Những khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 106)

Vị trí của huyện Tân Phú nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, các xã trong

huyện thuộc miền trung du. Kinh tế của huyện vẫn chủ yếu là nông nghiệp.

Công nghiệp chưa phát triển, kết cấu hạ tầng chưa mạnh đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp hoá.

Mặc dù CCKT có sự chuyển dịch tích cực theo quy luật chung, nhưng

KV I chiếm tỉ trọng lớn trong CCKT, nhưng về quy mô, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hàng hóa và phục vụ công nghiệp chế biến.

Ngành chăn nuôi trong những năm qua còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và hiệu quả chưa cao. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi chủ yếu dưới tán cây lâu năm. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

Một số loại thủy sản được xếp vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản nhưng sản xuất còn phân tán thiếu sự tập trung, thiếu các vùng sản xuất chuyên canh mang tính hàng hóa.

Thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả bấp bênh. Các mặt hàng nông, lâm nghiệp vốn là thế mạnh của huyện, nhưng hiện nay gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ, bởi vì chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chất lượng chưa ổn định, sản phẩm chủ yếu mới qua công đoạn thô sơ hoặc sơ chế.

Do đi lên từ điểm xuất phát thấp, nên ngành công nghiệp tuy đã có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng khối lượng sản phẩm không nhiều, trình độ công nghệ sản xuất còn thấp, chưa sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ, lẻ phân tán rộng trên địa bàn, công nghệ sản xuất thì lạc hậu, sản xuất không ổn định, hiệu quả không cao, khả năng cạnh tranh kém, tập trung chủ yếu vào ngành nghề chế biến, gia công cơ khí, xây dựng, … nên giá trị và tỉ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế huyện còn thấp.

Chất lượng hoạt động của ngành dịch vụ còn thấp:

- Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trò chủ đạo trong quá trình chuyển dịch cũng như là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Mạng lưới chợ trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chợ còn thiếu, không đồng bộ, một số điểm chợ chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi của người dân.

- Du lịch còn yếu kém về cơ sở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác như tín dụng, tài chính, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, bưu chính viễn thông … chưa phát triển mạnh.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Điều này đã làm hạn chế khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.

Công nghiệp kém phát triển, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công

nghiệp trên địa bàn chưa đáng kể, trình độ kỹ thuật công nghệ rất thấp.

Công nghiệp chậm phát triển, hệ thống mạng lưới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện còn lạc hậu và quy mô nhỏ; tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện thấp, tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp bình quân thấp hơn nhiều so bình quân toàn Tỉnh Tốc độ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện còn chậm, công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp trên địa bàn chưa đáng kể, công nghiệp chủ yếu vẫn là ngành công nghiệp chế biến NSTP là chính, chiếm trên 40% GTSXCN toàn huyện. Chủng loại sản phẩm công nghiệp trên địa còn ít, chưa phong phú. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ, chưa mở rộng ra bên ngoài nên thời gian qua phát triển chậm.

Tích lũy nội bộ của nền kinh tế còn thấp, nguồn vốn đầu tư từ nước

ngoài còn hạn chế.

Thu ngân sách trên địa bàn huyện còn nhỏ so với giá trị gia tăng đạt 61,8 tỉ đồng năm 2011. Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thấp chỉ mới thu hút được 212,2 tỉ đồng năm 2011.

Môi trường đầu tư được quan tâm cải thiện về nhiều mặt. Tuy nhiên về

cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư.

Quá trình phát triển các khu công nghiệp chỉ đơn thuần phát triển xây dựng cơ sở phục vụ cho sản xuất, các công trình phục vụ cho đời sống người dân chưa được quan tâm. Cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều yếu kém. Nhất là hệ thống giao thông

với tỉ lệ cứng hoá thấp, chưa đồng bộ và liên kết với nhau.

Số người trong độ tuổi có khả năng lao động chưa muốn và không có việc làm còn rất lớn với 26.087 người chiếm 26,75% so với tổng số lao động năm 2011. Chất lượng lao động trên địa bàn huyện còn thấp, đội ngũ kỹ thuật và cán bộ kinh doanh giỏi còn rất thiếu.

Các thành phần kinh tế phát triển chưa đồng bộ và chưa mạnh.

Kinh tế tập thể với đa phần là hợp tác xã qui mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ thiết bị lạc hậu, trình độ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, chất lượng hàng hóa dịch vụ còn thấp. Các hợp tác xã chủ yếu đang hoạt động trong khu vực I.

Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể có cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị còn hạn chế, vốn lưu động thấp chưa đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất và kinh doanh của nhiều đơn vị sản xuất.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư từ ngoài nước còn hạn chế, dẫn đến tăng trưởng kinh tế còn chưa tăng mạnh.

Việc các doanh nghiệp tự thân vận động, tự đổi mới công nghệ còn chưa cao. Còn ỷ lại trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa ý thức được các thách thức to lớn và gay gắt của quá trình hội nhập và cạnh tranh trong thương mại. Đây là xu hướng phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Sản xuất và đời sống tác động xấu tới môi trường.

Huyện Tân Phú chưa phát sinh những bức xúc về môi trường do cụm công nghiệp chưa phát triển và mật độ dân cư đô thị còn thưa. Tuy nhiên yếu tố gây ô nhiễm môi trường đã tích tụ trong quá trình sản xuất và đang phát sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong tương lai gần là rất lớn.

Các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt các chất hoá học là nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng sinh học học, tăng hàm lượng các chất độc trong đất và rửa trôi theo nguồn nước, làm tăng nhanh suy thoái đất đai, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón. Ngoài ra, cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân do tác động trực tiếp trong quá trình canh tác, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu và kim loại nặng tồn tại trong các

loại sản phẩm nông nghiệp.

Các chất thải, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh là những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.

Việc phát triển các cơ sở xử lý các chất thải từ công nghiệp và sinh hoạt do phát triển công nghiệp và đô thị hoá không đồng bộ, chưa bắt kịp tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá của địa phương, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, cảnh quan tự nhiên và tác động đến đời sống của người dân.

Tiểu kết chương 2

 Nền kinh tế huyện Tân Phú phát triển tương đối toàn diện với tốc độ phát triển kinh tế cao và đạt mục tiêu quy hoạch đề ra. Qua đánh giá nguồn lực, cho thấy rằng Tân Phú là huyện có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CDCCKT nói riêng. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, đường lối chính sách đóng vai trò quyết định.

 Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng nhưng sự chuyển dịch này vẫn còn chậm. Tuy nhiên, trong nội bộ các khu vực kinh tế đã có những thay đổi tích cực theo hướng phát huy các lợi thế của huyện. Trong cơ cấu giá trị gia tăng, KV I vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn (48,9%). CCKT của huyện đang ở trong giai đoạn tiền CNH. Còn trong KV II, tỉ trọng GTSX tăng dần, trong đó công nghiệp chế biến là tăng mạnh nhất. Trong KV III, hầu hết các ngành đều chưa thể hiện rõ sự chuyển dịch.

 Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế cũng có sự chuyển dịch. Tỉ trọng lao động trong KVI ngày càng giảm và lao động trong KVII, KVIII ngày càng tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, lao động trong KVI vẫn còn chiếm tỉ trọng khá cao gấp khoảng 2,5 lần so với chỉ tiêu cơ cấu lao động theo chuẩn CNH.

 Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng có sự chuyển dịch khá tốt. Tỉ trọng kinh tế nhà nước trong GTSX đang chuyển dịch theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng. Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng ngày càng tăng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu xuất hiện năm 2011 chiếm 3,7% GTSX.

 CCKT theo lãnh thổ đã có sự chuyển dịch lớn, ở một số địa phương có điều kiện thuận lợi và được ưu tiên đầu tư phát triển thường chiếm tỉ trọng cao như: Thị trấn Tân Phú, xã Phú Lâm, xã Phú Lộc, xã Phú Xuân. Các địa phương này trong quá trình chuyển dịch đã dần dần mở rộng và thu hẹp lại các vùng chậm phát triển.

Dựa vào các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và hiện trạng phát triển kinh tế, tiềm năng của các địa phương có thể chia huyện Tân Phú thành 3 tiểu vùng kinh tế như sau:

 Cụm phía đông nam huyện Tân Phú: Có đường quốc lộ 20 đi qua, đây là vùng có sự CDCCKT trên 11%, nhưng tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành phi nông nghiệp cao trên 58% năm 2011, có nơi chiếm 96,5%. Đây là vùng chủ lực về công nghiệp, thương mại.

 Cụm phía tây huyện Tân Phú: Có đường liên tỉnh đi qua, đây là vùng phát triển mạnh về nông nghiệp, và tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành phi nông nghiệp chuyển dịch tương đối nhanh.

 Cụm phía bắc huyện Tân Phú: Đây là vùng chậm phát triển nhất trong huyện, ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trong cao từ 40- 70%.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 106)