3.2.5.1. Các tiêu chí đánh giá công chức
Tuổi đời,
Có trình độ học vấn,
Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên.
Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.
Kỹ năng và phương pháp làm việc.
3.2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
a) Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu công chức cấp xã Tổng số công chức cấp xã toàn huyện theo chức danh,
Số công chức bình quân 1 xã,
Tỷ lệ công chức theo tuổi, trình độ, giới tính.
b) Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng công chức cấp xã Tuổi bình quân,
Trình độ văn hóa bình quân, Tỷ lệ nữ công chức cấp xã,
Tỷ lệ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Tỷ lệ công chức có ngoại ngữ, sử dụng máy vi tính... Tỷ lệ công chức đạt loại tốt, trung bình, yếu hàng năm.
c) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả làm việc của công chức cấp xã Kết quả phát triển kinh tế của xã, huyện,
Kết quả phát triển xã hội,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang
4.1.1. Tình hình số lượng công chức cấp xã
Sử dụng nguồn tài liệu thu thập từ Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang, chúng tôi phân tích số lượng công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang theo các chức danh qua 3 năm (2011, 2012, 2013), kết quả tổng hợp thể hiện bảng 4.1.
Bảng 4.1: Số lượng công chức cấp xã toàn tỉnh Bắc Giang phân theo chức danh Các chức danh 2011 (Ng) 2012 (Ng) 2013 (Ng) 12/11 So sánh (%) 13/12 BQ
1. Trưởng Công an 210 218 217 103,8 99,5 101,6
2. Chỉ huy trưởng Quân sự 217 224 225 103,2 100,4 101,8
3. Địa chính- xây dựng 428 458 454 107,0 99,1 103,0 4. Văn hoá- xã hội 424 456 449 107,5 98,4 102,9 5. Tư pháp- hộ tịch 377 425 418 112,7 98,3 105,5 6. Văn phòng- thống kê 409 453 456 110,7 100,6 105,6 7. Tài chính- kế toán 355 384 382 108,1 99,4 103,7 Cộng 2420 2618 2601 108,1 99,3 103,7 (Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang)
Bảng 4.1 cho thấy, nhìn chung số lượng công chức theo chức danh trong 3 năm qua của tỉnh Bắc Giang không có sự biến động lớn (tăng 3,7%), tuy nhiên, năm 2013 giảm 17 người chiếm 0,7%, cụ thể:
Trưởng công an xã giảm 01 người sang làm Phó chủ tịch UBND xã chiếm 0,5%; Địa chính xây dựng giảm 04 người sang làm Phó chủ tịch UBND xã chiếm 0,9%; Văn hóa xã hội sang làm cán bộ chuyên trách 7 người chiếm 1,6%; Tư pháp hộ tịch giảm 02 người sang làm cán bộ cấp xã chiếm 0,5%; Tài chính- Kế toán giảm 2 người chiếm 0,5%. Như vậy số công chức chuyển sang làm cán bộ cấp xã là chủ yếu, qua đó cho thấy đội ngũ công chức cấp xã đã trưởng thành và là nguồn chủ yếu của cán bộ cấp xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Bảng 4.2. Phân loại công chức cấp xã toàn tỉnh Bắc Giang
Diễn giải 2011 (Ng) 2012 (Ng) 2013 (Ng) 2012/11 So sánh (%) 2013/12 1. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 657 852 759 129,6 89,0 30 - 40 tuổi 976 1023 1046 104,8 102,2 40 -50 tuổi 542 560 618 103,3 110,3 Trên 50 tuổi 245 183 178 74,6 97,2 2. Theo trình độ học vấn THCS 35 23 22 65,7 95,6 THPT 2385 2595 2579 108,8 99,3 3. Theo trình độ lý luận Sơ cấp 198 446 455 225,2 102,0 Trung cấp 977 998 1008 102,1 101,0 Cao cấp 0 2 4 200,0 200,0
4. Theo trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo 43 125 37 290,7 8,0 Trung cấp 1660 1439 1435 86,6 99,7 Cao đẳng 232 397 308 171,1 77,5 Đại học 485 657 830 135,4 126,3 5. Theo giới Nam 1753 1788 1780 101,9 99,5 Nữ 667 830 821 124,4 98,9 Tổng cộng 2420 2618 2601 108,1 99,3 (Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang) Từ kết quả bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét như sau:
Về số lượng: Số công chức có độ tuổi trên 50 giảm dần qua các năm: năm 2013 chỉ còn 178 người trên 50 tuổi chiếm 6,8%, trong khi đó năm 2011 là 245 người chiếm 10,1%; số công chức có độ tuổi dưới 30 tăng dần, năm 2011 là 657 người chiếm 27,1% thì đến năm 2013 đã là 759 người chiếm 29,1%; trong khi số công chức có độ tuổi trên 30 đến 40 có xu hướng ổn định là trên 40% và độ tuổi từ 40 đến 50 tăng nhưng ở mức nhẹ và chiếm 24%.
Về trình độ học vấn: Đa số công chức hiện nay có trình độ trung học phổ thông, năm 2011 số công chức có trình độ THPT chiếm 98,5%, thì đến năm 2013 tỷ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 lệ này đã lên tới 99,2%; số công chức có trình độ trung học cơ sở còn 22 người chiếm 0,8%.
Về trình độ lý luận chính trị: số công chức được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trịđược tăng dần qua các năm, tuy nhiên số lượng và tỷ lệ tăng còn thấp. Cụ thể trình độ được đào tạo cao cấp tăng được 4 người, đào tạo trung cấp tăng được 31 người và trình độ sơ cấp qua bồi dưỡng tăng thêm 257 người. Như vậy việc đào tạo chưa được coi trọng, thực tế cho thấy trình độ lý luận chính trị sơ cấp của đội ngũ công chức tăng chỉ là do các lớp bồi dưỡng ngắn ngày.
Về giới tính: Theo kết quả tổng hợp thì số công chức là nữ vẫn còn khiêm tốn, cụ thể năm 2013 có 821 người chiếm 31,5%, còn nam chiếm tới 68,5%, tuy tỷ lệ nữ còn thấp nhưng cũng đã tăng hơn so với năm 2011 mới có 27,5%. Như vậy, cũng giống như các cấp trong chính quyền từ trung ương đến địa phương tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác xã hội luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Vậy, vấn đề bình đẳng giới, cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp xã cũng là một vấn đề mà chính sách nhà nước cần quan tâm nghiên cứu.
Về trình độ chuyên môn: Đối với số công chức có trình độ chuyên môn cao đẳng và đại học đều tăng dần trong khi số công chức có trình độ trung cấp và chưa qua đào tạo giảm dần. Năm 2011 số công chức có trình độ đại học là 485 người chiếm 20% thì năm 2013 là 830 người chiếm 32% (tăng 12%); số công chức có trình độ trung cấp năm 2011 là 1.660 người chiếm 68,6%, đến năm 2013 là 1.435 người chiếm 55,2% (giảm 13,4%).
Từ thực trạng nêu trên cho thấy, đội ngũ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu từ trung cấp trở lên có tăng dần qua 3 năm, chứng tỏ đã có sự quan tâm về công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, số lượng công chức chưa qua đào tạo đến năm 2013 vẫn còn 37 người chiếm 1,5%. Tóm lại, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với chất lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay có nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương và đòi hỏi của thời kỳđẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Bảng 4.3. Phân loại công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang phân theo vùng năm 2013
Diễn giải Toàn tỉnh Đồng Bằng Miền núi
SL
(người) Tỷ% lệ (ngSL ười) T% ỷ lệ (ngSL ười) T % ỷ lệ
1. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 759 29,2 157 31,6 575 29,6 30 - 40 tuổi 1046 40,3 161 32,4 822 42,4 40 -50 tuổi 618 23,7 125 25,2 441 22,7 Trên 50 tuổi 178 6,8 53 10,8 102 5,3 2. Theo trình độ học vấn THCS 22 0,9 3 0,6 15 0,7 THPT 2579 99,1 493 99,4 1925 99,3 3. Theo trình độ lý luận Sơ cấp 455 17,5 63 12,7 384 19,8 Trung cấp 1008 38,7 173 34,8 763 39,3 Cao cấp 4 0,15 1 0,2 3 0,2
4. Theo trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo 28 1,0 5 1,0 18 0,9 Trung cấp 1435 55,2 280 56,6 1110 57,2 Cao đẳng 308 11,8 59 11,9 231 11,9 Đại học 830 57,8 152 30,6 581 29,9 5. Theo giới Nam 1780 68,5 328 66,1 1360 70,1 Nữ 821 31,5 168 33,9 580 29,9 Cộng 2601 100 496 100 1940 100 (Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang) Từ kết quả bảng 4.3 chúng tôi có nhận xét như sau:
Về độ tuổi: Số công chức ở khu vực đồng bằng có 496 người chiếm 19,1%, số công chức ở khu vực miền núi là 1940 người chiếm 74,6% so với số công chức toàn tỉnh. Xem xét số công chức ởđộ tuổi trên 30 đến dưới 50 của cả hai khu vực cơ bản tương đương với nhau; nhưng đối với số công chức có độ tuổi trên 50 thì ở khu vực đồng bằng có 53 người chiếm 10,8%, trong khi đó ở khu vực miền núi là 102 người chiếm 5,8%. Như vậy số lượng công chức ở khu vực miền núi đã được thay thế bổ sung đội ngũ công chức trẻ cao hơn, đối với khu vực đồng bằng thì cơ bản ổn định.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Về trình độ học vấn toàn tỉnh vẫn còn 22 người vẫn còn trình độ trung học cơ sở chiếm 0,9%, trong đó khu vực đồng bằng còn 3 người và khu vực miền núi còn 15 người, đây là số công chức ởđộ tuổi cao và đã có thời gian công tác lâu năm và độ tuổi sắp đến tuổi nghỉ hưu, do đó trong chính sách cán bộ thì còn để công tác tiếp cho đủ tuổi và năm tham gia bảo hiểm xã hội để khu nghỉđược hưởng chếđộ hưu.
Về trình độ lý luận chính trị: nhìn chung số lượng công chức được đào tạo về lý luận chính trị còn thấp, số công chức có trình độ trung cấp trở lên mới đạt trên 38%, số được bồi dưỡng trình độ sơ cấp và chưa được đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao trên 60%.
Về trình độ chuyên môn: Đối với số lượng công chức có trình độ trung cấp và cao đẳng ở cả hai khu vực đồng bằng và miền núi cơ bản có tỷ lệ tương đối bằng nhau và so với tỷ lệ chung của cả tỉnh. Tuy nhiên ở trình độ đại học thì ta thấy rõ hơn, trong khi tỷ lệ chung toàn tỉnh có 830 người chiếm 57,8% thì ở khu vực đồng bằng có 152 người chiếm 30,6%, khu vực miền núi 581 người chiếm 29,9% và số công chức chưa qua đào tạo ở khu vực miền núi vẫn còn 18 người chiếm gần 1%. Như vậy số lượng công chức có trình độđại học ở khu vực đô thị tại các phường, xã của thành phố chiếm tỷ lệ cao.
Về giới tính: Số công chức nữ toàn tỉnh có 821 người chiếm 31,5%, trong khi đó ở khu vực đồng bằng số công chức là nữ có 168 người chiếm 33,8%, ở khu vực miền núi có 580 người chiếm 29,9%. Như vậy ở khu vực đồng bằng tỷ lệ nữ tham gia công tác cao hơn ở khu vực miền núi. Tỷ lệ trên cũng phản ánh thực trạng là do điều kiện ở từng vùng miền khác nhau, văn hóa, tập quán khác nhau thì nữ giới có đươc tham gia công tác xã hội cũng khác nhau.
Tóm lại, đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với chất lượng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay có nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương và đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Do vậy, đặt ra vấn đề phải đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, bố trí, sử dụng công chúc sao cho phù hợp, để nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý đáp ứng yêu cầu của cấp cơ sở trong thời kỳđổi mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Để đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang, học viên đã lựa chọn 2 đơn vị huyện đại diện cho 2 khu vực đặc thù trên địa bàn tỉnh gồm: Khu vực huyện Miền núi có nhiều xã thuộc diện vùng cao đặc biệt khó khăn; khu vực đồng bằng gắn với miền trung du là huyện Hiệp Hòa nơi tiếp giáp với Thủđô Hà Nội.
Đối tượng cần điều tra: Luận văn tập trung vào 7 chức danh công chức cấp xã gồm: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính- xây dựng- đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã hội.
Phương pháp điều tra: Bằng cách phát phiếu điều tra, phỏng vấn một số công chức ở các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, người dân sinh, doanh nghiệp sống trên địa bàn và tham khảo các báo cáo về số lượng, chất lượng công chức cấp xã từ năm 2011 đến 2013 của Phòng Nội vụ huyện Lục Ngạn, Phòng Nội vụ huyện Hiệp Hòa và số liệu tổng thể của Sở Nội vụ.
Chức trách, nhiệm vụ của công chức cấp xã được quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
Qua bảng 4.4 cho thấy tại 2 địa bàn mà tác giả nghiên cứu thì số lượng công chức cấp xã của huyện Lục Ngạn là 281 người chiếm 10,8%, số lượng công chức của huyện Hiệp Hòa là 288 người chiếm 11% so với tổng số công chức toàn tỉnh.
Về độ tuổi: Bảng tổng hợp cho thấy, ở độ tuổi dưới 30 toàn tỉnh chiếm 29,2%, của huyện Lục Ngạn chiếm 26% và của huyện Hiệp Hòa chiếm 30,2%; độ tuổi từ 30 – 40 toàn tỉnh chiếm 40,3%, huyện Lục Ngạn chiếm 29,1% và Hiệp Hòa chiếm 25,7%; ở độ tuổi từ 40-50 toàn tỉnh chiếm 23,7%, huyện Lục Ngạn chiếm 23,8% và Hiệp Hòa chiếm 21,8%; ở độ tuổi trên 50 toàn tỉnh 6,8%, huyện Lục Ngạn chiếm 21% và Hiệp Hòa chiếm 22,3%. Điều này cho thấy những số công chức có độ tuổi trẻ dưới 50 thì ở hai huyện Lục Ngạn và Hiệp Hòa cơ bản tương đương với tỷ lệ toàn tỉnh, tuy nhiên ởđộ tuổi trên 50 thì hai huyện lại cao hơn nhiều so với toàn tỉnh. Như vậy số công chức cấp xã ở hai huyện trong tương lai sẽ phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57 nghỉ chế độ hưu nhiều và việc xem xét tạo nguồn công chức trẻ có trình độ để bổ sung là rất cần thiết.
Bảng 4.4. Thực trạng chất lượng công chức cấp xã năm 2013 của tỉnh Bắc Giang ở các huyện điều tra
Diễn giải
Chung Các huyện điều tra
Hiệp Hòa Lục Ngạn SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % 1. Theo độ tuổi Dưới 30 tuổi 759 29,2 73 26,0 87 30,2 30 - 40 tuổi 1046 40,3 82 29,1 74 25,7 40 -50 tuổi 618 23,7 67 23,8 63 21,8 Trên 50 tuổi 178 6,8 59 21,1 64 22,3 2. Theo trình độ học vấn THCS 22 0,9 3 1,0 1 0,3 THPT 2579 99,1 278 99,0 287 99,7 3. Theo trình độ lý luận Sơ cấp 455 17,5 25 0,8 31 10,7 Trung cấp 1008 38,7 108 59,6 110 38,2 Cao cấp 4 0,15 0 0
4. Theo trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo 28 1,0 4 1,4 2 0,7 Trung cấp 1435 55,2 173 61,5 197 68,5 Cao đẳng 308 11,8 36 12,8 37 12,8 Đại học 830 57,8 68 24,2 52 18,0 5. Theo giới Nam 1780 68,5 186 66,2 217 75,3 Nữ 821 31,5 95 33,8 71 24,7 Cộng 2601 100 281 100 288 100 (Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang) Về trình độ học vấn: Số công chức chưa có bằng cấp 3 toàn tỉnh còn 22