiến lược là rất quan trọng phải được tổ chức chu đáo với vọng đài cảnh giới và những hiệu lệnh báo động rõ ràng.
Vọng cảnh giới được đặt vào giao điểm của các đường từ những vùng tình nghi hay từ các thôn xã khác dẫn đến; các tháp canh xây dựng đơn sơ ở những địa điểm cao, trống trải có thể kiểm soát một khu vực rộng.
Số lượng tháp canh cảnh giới không quá nhiều vì phải huy động số lượng lớn nhân viên để canh gác, do đó nơi đặt tháp canh phải được khảo sát kĩ trên những nguyên tắc vừa kể trên.
Vọng đài trung ươngphải đặt ở một nơi nhìn thấy các vọng đài khác, đồng thời để cho đồng bào các nơi trong ấp nhìn thấy. Nếu vọng đài ngoài quá xa vọng đài trung ương, có thể đặt thêm vọng đài phụ với nhiệm vụ truyền tin. Vọng đài trung ương và vọng đài phụ không cần nhiều người gác vì ở vào trung tâm ấp, an ninh có phần đảm bảo.
- Canh phòng ban đêm: Ban đêm trong khuôn khổ một ấp chiến lược, không có đèn pha hoặc những phương tiện văn minh khác để nới rộng tầm quan sát, việc canh
phòng sẽ bám vào xung quanh kế cận rào chiến lược, do đó có thể dùng thang, hoặc làm những tháp canh sát rào, khuôn tre, nóc lá.
- Nơi nghỉ ngơi: Ngày và đêm, những nhân viên của tiểu tổ canh phòng ngoài giờ canh gác, phải có trạm để nghỉ ngơi khi hết giờ làm nhiệm vụ để lấy lại sức tiếp tục canh gác.
Các trạm canh hoặc chòi canh phải được tổ chức gần các tháp canh [2,tr.20].
2.2.2.3. Hệ thống công sự tác chiến
Hệ thống này gồm:
- Hố là công sự tác chiến dùng cho một cá nhân.
- Hầm là công sự tác chiến dùng cho một tiểu đơn vị (tiểu tổ đến tiểu đội) có hình vuông hoặc hình tròn.
- Hàolà công sự tác chiến dành cho một tiểu đội trở lên, có hình dài và răng cưa hoặc uốn quanh.
Hố, hào và hầm tác chiến là những công sự lộ thiên để tổ chức nhân dân vũ trang sử dụng trong công cuộc phòng thủ mặt nổi của ấp chiến lược giúp ẩn núp, tác chiến, trợ chiến, nghỉ ngơi, chỉ huy, liên lạc...
Trong giai đoạn 2 xây dưng ấp chiến lược, chỉ cần tổ chức công sự đơn sơ, bề sâu chỉ cần một thước mà thôi.
Trong giai đoạn 3 các công sự phải được đào sâu thêm để đủ bề cao một người đứng, các hầm phải có nóc bằng những vật liệu thông thường (lá, tôn) để che trở khi mưa nắng (xin xem thêm phụ lục 1.4 trang 132).
Mỹ - Diệm nhấn mạnh, nếu tình trạng chiến tranh ở nông thôn thay đổi nặng thêm (đối phương sử dụng vũ khí nặng và đơn vị lớn, từ liên trung đội trở lên) thì những ấp chiến lược đó cần có những công sự cố thủ chắc chắn hơn.Trong phạm vi của một rào chiến lược, nếu có ruộng vườn, mía, bắp... có thể sử dụng làm kiểu hầm tác chiến.
- Vị trí chỉ huy,được sử dụng một trong những hầm, hào chiến đấu vừa kể trên để tổ chức một vị trí chỉ huy tác chiến của nhiều liên gia hoặc ấp chiến lược[2,tr.27].
2.2.2.4. Hào giao thông lộ thiên
Hào giao thông lộ thiên là một tổ chức để huy động tác chiến (tấn công, du kích, tải đạn, tải thương, liên lạc, truyền lệnh). Quan trọng nhất trong ấp chiến lược là lưới hào giao thông chằn chịt trong ấp nối liền với nhau kết hợp với công sự phòng ngự như hầm chông, mìn, lựu đạn tự động, hàng rào chông, để cho du kích ấp hoạt động chớp nhoáng, xuất ẩn không ngừng khắp cùng ấp, đẩy đối phương vào thế lúng túng, tiến thoái lưỡng nan, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn hợp đồng tác chiến ở ngoài phạm vi ấp để tiêu hao, tiêu diệt Cộng sản.
Ngoài ra, phải tổ chức hào giao thông gọi là hào lánh cưđể cho kế hoạch lánh cư nhân dân và súc vật được thi hành có hiệu quả và nhanh chóng, không gây trở ngại cho cuộc tác chiến.
Các bẫy (chông, mìn, lựu đạn) trong một hào giao thông chỉ đơn vị tác chiến có phép sử dụng hào đó biết mà thôi.
Lúc đầu hào chỉ được đào khoảng một thước bề sâu. Đến giai đoạn 3 nên đào hào sâu và các chổ quanh co phải đào rộng để dễ tải thương hoặc tải đạn [2,tr.37].
2.2.2.5. Tổ chức địa thế bí mật
Địa thế bí mật bao gồm:
- Hệ thống chìmlà những công sự hầm giao thông phục vụ cho du kích chìm (bí mật) của ấp sử dụng để:
+ Bám sát tình hình nhất là khi đối phương đã vào đến trung tâm ấp, để tiếp tục lấy tin tức, liên lạc với các tổ chức du kích bí mật của các ấp xã lân cận để cho kế hoạch phối hợp tác chiến được thi hành có kết quả.
+ Khủng bố tinh thần (sử dụng lựu đạn, vũ khí, mìn, pháo...) làm cho đối phươngsợ sệt, mệt mõi, mất tinh thần, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn đủ thì giờ tập trung và tiếp viện có hiệu quả.
+ Dù đối phương đã vào tới trung tâm ấp, hay đang chiếm đóng trong ấp (trên mặt), nhờ hoạt động du kích bí mật chúng vẫn làm chủ tình hình trong ấp.
- Ngoài hệ thống chìm vừa kể trên, tổ chức địa thế bí mật còn có những hầm giao thông và hầm trú ẩn để cho lực lượng du kích nổi (cán bộ hành chính, thanh niên
vũ trang...) sử dụng nhằm bảo tồn lực lượng, hoặc trốn ra khỏi ấp, hoặc liên lạc với các tổ chức phòng thủ xã, quận, trong khuôn khổ liên kết phòng thủ chung.
Trong những vùng bị áp lực của Cộng sản nặng nề, nếu lánh cư nhân dân ra khỏi ấp không được, thì mỗi liên gia phải có đường hầm bí mật đặt ở những nơi chỉ có dân chúng ở mỗi liên gia biết mà thôi để trốn tránh khi có lệnh.
Trong mỗi nóc nhà, phải có các ổ bí mật để chôn dấu nữ trang, tiền bạc, quần áo, thức ăn để tránh khỏi sự cướp bóc nếu đối phương vào được trong ấp.
Cũng như hệ thống giao thông lộ thiên, lưới giao thông bí mật chằn chịt dưới đất, nối liền với nhau kết hợp với những công sự phòng ngự và phòng thủ.Các lỗ ra vào hầm phải giữ bí mật có dấu hiệu riêng.Các hầm du kích cá nhân phải được đặt sát mặt đất để dễ quan sát tình hình. Nắp hầm luôn luôn được ngụy trang.
Hầm giao thông được đào dưới mặt đất, sâu hay cạn tùy theo loại đất.Trong hầm giao thông, có những nơi nghỉ chân cho du kích lúc mệt mỏi, bệnh hoạn, bị thương có thể nghỉ dưỡng sức một thời gian ngắn. Có những nơi để hai toán lên xuống gặp nhau, tránh nhau.
Hầm bẫy, hầm đi lạc
Trong hệ thống hầm bí mật, có những góc chúng đặt sẵn bẫy để tiểu trừ nếu đối phương vào hầm bí mật, có những góc khác để cho đối phương đi lạc cho lực lượng phòng thủ có đủ thời giờ đón giết. Chúng lưu ý “không dùng mìn hoặc các chất nổ để giết địch trong hầm, vì phải sửa chữa tốn nhiều công và thì giờ, chỉ dùng những chất nổ khi có nguy biến phá hủy một góc nào, ngăn cản việc lưu thông của Cộng sản khi đã tràn vào hệ thống”[2,tr.40].