Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 46)

3.1.1 V trí địa lý và đặc đim t nhiên

Bắc Giang là tỉnh trung du-miền núi phía Bắc, cách Thủđô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh (Hình 3.1). với diện tích tự nhiên là 3.827km2; có 9 huyện và 1 thành phố (trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao) và 230 xã, phường, thị trấn với hơn 20 dân tộc anh em. Địa hình đa dạng là điều kiện tự nhiên để tỉnh phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khí hậu Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 22-23 độ C, độ ẩm dao động lớn từ 73-87%. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500-1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây rau màu và cây ăn quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

3.1.2 Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên

Đất đai là nguồn lực quan trọng hàng đầu, là tài nguyên quí giá để phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu bảng 3.1 đến tháng 12/2013 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Giang là 384.945 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm một diện tích khá lớn là 275.849 ha, chiếm hơn 71,66%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 129.393 ha, chiếm hơn 33,61% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm là 78.408,7 ha, chiếm hơn 20,4% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 50.984,5 ha, chiếm 13,24% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Giang Chỉ tiêu Diện tích Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) 2012/11 2013)/12 Tổng diện tích đất tự nhiên 384395 100 384971 100 384945 100 100,2 100,1 1 Đất nông nghip 273857 71,24 275942 71,68 275849 71,7 100,8 100,7 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 127260 33,11 129599 33,66 129393 33,61 101,8 101,7 - Đất trồng cây hàng năm 78665.4 20,46 78528.8 20,40 78408.8 20,4 99,8 99,7 - Đất trồng cây lâu năm 48594.1 12,64 51070.4 13,27 50984.5 13,2 105,1 104,9 1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 140748.3 36,62 140277 36,44 140357 36,5 99,7 99,7 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 5664.7 1,47 5874.4 1,53 5906.12 1,53 103,7 104,3 1.4 Đất nông nghiệp khác 184.5 0,05 192 0,05 192.74 0,05 104,0 104,5

2. Đất phi nông nghip 92332.0 24.02 93160.1 24,20 93350.8 24,3 100,9 101,1

2.1 Đất ở 22740.1 5,92 23096.9 6,00 23350.8 6,07 101,6 102,7 2.2 Đất chuyên dùng 51960.6 13,52 52503.5 13,64 52553.7 13,65 101,0 101,1 2.3 Đất phi nông nghiệp khác 96.23 0,03 96.2 0,02 96.19 0,02 99,9 99,9

3. Đất chưa s dng 18206.1 4,74 15869.2 4,12 15745.4 4,1 87,2 86,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

3.1.2.2 Dân số và lao động

Năm 2013, dân số trung bình toàn tỉnh là 1.605 nghìn người, tỷ lệ tăng dân số là 1,10%. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đáp ứng đòi hỏi của thực tế sản xuất. Năm 2011, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 67,64%; lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 15,3%; lĩnh vực dịch vụ chiếm 17,08%. Đến năm 2013, đã có sự chuyển biến theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xuống 60,8%; tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng lên 21,0%; lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 18,2% (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tình hình lao động theo khối ngành tỉnh Bắc Giang

STT Ngành kinh tế Năm 2011 (1) Năm 2012 (2) Năm 2013 (3) So sánh (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) (2)/(1) (3)/(2) 1 Tổng số 987.037 100 999.664 100 1.007.667 100 101,3 102,1 2 Nông, lâm, thủy sản 667.597 67,64 618.037 61,82 612.661 60,8 92,6 91,8

3 Công nghiệp, xây dựng 150,878 15,29 192.446 19,25 211.534 21,0 127,5 140,2

4 Dịch vụ 168,562 17,08 189.181 18,92 183.472 18,2 112,2 108,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2014)

Theo bảng 3.3, năm 2013 toàn tỉnh có 1.605 nghìn nhân khẩu với số lao động là 1.007 nghìn người. Trong đó, tỷ lệ nhân khẩu và lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng còn tỷ lệ nhân khẩu và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm đi. Cụ thể là năm 2011 nhân khẩu nông nghiệp có 1.423.912 lao động chiếm 90,29%, năm 2012 nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống còn 90,28% và năm 2013 giảm xuống còn 90,22%. Lao động nông nghiệp chiếm 60,8% tổng số lao động của tỉnh. Đối với lao động phi nông nghiệp tăng lên, năm 2011 chiếm 32,36%, nhưng đến năm 2013 tăng lên 39,2%. Nguyên nhân là do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, giảm dần cơ cấu nông nghiệp và tăng dần cơ cấu phi nông nghiệp, một phần do tốc độ đô thị hóa nhanh, thành phố Bắc Giang đang phấn đấu đến năm 2015 lên đô thị loại 2. Do đó, các hộ phi nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp cũng tăng lên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 Tỷ lệ tăng dân số là 1,1%, đây là một tỷ lệ khá cao nhưng với những hoạt động tuyên truyền tích cực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể xã hội nói chung và đặc biệt là Hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở đã giúp nhận thức về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao. Một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học một số trường trên địa bàn ngoài tỉnh nên không trực tiếp tham gia sản xuất, một bộ phận khác tuy đã qua tuổi lao động hoặc chưa đến tuổi nhưng vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu ĐVT 2011 (1) 2012(2) 2013(3) So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) (2/1) (3/2) I. Tổng số nhân khẩu Người 1.576.962 100 1.588.523 100 1.605.075 100 100,7 101,8 1. Nhân khẩu Nông Nghiệp Người 1.423.912 90,2 1.434.186 90,2 1.448.150 90,2 100,7 101,7 2. Nhân khẩu thành thị Người 153.050 9,71 154.337 9,72 156.925 9,8 100,8 102,5

II. Tổng số hộ Hộ 412.204 100 426.812 100 348.186 100 103,5 84,5 1. Hộ NN Hộ 374.650 90,8 386.600 90,6 307.100 88,2 103,2 82,0 2. Hộ phi NN Hộ 37.554 9,2 40.212 9,4 41.086 11,8 107,0 109,4

III. Tổng số lao động LĐ 987.037 100 999.664 100 1.007.667 100 101, 102,1 1. Lao động Nông Nghiệp LĐ 667.597 67,6 618.077 61,8 612.661 60,8 92,6 91,8 2. Lao động phi NN LĐ 319.440 32,3 381.587 38,2 395.006 39,2 119,5 123,7 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. Số khẩu/hộ Ng/hộ 3,8 3,7 4,6 97,4 121,0 2. Số lao động/hộ LĐ/hộ 2,4 2,3 2,9 95,8 120,8 3. Số khẩu NN/hộ NN Ng/hộ 3,8 3,7 4,7 97,4 123,7 4. Số lao động NN/ hộ NN LĐ/hộ 1,78 1,6 2,0 89,9 112,3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2014)

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Tỉnh Bắc Giang có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nhiều lợi thế với đầy đủ ba loại hình đường thuỷ, đường bộ và đường sắt không ngừng được nâng cấp và đầu tư. Dịch vụ vận tải ngày càng cải tiến nâng cấp và hiện đại hoá là một trong những lợi thế lớn cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến năm 2013, mạng lưới giao thông có chiều dài trên 4.000 km với 4 tuyến quốc lộ chạy qua dài 258 km,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 15 tuyến đường tỉnh dài 339 km, 82 tuyến đường huyện dài 535 km và hơn 2.000 km đường xã, đường nội thị. Riêng đường giao thông nông thôn và nội đô có khoảng gần 3.500 km. Trong những năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội tỉnh Đảng bộ Bắc Giang, một con đường tâm linh đang được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng gần 100km chạy từ thành phố Bắc Giang qua huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn đến huyện Sơn Động và đi vào khu du lịch Tây Yên Tử và quần thể di tích Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, đây sẽ là điểm nhấn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là phát triển du lịch tâm linh.

Bắc Giang có 3 tuyến đường sắt chạy qua với chiều dài gần 100 km, bắt đầu từ Hà Nội, qua Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Ngoài ra, Bắc Giang còn có hai tuyến đường sắt chuyên dụng vào Cảng Á Lữ và Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. Đường sắt qua Bắc Giang gồm có 4 ga, trong đó có hai ga chính là Ga Bắc Giang và Ga Kép. Các ga này ước tính thu hút 6-7% tổng khối lượng và 25% lượng hành khác trên toàn tuyến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vềđường thuỷ, Bắc Giang có 3 hệ thống đường sông nằm theo các con sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam với tổng chiều dài hơn 300km, có hệ thống cảng phục vụ tương đối tốt. Diện tích tưới tiêu từ các công trình thuỷ lợi của tỉnh Bắc Giang đạt 65-70% tổng diện tích yêu cầu.

Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến được tất cả các huyện trong tỉnh, đến thời điểm hiện nay 100% số xã, phường, thị trấn đã có điện lưới quốc gia. Trên địa bàn tỉnh có một trạm biến áp 500kv Quốc gia đặt tại huyện Hiệp Hòa và trên 240 trạm biến áp được nâng cấp hoặc xây mới, gần 2.000 km đường dây các loại, trên 7 nghìn cột điện được cải tạo, thay thếđã góp phần nâng cao chất lượng điện, thu hẹp dần phạm vi lưới điện bị quá tải. Tỷ lệ hao tổn điện năng trên lưới điện hạ áp nông thôn tháng 10/2013 là 16,0%, giảm hơn 17,5% so với khi mới tiếp nhận, chất lượng điện tại nhiều khu vực được cải thiện.

Hệ thống cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp. Toàn tỉnh hiện có 386 cơ sở giáo dục, trong đó mầm non 272 trường, tiểu học 260 trường. 223 trường trung học cơ sở, 15 trường phổ thông cơ sở, 35 trường trung học phổ thông công lập, 13 trường trung học phổ thông ngoài công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 lập, 4 trường dân tộc nội trú huyện, 12 trung tâm giáo dục thường xuyên, 4 trường cao đẳng và 01 trường đại học với cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 82,8%, trong đó mâm non 67,6%, tiểu học 84,9%, trung học cơ sở 91,6% và trung học phổ thông đạt 94,8%; số trường chuẩn quốc gia là 592 trường đạt 73,4%.

Hệ thống y tếđa dạng, hiện đại với gần 300 cơ sở y tế. Trong đó có 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (bệnh viên đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn), 4 bệnh viện chuyên khoa và y học cổ truyền tỉnh, 1 bệnh viện điều dưỡng, 9 bệnh viện tuyến huyện, 30 phòng khám đa khoa khu vực,…

Trên địa bàn có 16 trung tâm văn hoá, 5 rạp chiếu bóng, 12 thư viện.

Nhìn chung tình hình cơ sở hạ tầng của tỉnh những năm gần đây đã được nâng cấp xây dựng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuy nhiên mức độ vẫn còn hạn chế, vì vậy trong thời gian tới cần được đầu tư xây dựng để hoàn thiện hơn.

3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; lạm phát, suy thoái và giá cả các mặt hàng thiết yếu, lãi suất ngân hàng tăng cao; tình trạng thiếu vốn tín dụng cùng với thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp... đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Song, dưới sự chỉđạo quyết liệt của Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉđạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và nhất là sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có bước phát triển tích cực; năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,3%; trong đó nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 15,9%, dịch vụ tăng 5,5%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Năm 2013, tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,6%, trong đó, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,8%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,1%, dịch vụ tăng 7,7%.

Năm 1997, tỉnh Bắc Giang được tái lập với điểm xuất phát về kinh tế thấp, GDP thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉđạt 170USD, cơ sở vật chất và hạ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 tầng kỹ thuật chưa phát triển, nền kinh tế thuần nông, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội yếu kém; lao động trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lớn.

Sau gần 20 năm thành lập tỉnh, kinh tế Bắc Giang đã có bước phát triển khá; cơ cấu sản xuất chuyển biến tích cực, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng lên.

Bảng 3.4. Tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang (ĐVT: %)

TT Chỉ tiêu

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế Cơ cấu kinh tế

Năm

2011 2012 Năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm Năm 2013 1 Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản 4,1 1,5 1,8 31,2 27,7 26,4

2 Công nghiệp, xây dựng 17,1 15,91 14,1 34,9 38,3 38,9

3 Dịch vụ 9,0 5,5 7,7 33,9 34,0 34,7

Cả năm 10,2 9,3 8,6 100 100 100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2014)

Từ năm 2011-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang có xu hướng giảm, nhưng cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp (Bảng 3.4), cụ thể như sau:

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,3% thấp hơn năm 2011, trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 15,9%; dịch vụ tăng 5,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,5%. So với năm 2011, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,3%, tăng 3,4%; dịch vụ chiếm 34%, tăng 0,1%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 27,7%, giảm 3,5% so với năm 2011. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang đạt 8,6%, tỉ lệ có thấp hơn so với năm 2012; trong đó công nghiệp xây dựng đạt 14,1%; dịch vụ tăng 7,7%. Riêng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức tăng trưởng cao so với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 năm gần đây là 1,8%. Cơ cấu cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 38,9%, tăng 0,6%; dịch vụ chiếm 34,7%, tăng 0,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26,4%, giảm 1,3% so với năm 2012. Năm 2014, mục tiêu và kế hoạch của Bắc Giang đặt ra là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2%; công nghiệp– xây dựng 14%; dịch vụ 8,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiến 26%, công nghiệp- xây dựng chiếm 39%, dịch vụ chiếm 35%. Đồng thời, giải quyết việc làm mới cho 28.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động trên 3.600 người và nâng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh bắc giang (Trang 46)