Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 72)

2.2.2.1. Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, với 62 trang trại năm 2011.

Với diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ lệ rất lớn trong diện tích đất tự nhiên năm 2011 là chiếm 93,51% với 72.650,7 ha.

Giá trị sản xuất của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện Tân Phú từ năm 2000 đến 2011 ngày càng tăng, năm 2000 đến 2005 tăng 301 tỉ đồng, 2005 đến 2010 tăng 964 tỉ đồng, từ năm 2010 đến 2011 tăng 476 tỉ đồng. Cả giai đoạn 2000-2011 tăng 1.741 tỉ đồng. Tốc độ tăng bình quân (GSS 1994) của giai đoạn 2000 - 2011 là 5,0%.

Trong đó gia tăng của ngành nông nghiệp là nhanh nhất, từ 404 tỉ đồng năm 2000 lên 2070 tỉ đồng năm 2011, với tốc độ tăng bình quân (GSS 1944) của giai đoạn 2000 - 2011 là 5,4%. Nguyên nhân do sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất thế mạnh của huyện, với truyền thống sản xuất lâu đời hon, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có điều kiện tự nhiên thuận lợi và được chú trọng phát triển.

Giá trị sản xuất của nhóm ngành lâm nghiệp và của huyện từ năm 2000 đến 2011 có tăng nhưng tăng không nhiều, qua 11 năm chỉ tăng 2 tỉ đồng. Chủ yếu do diện tích rừng không tăng, chỉ duy trì diện tích rừng cũ, rừng chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng sản xuất chỉ chiếm 3,3% diện tích rừng trồng.

Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản từ năm 2000 đến 2011 tăng 73 tỉ đồng. Giá trị tăng do mở rộng diện tích nuôi trồng và giá cả sản phẩm được nâng cao.

Bảng 2.12. Cơ cấu GTSX khu vực I huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011

Ngành Năm Tổng GTSX (Tỉ đồng) Nông nghiệp (%) Lâm nghiệp (%) Thuỷ sản (%) 2000 499 81 13,6 5,4 2001 453 78,8 15,2 6,0 2002 492 80,1 14,2 5,7 2003 564 81,2 12,8 6,0 2004 623 83,1 11,1 5,8 2005 800 84,7 8,9 6,4 2006 933 88,2 7,6 4,2 2007 1136 88,6 6,3 5,1 2008 1413 89,3 5,0 5,7 2009 1613 90,1 4,3 5,6 2010 1764 90,4 4,0 5,6 2011 2240 92,4 3,1 4,5

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân phú và tính toán của tác giả

8,9 4,0 3,1 6,4 5,6 90,4 84,7 81 92,4 13,6 4,5 5,4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 00 2000 2005 2010 2011 Năm % 8,9 4,0 3,1 6,4 5,6 90,4 84,7 81 92,4 13,6 4,5 5,4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 00 2000 2005 2010 2011 Năm %

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX khu vực I huyện Tân Phú giai đoạn 2000 - 2011

Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng nhanh, năm 2000 chiếm 81%, tăng lên 92,4% năm 2011. Còn ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng giảm tỉ trọng. Lâm nghiệp: năm 2000 chiếm 13,6% giảm xuống 3,1% năm 2011. Ngành thuỷ sản: năm 2000 chiếm 5,4% giảm xuống 4,5% năm 2011. Nguyên nhân giảm là do giá trị ngành nông nghiệp tăng quá nhanh, làm cho tổng giá trị KV I lớn, dẫn đến tỉ trọng 2 ngành này giảm mặc dù giá trị sản xuất vẫn tăng.

a. Sản xuất nông nghiệp

Huyện Tân Phú có qui mô diện tích tự nhiên lớn thứ 3 trong tỉnh Đồng Nai, sau huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ năm 2000 - 2011 tăng 300 tỷ đồng và tăng 3,2% trong tổng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. năm 2011, GTSX nông nghiệp đứng thứ 4 trong tỉnh sau huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán và Trảng Bom, chiếm 9,0%.

Trồng trọt

Diện tích gieo trồng trong ngành trồng trọt có sự thay đổi. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng giảm, nhưng giảm không đáng kể. Trong khi đó tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm tăng lên. Tỉ lệ diện tích cây hàng năm có xu hướng giảm từ 63,5% năm 2005 với 23.163 ha, giảm xuống 58,9% năm 2011 22.943 ha.

Còn diện tích gieo trồng cây lâu năm tăng từ 36.5% năm 2005 với 13.320 ha, tăng lên 41,1% năm 2011 với 16.004 ha.

Các loại cây được trồng ở huyện Tân Phú như: Lúa, bắp, khoai mì, khoai lang, lạc, đậu các loại, rau các loại, cao su, cà phê, điều, tiêu, ca cao, chôm chôm, xoài, sầu riêng, cam, quýt, chuối...Trong đó có sự xuất hiện của một số loại cây mới được trồng trong thời gian gần đây như cao su và ca cao.

Trong cơ cấu diện tích gieo trồng của cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự thay đổi, cụ thể qua bảng 2.13.

Bảng 2.13. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu huyện Tân Phú

Năm

Cơ cấu (%) 2000 2005 2010 2011

I. Cây hàng năm 100 100 100 100

1. Cây lương thực 75,64 83,7 79,3 81,4

2. Cây chất bột có củ 0,17 0,8 2,0 1,9

3. Cây công nghiệp hàng năm 12,29 3,5 3,2 2,0 4. Cây thực phẩm (đậu các loại) 5,13 4,0 4,0 3,6

5. Rau các loại 4,28 5,0 6,8 7,1

6. Cây hàng năm khác 2,48 3,0 4,7 3,9

II. Cây lâu năm 100 100 100 100

1. Cây công nghiệp lâu năm 53,55 43,5 50,9 55,4

2. Cây ăn quả lâu năm 46,45 56,5 49,1 44,6

Nguồn:Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả

 Cây lâu năm :

Tổng diện tích cây lâu năm tăng từ 13.320 ha năm 2005, lên 16.004 ha năm 2011. Trong đó, cây công nghiệp lâu năm tăng từ 5.793 ha năm 2005, lên 8.869 ha năm 2011. Giảm 4,6% diện tích gieo trồng từ năm 2005 đến năm 2011.

Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, cây điều là cây có diện tích trồng lớn nhất với 3.933 ha năm 2011. Cây cao su mới được trồng ở huyện từ năm 2007, đến năm 2011 với diện tích trồng là 666 ha, còn cây ca cao cũng chỉ mới trồng từ năm 2008 đến năm 2011 với diện tích trồng là 188 ha.

Trong cơ cấu cây trồng, có một số cây trồng có diện tích giảm như lúa, lạc, đậu các loại, xoài và sầu riêng.

Do được đầu tư nhiều hơn, ứng dụng của khoa học vào trong sản xuất nên sản lượng cây trồng ngày càng tăng. Sản lượng một số sản phẩm cây trồng chủ yếu của vùng thể hiện ở bảng 2.14.

Cây trồng có tốc độ tăng sản lượng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 nhanh nhất là cam, quýt (40,2%), chuối (20,6%) và cà phê (12,1%).

Riêng cây cao su mới được trồng ở huyện từ năm 2007 với sản lượng 8 tấn năm 2010, và đạt 39 tấn năm 2011.

Hầu hết cây trồng đều tăng sản lượng do tăng diện tích gieo trồng và đầu tư khoa học kĩ thuật. Riêng cây đậu nành và đậu các loại (giai đoạn 2005-2011) lại giảm sản lượng do diện tích gieo trồng giảm

Bảng 2.14. Tốc độ tăng sản lượng các loại cây trồng chủ yếu của huyện Tân Phú

Năm Cây trồng (%) 2000 2005 2010 2011 Lúa 100 166,2 176,9 191,8 Bắp 100 62,7 83,3 96,1 Đậu các loại 100 117,2 120,6 112,2 Rau các loại 100 111,3 170,5 184,6 Đậu nành 100 69,3 30,4 5,7 Hạt điều 100 246,3 340,8 347,3 Cà phê 100 63,7 100,2 126,5 Tiêu 100 260,2 344,1 363,9 Chôm chôm 100 251,7 372,4 446 Xoài 100 89,1 104 106,5 Sầu riêng 100 1866,2 2524,3 2377 Cam quýt 100 4851,2 40461,9 36856 Chuối 100 136,9 295,3 421,3

Nguồn:Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả

 Cây hàng năm :

Phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm hiện nay đã chủ động được tưới tiêu nước. Dưới sự chỉ đạo của huyện, tổ chức nạo vét, tu sửa các tuyến kênh mương nội đồng phòng tránh sâu bệnh và các yếu tố khí hậu, thời tiết bất lợi (nhất là hạn hán và lũ lụt), và cơ cấu cây trồng đang dần chuyển đổi.

Cây trồng có tốc độ sản lượng giảm bình quân giai đoạn 2005 - 2011 nhiều nhất là đậu nành giảm 34,1%.

Lúa là cây trồng có vị trí quan trọng của huyện. Năm 2011, diện tích trồng lúa cả năm là 13.012 ha (chiếm 20% diện tích trồng lúa của tỉnh), với năng suất đạt 48,98 tạ/ha tương đương với năng suất của tỉnh, với tổng sản lượng đạt được là 63,741 nghìn tấn (chiếm 20% sản lượng lúa của tỉnh).

Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi trong những năm qua, ngành chăn nuôi liên tục bị tác động của nhiều yếu tố dịch bệnh dịch (cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh, bệnh lở mồm long móng ở gia súc...), làm cho đàn gia súc gia cầm phát triển không ổn định.

4,5 8,3 -5,1 17,8 92 -20 0 20 40 60 80 100 Heo Trâu

Gia cầmVật nuôi

% 4,5 8,3 -5,1 17,8 92 -20 0 20 40 60 80 100 Heo Trâu

Gia cầmVật nuôi

%

Tình hình chăn nuôi trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.15.

Bảng 2.15. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Tân Phú

Hạng mục 2000 2005 2010 2011 Tốc độ tăng bq 2000 – 2011 (%) A. Số lượng đàn ( con) 1. Heo 34.302 53.876 38.305 55.710 4,5 2. Bò 2.737 7.949 7.022 6.561 8,3 3. Trâu 939 780 520 526 -5,1 4. Dê 2.200 5.000 9.944 13.332 17,8 5. Gia cầm 600 387.000 691.000 784.000 92 B. Sản phẩm chăn nuôi ( tấn) 1. Thịt heo hơi 3.717 5.645 8.308 8.504 7,8 2. Thịt trâu bò 148 299 545 562 12,9 3. Thịt dê 50 109 195 261 16,2 4. Thịt gia cầm 1.470 1.669 2.411 3.301 7,6

Nguồn:Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả

Cơ cấu giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất KV I (theo giá thực tế) chiếm 32,98 % năm 2005, giảm xuống 26,14 % năm 2010, rồi tăng lên 30,26% năm 2011.

Trong tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đang có những diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi đã triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch. Đồng thời dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn phát triển chăn nuôi tập trung theo qui mô trang trại nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn liền với xử lí chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư.

Nhìn chung, ngành chăn nuôi trong những năm qua còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, các trang trại chăn nuôi qui mô lớn và tập trung chưa nhiều. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi chủ yếu dưới tán cây lâu năm. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Về giết mổ gia súc, gia cầm trên đại bàn huyện chưa có trung tâm giết mổ tập trung. Cần ngăn ngừa có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể phát sinh, và đẩy mạnh xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao.

b. Ngành thủy sản

Huyện tân Phú có sông Đồng Nai, sông La Ngà chảy qua, suối nhỏ và nhiều hồ, đập là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn của tỉnh. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng nuôi trồng và khai thác tự nhiên. Nhiều hộ gia đình đã mở rộng diện tích nuôi cá, tôm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 2.16. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển thuỷ sản

Năm Hạng mục 2000 2005 2010 2011 Tốc độ tăng bq 2005 – 2011 (%) I. Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 20 30 33 34 3,6

II. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ha) 1.084 1.569 1.662 1.529 3,2

III. Tổng sản lượng (tấn) 2.925 3.721 3.930 3.939 2,7

1. Sản lượng nuôi trồng 2.377 3.221 3.625 3.642 4

2. Sản lượng khai thác tự nhiên 548 500 305 297 -5,4

Nguồn:Báo cáo của huyện Tân Phú và tính toán của tác giả

GTSX (giá thực tế) của ngành thuỷ sản 27 tỉ đồng năm 2000, lên 51 tỉ đồng năm 2005, đạt 100 tỉ đồng và chiếm 6,3% của tỉnh năm 2011. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 - 2011 tăng 3,6%. Tuy nhiên ngành này vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ, và có xu hướng giảm trong GTSX của KV I (chiếm 5,4% năm 2000, xuống 4,5% năm 2011).

Thị trường tiêu thụ và thời tiết, khí hậu và môi trường làm giảm diện tích nuôi trồng và ảnh hưởng đến sức gia tăng sản lượng.

Về diện tích: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 1.569 ha năm 2005 giảm xuống 1.529 ha - chiếm 4,6% diện tích của tỉnh năm 2011. Tốc độ giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2011 là -0,4/năm.

Về sản lượng:Sản lượng nuôi trồng tăng từ 3.221 tấn năm 2000, lên 3.642 tấn - chiếm 8,5% của tỉnh năm 2011. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2011 là 2,1%.

là 22,8 kg/người (năm 2011) cao hơn khả năng cung cấp của tỉnh 6,8 kg/người cùng thời điểm.

Trong khi đó sản lượng khai thác tự nhiên giảm từ 500 tấn năm 2000 xuống 297 tấn - chiếm 6,8% của tỉnh năm 2011. Tốc độ giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là -8,3%. Nguyên nhân lượng cá khai thác tự nhiên suy giảm là do khai thác quá mức và sức sản sinh chậm hơn nhiều so với mức khai thác.

92,5% 7,5% Năm 2000 Năm 2011 81,3% 16,7% 92,5% 7,5% Năm 2000 Năm 2011 81,3% 16,7%

Sản lượng nuôi trồng Sản lượng khai thác

Sản lượng nuôi trồng Sản lượng khai thác

Sản lượng nuôi trồng Sản lượng khai thác

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu sản lượng thuỷ sản huyện Tân Phú

Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản: Sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng từ 86,6% năm 2005 lên 92,5% năm 2011. Còn sản lượng khai thác có xu hướng giảm từ 13,4% năm 2005 xuống 7,5% năm 2011. Nguyên nhân là do mô hình nuôi cá, tôm trong các hồ, đập và sông, suối đã phát huy hiệu quả, như nuôi cá trắm cỏ, cá rô phi, cá trê, cá chép, cá lăng và đặc biệt là tôm. Tuy nhiên, để giảm tỉ lệ rủi ro nuôi trồng thuỷ sản vì biến động của giá cả đầu vào và giá đầu ra của các loại hàng thuỷ sản trên thị trường tiêu thụ, tác động của môi trường và dịch bệnh nên chưa phát huy được hiệu quả cao các mô hình nuôi trồng này.

c. Lâm nghiệp

Trên địa bàn có vườn quốc gia Cát Tiên được nhà nước thành lập là khu bảo tồn thiên nhiên và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển. Ngoài ra còn có rừng phòng hộ công trình thuỷ điện Trị An.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tân Phú năm 2005 là 46.641,9 ha (chiếm 60,0% so với diện tích tự nhiên), đến năm 2011 giảm xuống 45.927 ha (chiếm 59,1% so diện tích tự nhiên).

Năm 2011, phân loại rừng trên địa bàn huyện như sau: Rừng đặc dụng là 39.033,2 ha; diện tích rừng phòng hộ là 4.500,9 ha và rừng sản xuất là 2.392,9 ha. Như vậy, rừng sản xuất trên địa bàn huyện diện tích ít nhất.

Diện tích rừng nguyên sinh chiếm tỉ lệ cao, trữ lượng rừng cao, độ che phủ của rừng đạt 55 đến 60%. Công tác bảo vệ rừng đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát quản lý bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm, nên số vụ cháy rừng giảm đáng kể ngay cả vào mùa khô.

Huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ rừng được nhân rộng, đã trồng các loại cây: Sao, Dầu, Xà cừ, Keo lai, Bằng lăng..., với diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2011 là 150 ha.

2.2.2.2. Ngành công nghiệp - xây dựng

Nguồn lực phát triển công nghiệp của huyện có nhiều thuận lợi. Vị trí địa lý nằm trên quốc lộ 20 - tuyến giao thông giữa Quốc lộ 1 với thành phố Đà Lạt. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến động lớn về khí hậu. Tài nguyên nước dồi dào có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngành nông nghiệp của huyện phát

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 72)