3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng CNH - HĐH
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH - HĐH.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất. Sản xuất nông - ngư nghiệp theo hướng CNH - HĐH. Quy hoạch các tiểu vùng chuyên sản xuất (trồng lúa, cây ăn quả, trồng cây chủ lực, trồng rau, hoa màu, chuyên nuôi trồng thủy sản), các vùng chăn nuôi giết mổ tập trung và phát triển các cụm công nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, tiến tới ổn định các vùng nguyên liệu theo định hướng quy hoạch đã được duyệt.
Tiếp tục phát huy thế mạnh, kinh tế trang trại với quy mô phù hợp.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để tăng năng suất chất lượng sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế và giảm dần rủi ro.
Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến nông - lâm nghiệp và thuỷ sản.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mô hình liên kết trong huyện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vật tư nhu yếu phẩm, công nghệ, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân.
Trồng trọt
Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà huyện Tân Phú có lợi thế cạnh tranh như cây cà phê, tiêu, cây ăn quả và thử nghiệm trồng cây cao su. Đồng thời,
áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp như cải tạo giống, chọn giống, xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao, phát triển hình thức trang trại.
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thích ứng với nhu cầu thị trường.
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng tập trung. Hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh đối với một số cây trồng chủ yếu lúa, rau, cà phê, tiêu, cây ăn quả, xây dựng mô hình trang trại trồng cây ca cao. Tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, trồng sen và nuôi trồng thủy sản, tiếp tục mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày.
Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chăn nuôi
Chú trọng chăn nuôi heo theo mô hình trang trại, tập trung, công nghiệp hoặc bán công nghiệp gắn gắn với các cơ sở chế biến và xử lý chất thải.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ từ khâu con giống, thức ăn, phương pháp chăn nuôi, đảm bảo chủ động nguồn thức ăn, quản lý tốt dịch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường. Quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai, quỹ đất chăn nuôi không nằm trong các khu dân cư, không gây ô nhiễm môi trường.
Tập trung hình thức nuôi thâm canh, chú trọng các con vật nuôi có giá trị kinh tế có thị trường tiêu thụ ổn định.
Quy hoạch khu vực giết mổ tập trung phân bố rải đều trong huyện. Xây dựng cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.
Thuỷ sản
Giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản theo hướng đa dạng hình thức và đối tượng nuôi. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và lao động nuôi thuỷ sản. Quy hoạch vùng chuyên nuôi trồng thuỷ sản.
Lâm nghiệp
Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn và vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Tích cực trồng rừng, tăng tỉ lệ che phủ rừng và cây phân tán, phấn đấu đến năm 2020 đạt 76,7%, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Gắn phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái, phát triển nông - lâm kết hợp, thực hiện biện pháp giao đất giao rừng. Kết hợp trồng rừng với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả tập trung.
Phát huy lợi thế, tiềm năng huy động các nguồn lực đầu tư phát
triển công nghiệp, thúc đẩy nhanh CDCCKT
Quy hoạch đầu tư phát triển khu công nghiệp Tân Phú và cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Phú Trung, Phú Lộc, Phú Lập. Trong đó chú trọng phát triển các cơ sở sửa chữa, gia công cơ khí, ngành công nghiệp, ít gây ô nhiễm môi trường sử dụng nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến phục vụ nông, lâm nghiệp và nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, công nghiệp giày da, may mặc.
Ban hành chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư trong xây dựng, kinh doanh hạ tầng, các khu, các cụm công nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đền bù giải tỏa mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư các khu, cụm công nghiệp.
Mở rộng phát triển các ngành nghề sản xuất, chế biến hàng nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành nghề cơ khí, chế biến nông sản, xay xát lương thực, dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Chủ yếu tập trung vào phát triển các ngành chủ lực sau:
Ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
Là ngành hiện chiếm tỉ trọng cao của huyện. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sử dụng nguyên liệu tại chỗ từ sản phẩm nông nghiệp như: Cà phê, hạt điều, đậu nành, trái cây sấy khô đóng gói.
Khuyến khích và hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm làm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Triển khai các đề án cây trồng chủ lực, phát triển các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy xí nghiệp. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp của huyện, đảm bảo cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển bền vững.
Tăng cường công tác liên kết giữa 4 nhà gồm: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà Nông, Nhà Doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vai trò của các cơ quan nghiên cứu chuyển giao KHCN vào sản xuất và chế biến và sự đồng hành của nhà nước trong viện quản lý và hoạch định các chính sách phát triển công nghiệp.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển các ngành nghề, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tích cực giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
Ngành công nghiệp cơ khí
Khuyến khích các cơ sở sản suất cơ khí đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới để phát triển các sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng (tole, xà gồ, vì kèo, cấu kiện kim loại …) phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Đẩy mạnh công tác khuyến công tới các cơ sở sản xuất và các đối tượng trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm đối với các cơ sở sửa chữa cơ khí vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Ngành công nghiệp dệt, may
Tập trung vào lĩnh vực may, giày dép, không thu hút dệt, nhuộm do sử dụng nhiều nước và nguy cơ ô nhiễm cao.
Phối hợp với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của huyện, có kế hoạch mở rộng các loại hình đào tạo và quy mô của các cơ sở dạy nghề dệt, may trên địa bàn. Thực hiện liên danh, liên kết với các tổ chức xã hội; trường học, doanh nghiệp đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao của khu công nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Châu Mạ huyện Tân Phú”. Phối hợp trung tâm Khuyến Công trong việc đào tạo nghề, truyền nghề, cho thợ thủ công làm nghề dệt truyền thống thông qua các thợ giỏi, các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ
Chủ yếu chế biến, sản xuất mộc dân dụng và các sản phẩm đan lát từ nguyên liệu tre, mây, lá …Kêu gọi thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ vào hàng mộc và hàng đan lát.
Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất VLXD cũng được phát triển trên cơ sở tiềm năng nguồn vật liệu xây dựng của địa phương, quy hoạch vùng nguyên liệu, khu vực khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời tổ chức quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng như: cát, đất, đá sỏi.
Chú trọng khuyến khích đầu tư công nghệ mới để sản xuất vật liệu xây dựng như: Đá, gạch ốp lát, gạch không nung, gạch lò tuy nel… giảm dần các lò gạch đốt thủ công, các nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu composite, gạch block lát vỉa hè từ nguồn chất thải rắn của nhà máy thu gom và xử lý rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ
Thương mại - dịch vụ
Tập trung nguồn lực của huyện, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, kêu gọi đầu tư xây dựng mạng lưới chợ theo quy hoạch. Phối hợp nhà đầu tư đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án khu thương mại dịch vụ và tái định cư 55 ha tại thị trấn Tân Phú, để phục vụ cho khu công nghiệp của huyện.
Đầu tư hoàn chỉnh mạng lưới cung ứng xăng dầu trên địa bàn huyện theo quy hoạch đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Phát triển mở rộng các hoạt động cung ứng vật tư phục vụ nông nghiệp và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Thực hiện tốt chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân vùng sâu, vùng xa góp phần vào việc bình ổn giá trên địa bàn huyện.
Quy hoạch và sắp xếp các chợ nông thôn, xây dựng các mô hình quản lý chợ tiên tiến, văn minh, nhất là chợ ở các xã vùng sâu, vùng xa, điểm giết mổ, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ nhà trọ trên địa bàn.
Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn; hình thành các loại hình dịch vụ phù hợp với điều kiện của từng xã, thị trấn.
Du lịch
Phát huy lợi thế nằm trên trục thành phố HCM - Đà Lạt cùng với điều kiện tự nhiên, địa lý của huyện. Phối hợp với trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh và các đơn vị quản lý, khai thác du lịch trong và ngoài tỉnh hình thành xây dựng các loại hình du lịch sinh thái; kết hợp du lịch và nghỉ dưỡng.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng khách sạn, nhà nghỉ, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, quà lưu niệm .
Xây dựng các điểm du lịch dừng chân, bán hàng lưu niệm mang đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết các điểm du lịch, và thương mại dịch vụ trên địa bàn gồm: trạm dừng chân nghỉ dưỡng xã Phú Sơn, khu du lịch Thác Hòa Bình - chùa Linh Phú, khu du lịch Suối Mơ, vườn quốc gia Cát tiên … thành các tour du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, Internet về các khu du lịch trên địa bàn huyện để thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh. Đồng thời phối hợp với trung tâm xúc tiến Du lịch của tỉnh để quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện Tân Phú nhằm kêu gọi đầu tư.
Phối hợp với vườn quốc gia Cát Tiên xây dựng ấp 4 (vùng đồng bào dân tộc) hình thành tour du lịch phục vụ khách tham quan du lịch về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc của huyện Tân Phú, phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn kết với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của vườn quốc gia Cát Tiên, trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống thanh thiếu niên. Có kế hoạch lưu giữ, phát triển các loại hình văn hóa phi vật thể, các ngành nghề truyền thống nhằm thu hút khách thăm quan du lịch và phục vụ công tác nghiên cứu.
Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ từ huyện đến cơ sở nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch trong thời gian tới.
Đôn đốc công ty Phú Lạc khẩn trương thi công hoàn thành khu du lịch Suối Mơ đưa vào khai thác sử dụng. Hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận quần thể thác Hòa Bình - chùa Linh Phú là di tích danh thắng cấp tỉnh để có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, khai thác trong thời gian tới.
Khai thác hang dung nham (hang Dơi) tại xã Phú Lộc.
Đầu tư nâng cấp, sửa chữa làm mới một số tuyến đường giao thông vào các khu du lịch (Suối Mơ, hồ Đa Tôn), đồng thời quy hoạch những điểm du lịch để kêu gọi các nhà đầu tư. Song song đó, địa phương cũng quan tâm khôi phục các loại hình sinh hoạt văn hóa phi vật thể, như: dân ca Mạ, các lễ hội đặc trưng của các đồng bào dân tộc trên địa bàn. Bằng phương thức xã hội hóa, huyện cũng đã kêu gọi đầu tư để sản phẩm du lịch thêm phần đa dạng và phong phú, như: Homestay ở Đắc Lua, du lịch khám phá ở Tà Lài …
Cũng như nhiều địa phương khác, hiện nay các hoạt động kinh doanh, dịch vụ gắn liền với mỗi điểm du lịch tại huyện Tân Phú còn quá ít, nguồn nhân lực phục vụ du lịch lại rất thiếu. Ngoại trừ Vườn quốc gia Cát Tiên, các điểm du lịch khác của Tân Phú chưa nằm trong tour, tuyến du lịch trọng điểm nào của các công ty lữ hành dù vùng này có vị trí địa lý thuận lợi.
Thường xuyên làm tốt công tác xây dựng, bảo vệ, gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số sống tại địa bàn. Ngoài ra cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, ngành chức năng để kêu gọi đầu tư, tăng cường quảng bá; đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác du lịch, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới …
Phát triển ngành thương mại, dịch vụ đồng bộ gắn kết với phát triển du lịch trên cơ sở phát triển bền vững. Khai thác hợp lý và hiệu quả các khu du lịch, đồng thời với việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ
Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, trước hết là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ việc làm, tư vấn pháp lý, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, thị tin thị trường … Chú trọng phát triển các dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng phát triển thương mại, dịch vụ theo quy hoạch. Đặc biệt khuyến kích các thành phần kinh tế thành lập quỹ tín dụng nhân dân và mở thêm các chi nhánh ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Vận động nhân dân có nguồn vốn nhàn rỗi gửi tiết kiệm.
Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các chủ dự án, chính