Khả năng chống cộng của các ấp chiến lược

Một phần của tài liệu hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam việt nam thời mỹ diệm (1961 1965) (Trang 85)

6. Bố cục của luận văn

3.2.Khả năng chống cộng của các ấp chiến lược

Từ tập tài liệuKhả năng và tiêu chuẩn chống Cộng của các ấp chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II chúng tôi thấy,trước tình hình hoạt động phòng thủ tại các ấp chiến lược ngày càng giảm, khả năng chống Cộng của ấp chiến lược càng đi xuống. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đãcó những thống kê, nhận định về vấn đề này cho từng nơi như sau:

Ở Cao Nguyên, Mỹ và chính quyền Sài Gòn cho rằngsố “lượng ấp chiến lược được báo cáo hoàn thành đạt 60% cả về quânsựvụ (công sự phòng thủ, lực lượng thanh niên chiến đấu...). Trên thực tế, ngoài một số ấp chiến lược được xây cất vững chắc và đồng bào Thượng có tinh thần chống Cộng, phần lớn các ấp chỉ có hình thức, chỉ có một vòng rào kiên cố với một số hầm hố tác chiến, chưa tổ chức nhân dân, chưa vũ trang đầy đủ cho thanh niên chiến đấu.

Cao Nguyên đất rộng, địa thế hiểm trở, đồng bào Thượng thưa thớt, sống du mục nên cần gom dân, vì vậy vấn đề canh tác và yểm trợ an ninh cho các ấp chiến lược là vấn đề chính yếu khó khăn nhất trong công tác lập ấp. Kết quả về phương diện này chưa được khả quan vì thiếu cán bộ Thượng vận.

Tại Komtum tinh thần chống Cộng của đồng bào Thượng Sédang rất cao, nhưng về phía Pleiku, Đarlac tinh thần đồng bào Thượng thuộc các bộ lạc khác có vẻ lưng chừng.

Một số ấp chiến lược nằm rải rác tại những địa điểm hẻo lánh, không có đường giao thông, không có phương tiện truyền tin đã trở thành mục tiêu tốt cho Cộng sản tấn công, lực lượng tiếp viện không thể kịp thời can thiệp.

Trở ngại lớn nhất là vấn đề thiếu cán bộ biết tiếng Thượng, công tác vận dụng quần chúng, tổ chức đội ngũ nhân dân chưa đạt được kết quả đáng kể. Do đó, Cộng sản đã cho cán bộ móc nối với thanh niên chiến đấu Thượng để tổ chức đào ngũ và cướp súng.

Một số ấp chiến lược được lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ vũ trang súng quá nhiều tạo thành mục tiêu cho Cộng sản tấn công, gây tổn thất quá nhiều về vũ khí.

Ở Duyên Hải, số lượng ấp chiến lược “báo cáo thực hiện xong với tỉ lệ 75% về quânsựvụ và dânsựvụ. Ở đây, số ấp chiến lược thực hiện quá gấp rút, chỉ chú trọng đến việc thiết lập các công sự phòng thủ nên đòi hỏi nhân dân đóng góp quá nhiều về nhân vật lực, gây than oán mất tác dụng tâm lý, nhất là những nơi dân chúng nghèo. Có nơi lập những hàng rào bằng tre, cây dài 40, 50 cây số chạy dọc theo đường, bao hết cả địa phận của một quận.

Việc kiểm tra thanh lọc thi hành chậm chạp, tuy nhiên tại nhiều tỉnh tinh thần chống Cộng của dân chúng khá cao (Quảng Ngãi, Khánh hòa...). Việc tổ chức đoàn ngũ nhân dân tại các khu vực Duyên Hải tương đối khả quan, riêng tại khu vực cận sơn áp lực của Cộng sản có phần nặng nề, tinh thần dân chúng còn thiên Cộng nên nội dung các ấp chiến lược tại đây chưa được vững chắc.

Mặt khác, thanh niên chiến đấu không được huấn luyện vũ trang kịp đà tiến triển của các ấp chiến lược, nên việc bảo vệ ấp chiến lược gặp nhiều trở ngại. Tại nhiều ấp chiến lược, thanh niên chiến đấu tuy được huấn luyện và vũ trang nhưng thường chưa đủ khả năng chiến đấu, chưa biết đánh du kích. Hệ thống hầm bí mật, địa đạo để tránh né, đánh du kích và cất giấu vũ khí chưa thực hiện được nên khó bảo toàn lực lượng trước những cuộc tấn công của Cộng sản. Nội tuyến vẫn còn rải rác trong hàng ngũ thanh niên chiến đấu.

Vấn đề dời nhà thực hiện máy móc, dời nhà hàng loạt quá xa những điểm canh tác. Mặc khác, kế hoạch giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế để nâng cao mức sống tuy đã dự trù tại cấp trung ương cũng như tại địa phương nhưng vẫn chưa áp dụng kịp đà tiến triển của các ấp chiến lược, khiến dân chúng hao công tốn của khi làm ấp chiến lược, sống gò bó, tuy có an ninh hơn, nhưng quá nghèo túng, sinh bất mãn, dễ nghe Cộng sản tuyên truyền. Sau ngày 1/11/1963 dân chúng tại một số ấp tại Quảng Ngãi đã tự động bỏ các ấp chiến lược để đi nơi khác” [48, tr.2-3].

Một điểm cần lưu ý nữa là nạn cường hào ác bá, thối nát trong hàng ngũ cán bộ và ban trị sự ấp, đó là lí do thất nhân tâm trong công tác lập ấp chiến lược.

Nói chung, tại Duyên Hải chương trình ấp chiến lược được tiến triển mau nhờ những chiến dịch dài hạn, sự đóng góp của dân chúng nhưng chưa đạt đến mức yếu tố nhân tâm cần thiết cho sự thành công của chính sách ấp chiến lược.

Còn ởMiền Đông Nam Phần,“số ấp chiến lược tại đây theo báo cáo, đã đạt được 50% tỉ lệ về dânsựvụ và quânsựvụ.

Ngoài những ấp chiến lược thiết lập tương đối dễ dàng tại vùng A (quanh tỉnh lỵ, quận và dọc theo các trục giao thông lớn), phần lớn số ấp chiến lược tại ven vùng A, vùng B, vùng C đều khó xây dựng về phần nội dung vì dân chúng đã sống quá lâu dưới sự tuyên truyền và cưỡng bách của Cộng sản (Bình Dương, Phước Thành...) có những ấp chưa thể tin tưởng ở thanh niên chiến đấu, chỉ trông chờ vào dân vệ được tuyển từ nơi khác đến để bảo vệ an ninh. Những toán dân vụ này tinh thần cũng bị dao động, co rút vì thiếu sự ủng hộ của dân chúng (rất nhiều là thân nhân của những phần tử thoát ly hoặc tập kết theo Cộng sản). Do đó, vấn đề giám hộ quân sự trở nên nặng nề, các lực lượng dân vệ, bảo an, quân đội chính quy bị cầm chân quá lâu tại ấp chiến lược. Sự tổ chức thanh niên chiến đấu tại vài nơi vì lý do trên mà tiến triển rất chậm, hay xảy ra nội tuyến”[48, tr.4].

“Để ngăn chặn hữu hiệu sự tiếp tế về nhânvậtlực của Cộng sản từ ngoài vào các chiến khu D và Dương Minh Châu, giải pháp gom dân lập ấp tại vùng B, C là rất cần thiết và có hiệu nghiệm, tuy nhiên nhiều nơi đòi hỏi những phương tiện của khu chiến thuật, sự tăng cường cán bộ từ trung ương mà nhân số về lượng không đủ để đáp ứng yêu cầu. Khả năng ngăn chặn tiếp tế của Cộng sản tại các ấp chiến lược hiện chưa đạt được những kết quả khả quan” [48, tr.4].

Đặc biệt,“tại những nơi đồn điền cao su thu hút nhiều nhân công, việc lập ấp chiến lược không gặp khó khăn vì dân chúng đã sống tập trung thành làng trong phạm vi đồn điền, nhưng vấn đề thanh lọc và tổ chức đoàn ngũ nhân dân vẫn gặp những trở ngại lớn lao vì phần nhiều các đồn điền kể trên công nhân đã bị Cộng sản móc nối từ lâu hoặc có liên hệ với gia đình Cộng sản” [48, tr.5].

“Một số ấp chiến lược trước đây được thiết lập tại các khu vực liên tỉnh Bình Dương - Tây Ninh, Biên Hòa - Bình Dương - Phước Thành, trong khuôn khổ chiến dịch quy mô của khu chiến thuật, đã tạo nên thế vạc chân, chia cắt và cô lập các mật khu của Cộng sản, tuy nhiên về nội dung những ấp chiến lược cần được củng cố vững chắc hơn về phương diện thanh lọc, tổ chức đoàn ngũ nhân dân cũng như về lực lượng thanh niên chiến đấu” [48, tr.5].

Ở giữa Miền Đông và Miền Tây Nam Phần (Hậu Nghĩa, Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, bắc An Giang), chính quyền Mỹ - Diệm tổng kết:

“Chương trình ấp chiến lược tại đây đạt 50% về dân sự vụ và quân sự vụ. Việc lập ấp được tiến hành chậm, chưa đạt được kết quả như mong muốn, thiếu sự phối hợp giữa kế hoạch quân sự và kế hoạch ấp chiến lược.

Cán bộ cấp tỉnh và quận chưa thông hiểu chính sách ấp chiến lược, thi hành mệnh lệnh một cách máy móc, làm thất nhân tâm trong vấn đề dời nhà, lập công sự phòng thủ trên đất ruộng tư không bồi hoàn xứng đáng, hoặc cưỡng bách công tác trong lúc dân đang làm mùa.

Nội dung các ấp chiến lược hãy còn lỏng lẻo, chưa tổ chức được đoàn ngũ nhân dân, chưa thanh lọc, huấn luyện vũ trang đúng mức cho thanh niên chiến đấu.Riêng công sự phòng thủ ở phần lớn ấp chiến lược trở thành vô hiệu, bị hư hại trong những nơi ngập nước. Cần nghiên cứu lại vấn đề phòng thủ tại các ấp chiến lược cho phù hợp với địa thế nơi này,[48, tr.5-6].

Ở Tây Nam Phần, tài liệu lưu trữ của Việt Nam Cộng Hòa cho thấy:

“Chương trình ấp chiến lược kém so với miền Cao Nguyên và Trung Nguyên. Kết quả chung về quân sự vụ và dân sự vụ được báo cáo trên dưới 10% (Chương Thiện, An Xuyên) và 60% (An Giang, Vĩnh Bình...). Trên thực tế, tỉ lệ này còn bị giảm bớt nhiều xuyên qua các cuộc tấn công ấp chiến lược mỗi ngày mỗi gia tăng tại đây, giá trị thực sự các ấp chiến lược (trừ một số ít ấp chiến lược tương đối tốt tại vài tỉnh như Ba Xuyên, An Giang...), có thể ước lượng không trên 10% về phần quân sự vụ và dân sự vụ. Riêng tại 2 tỉnh Chương Thiện và An Xuyên chương trình ấp chiến lược thường xuyên không thể tiến triển được vì áp lực của Cộng sản gia tăng quá mạnh, dân chúng có tinh thần cầu an, lưng chừng hoặc thiên Cộng.Thanh niên chiến đấu chưa được huấn luyện, vũ trang đúng mức.[48, tr.7].

Tóm lại, khả năng chống Cộng của các ấp chiến lược thay đổi tùy theo giá trị hiện thực với tỉ lệ đánh giá về phần nội dung ước lượng như sau:

Ở Cao Nguyên: 30% (thay vì 60%)

Ở Duyên Hải: 60% (thay vì 75%)

Khu vực giữa Miền Đông và Miền Tây: 10% (thay vì 50%)

Ở Tây Nam phần: 10% (thay vì 60%)

Trong thời gian này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn cũng thừa nhận“Việt cộng đã gia tăng đánh phá ấp chiến lược nhất là ở tây nam phần, tinh thần cán bộ tại địa phương và dân chúng trong ấp chiến lược cũng như hàng ngũ thanh niên chiến đấu bị giao động nên việc bố phòng và cung cấp ấp chiến lược tại nhiều nơi bị bê trễ, tại một vài nơi dân chúng đòi ra khỏi ấp chiến lược (Long An, Định Tường, Bình Dương, Quảng Ngãi...) về sinh sống tại các địa điểm cũ. Một phần công sự phòng thủ tại các ấp chiến lược bị dân chúng phá hủy” [48, tr.8].

Từ nhận thức trên, sau ngày 1/11/1963 chúng duyệt lại toàn bộ lề lối thi hành công tác ấp chiến lược để phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân và theo đúng chủ trương mới. Chúng cho rằng vấn đề then chốt vẫn là vấn đề cán bộ vì nếu chính sách hay nhưng cán bộ thi hành lệch lạc thì sự thành công không được hoàn toàn bảo đảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, chúng cũng quan niệm một tổ chức phối hợp từ cấp cao nhất, từ trung ương xuống tới địa phương để thống nhất sự thi hành công tác trong mọi phạm vi mới bảo đảm cho sự thành công.

Từ những nhận xét đánh giá trên chúng đề ra tiêu chuẩn chống Cộng của ấp chiến lược trong giai đoạn mới. Dưới đây là tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phản ánh nội dung hoạt động phòng thủ giai đoạn mới:

Trên thực tế, một ấp chiến lược không thể coi là đã hoàn thành khi an ninh chưa được củng cố bồi dưỡng thường xuyên và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, văn hóa chưa được chú trọng.Cần mở rộng dần dần theo đà tiến của ấp chiến lược trong mọi phạm vi.

“Cần ấn định những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng chống Cộng của các ấp chiến lược tùy theo từng giai đoạn lập ấp chiến lược như sau:

- Giai đoạn 1 tiến hành lập ấp chiến lược

+Tiêu chuẩn 1 là tiêu chuẩn về An ninh được Mỹ và chính quyền Sài Gòn đặc biệt chú trọng, trong đó việc xây dựng hệ thống phòng thủ là hết sức cần thiết.

Việc thực hiện tiêu chuẩn 1 được tiến hành bằng cáchphân loại, thanh lọc và tổ chức đoàn ngũ nhân dân, phân công trong việc bố phòng, truyền tin, tổ chức tình báo, tổ chức thanh niên chiến đấu (chọn lựa, huấn luyện, vũ trang).

+Tiêu chuẩn 2 đây là tiêu chuẩn về Dân sự vụ. Với những công việc phải làm là bầu ban trị sự, thiết lập các tiện nghi chống Cộng.

- Giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... +Tiêu chuẩn 3 tập trung vàoSản xuất

Mỹ và chính quyền Sài Gòn yêu cầu phải kiểm tra tài nguyên, đặt kế hoạch tăng năng xuất, phát triển canh tác, ngư nghiệp, chăn nuôi, tiểu công nghệ..., để nâng cao mức sống của dân trong ấp chiến lược.

Lập kế hoạch công tác giúp khuếch trương sản xuất (đường, cầu, kênh, đập cống, giếng nước...).

Tạo điều kiện thuận tiện mua bán (hiệp hội nông dân, hợp tác xã) máy cày, máy bom nước, máy làm gạch, máy ép dầu, máy làm bột sắn.

Kiến thiết ấp (làm nhà đẹp...).

Trong giai đoạn mới cần đặt nặng trọng tâm vào việc thực hiện đúng mức những tiêu chuẩn một và hai kể trên. Cán bộ địa phương cần thông suốt đường lối để tạo cho các ấp có những tiêu chuẩn có giá trị thực sự. Có kế hoạch đào tạo cán bộ và một tổ chức thanh tra hữu hiệu để đảm bảo cho sự thành công của chương trình mới về ấp chiến lược” [48, tr.7-9].

Tuy nhiên, dù đã hết sức cố gắng nhưng toàn bộ kế hoạch của Mỹ - Diệm dày công chuẩn bị và xây dựng hết sức chu đáo ngay từ đầu để tiêu diệt Cộng sản, đến năm 1965 hoàn toàn bị thất bại.

Năm 1963 chính tướng lĩnh Sài Gòn đã phải thừa nhận: “...nói thanh toán Cộng sản chắc chắn không có” [8].

Theo Bernard Fall - nhà báo Mỹ có mặt tại Việt Nam từ 1953-1967 trong cuốn

Việt Nam - những suy nghĩ cuối cùng về cuộc chiến tranh thừa nhận đến năm 1965, chương trình ấp chiến lược đã hoàn toàn thất bại, ông cho rằng trong 8.500 ấp chiến lược mà Mỹ - ngụy đã lập được, thì đã bị phá sản chỉ còn 1.400 ấp chiến lược mà thôi [64,tr.30].

Một phần của tài liệu hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam việt nam thời mỹ diệm (1961 1965) (Trang 85)