Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 124)

Định hướng CDCCKT của Đảng bộ huyện Tân Phú lần thứ V là sẽ tiếp tục chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH, tăng tỉ trọng của KV II và KV III, giảm dần tỉ trọng của KV I.

Theo phương án chọn là phương án II thì mô hình CDCCKT của huyện Tân Phú đến năm 2020 là mô hình kết hợp giữa nội lực và ngoại lực. Tức là mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong huyện với việc tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài. Cụ thể đến năm 2020 CCKT huyện có sự chuyển dịch như sau:

3.1.5.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

a. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng

Dự báo cơ cấu giá trị gia tăng phân theo 3 khu vực huyện Tân Phú đến 2020 sẽ có sự thay đổi qua biểu đồ 3.1.

- KV I thời kỳ 2011 - 2020 giảm 13,3%, bình quân mỗi năm giảm 1,33%. Trong đó, từ năm 2011 đến 2015 giảm 8,3% và từ năm 2016 đến 2020 giảm 5,0%.

Năm 2011 Năm 2020 48% 12% 40% Năm 2015 43% 15% 42% 11,4% 56,3% 32,3% 12% 15% 11,4% Năm 2011 Năm 2020 48% 12% 40% Năm 2015 43% 15% 42% 11,4% 56,3% 32,3% 12% 15% 11,4%

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Biểu đồ 3.2. Dự báo cơ cấu giá trị gia tăng huyện Tân Phú đến năm 2020

- KV II thời kỳ 2011 - 2020 tăng 3,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,36%.Trong đó, từ năm 2011 đến 2015 tăng 0,6% và từ năm 2016 đến 2020 tăng 3,0%.

- KVIII thời kỳ 2011 - 2020 tăng 9,7%, bình quân mỗi năm tăng 0,97%.Trong đó, từ năm 2011 đến 2015 tăng 7,7% và từ năm 2016 đến 2020 tăng 2,0%.

Như vậy, nếu như năm 2011 CCKT của huyện là Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp, thì đến năm 2020, CCKT tuy có sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, nhưng CCKT vẫn là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp.

b. Chuyển dịch cơ cấu GTSX

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,7%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 6,8%/năm.

Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi.

Nông nghiệp

Bảng 3.4. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ yếu

Hạng mục 2011 2015 2020

Tồng diện tích gieo trồng ( ha) 38.987 38.593 38.054

Cây hàng năm (%) 58,8 60,7 62,1

Cây lâu năm (%) 41,2 39,3 37,9

I. Cây hàng năm 100 100 100

1. Cây lương thực 81,4 81,7 82,9

2. Cây chất bột có củ 1,9 2,0 1,4

3. Cây công nghiệp hàng năm 6,0 3,9 3,2 4. Cây thực phẩm (rau, đậu, ...) 10,7 12,4 12,5

II. Cây lâu năm (ha) 100 100 100

1. Cây công nghiệp lâu năm 55,4 63,2 61,2

2. Cây ăn quả lâu năm 44,6 36,8 38,8

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020

Do chiến lược phát triển kinh tế, đẩy mạnh khu vực II và khu vực III, nên từ năm 2010 đến năm 2020 tổng diện tích gieo trồng có xu hướng giảm đi, nhưng chỉ giảm ít (933 ha). Trong đó, tỉ trọng diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng tăng lên tăng 3,3%, còn tỉ trọng diện tích gieo trồng cây lâu năm có xu hướng giảm.

Trong cơ cấu cây hàng năm diện tích gieo trồng cây lương thực tăng tỉ trọng. Còn trong cơ cấu cây lâu năm, thì cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh tỉ trọng, chủ yếu do tăng nhanh diện tích gieo trồng cao su, ca cao, tiêu …

Sản lượng tăng lên do diện tích gieo trồng tăng, kết hợp trồng trọt với ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghiệp năng suất cây trồng tăng (bảng 3.5).

Cây cao su, ca cao có tốc độ tăng trưởng cao, do 2 loại cây này mới được đầu tư trồng ở khu vực, sản lượng tăng mạnh do diện tích gieo trồng tăng nhanh.

Bảng 3.5. Sản lượng các loại cây trồng chủ yếu ước tính đến năm 2015 và 2020 Sản lượng (tấn) 2011 2015 2020 Tốc độ tăng trưởng (%) 2011 2015 2020 Lúa 63.741 67.500 75.900 100 105,9 119,1 Cây bắp 31.507 36.580 44.274 100 116,1 140,5 Đậu các loại 892 1.130 1.141 100 126,7 127,9 Rau các loại 17.995 19.579 19.780 100 108,8 109,9 Đậu nành 18 120 135 100 666,7 750 Hạt điều 3.473 3.849 3.131 100 110,8 90,2 Cao su 39 875 1.140 100 2243,6 2.923,1 Cà phê 4.201 4.410 5.274 100 105 125,5 Tiêu 2.540 3.680 4.416 100 144,9 173,9 Ca cao 120 560 1.360 100 466,7 1.133,3 Chôm chôm 1.552 1.300 1.310 100 83,8 84,4 Xoài 1.795 1.800 1.900 100 100,3 105,8 Sầu riêng 1.759 1.920 2.000 100 109,2 113,7 Cam quýt 30.959 34.000 35.000 100 109,8 113,1 Chuối 2.772 2.800 2.900 100 101 104,6

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020

- Chăn nuôi:

Tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 20,77% năm 2010 phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ chăn nuôi chiếm 22% và đến năm 2020 chiếm 25% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

22,5 20,77

20,77

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

22,5 20,77

20,77

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Chăn nuôi Nông nghiệp

Chăn nuôi Nông nghiệp

Biểu đồ 3.3. Dự báo tỉ trọng ngành chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp

Ước tính phát triển đàn gia súc gia cầm và sản lượng hàng hoá hàng năm đến năm 2015 và 2020 như trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi

Hạng mục 2011 2015 2020 A. Số lượng đàn (con) 1. Heo 100 120,1 127,4 2. Trâu, bò 100 93,6 91,7 3. Gia cầm 100 108,2 133,7 B. Sản phẩm chăn nuôi (tấn) 1. Thịt heo hơi 100 130,4 190,5 2. Thịt trâu, bò 100 91,6 89,7 3. Thịt gia cầm 100 101,9 127,3 4. Trứng gia cầm (1000 quả) 100 222,1 271,5

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020

Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp giảm từ 45.927,3 ha năm 2011, xuống 45.658,2 ha năm 2015 và 45.145,8 ha năm 2020. Độ che phủ của rừng và cây lâu năm ổn định ở mức 76,7% (trong đó độ che phủ của rừng là 58,1% và cây lâu năm là 18,6%). Đồng thời nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng trong giai đoạn 2016 - 2020.

Thuỷ sản

Phát triển đa dạng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản, phát huy lợi thế tận dụng mặt nước để nuôi trồng trong hồ, đập, sông, suối và diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 1.529 ha năm 2011, lên 1.712,4 ha năm 2015 và giảm nhẹ xuống 1.721,2 ha năm 2020.

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tăng từ 3.939 tấn năm 2011, lên 5.055 tấn năm 2015 và 6.012 tấn năm 2020. Trong đó:

- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 3.642 tấn năm 2011 lên 4.855 tấn năm 2015 và 5.832 tấn năm 2020.

- Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ 297 tấn năm 2011 xuống 200 tấn năm 2015 và 180 tấn năm 2020.

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng

Dự báo GTSX và GDP của ngành công nghiệp - xây dựng huyện Tân Phú đến năm 2020 (bảng 3.7).

Bảng 3.7. GTSX, giá trị gia tăng ngành CN - XD huyện Tân Phú đến năm 2020

CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2015 2020 Tốc độ tăng bq (%) 2011 -2015 2016 -2020 1. Tổng GTSX (GSS 1994) Tỉ đồng 338 553 1.597 13,1 23,6 + Công nghiệp Tỉ đồng 178 263 836 10,3 26,0 + Xây dựng Tỉ đồng 160 290 760 16,0 21,2 2. VA (GSS 1994) Tỉ đồng 68 187 540 28,8 23,6 + Công nghiệp Tỉ đồng 71 101 337 9,2 21,0 + Xây dựng Tỉ đồng 32 86 252 2,8 12,5

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020

GTSX tăng 13,1% giai đoạn 2011 - 2015, và tăng 23,6% giai đoạn 2016 - 2020.

Giá trị gia tăng (VA) tăng 22,8% giai đoạn 2011 - 2015, và tăng 23,6% giai đoạn 2016 - 2020.

Bảng 3.8. Dự báo chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp huyện Tân Phú Năm Cơ cấu (%) 2010 2015 2020 CN khai thác và chế biến VLXD 6,0 4,2 3,0 CN chế biến nông sản thực phẩm 43,0 38,0 30,0 CN dệt, may, giày dép 14,0 16,0 18,0 CN chế biến gỗ 13,0 14,0 15,0 CN giấy và sản phẩm từ giấy 0,7 0,8 0,9

CN hoá chất, cao su, plastic 0,3 0,4 0,5

CN cơ khí. điện, điện tử 22,8 26,3 27,6

CN điện – nước 0,2 0,3 5,0

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020

Cơ cấu ngành công nghiệp trong tương lai giảm tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến nông sản, thay vào đó là việc chú trọng phát triển, tăng tỉ trong cơ cấu ngành dệt, may, giày dép, cơ khí. điện, điện tử.

Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

Phấn đấu đưa ngành dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của huyện.

Phấn đấu đến 2015 tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 40%, năm 2020 chiếm 42% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ hàng năm (theo GSS 1994) giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,9 %, giai đoạn 2015 - 2020 đạt 12,5%.

Để đạt được sự chuyển dịch trên, cần thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu sau: - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu từ dịch vụ tăng từ 1.791 tỉ đồng năm 2011, lên 3.546 tỉ đồng năm 2015, và 10.812 tỉ đồng năm 2020 (theo giá thực tế).

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, trước hết là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ việc làm, tư vấn pháp lý, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, thi tin thị trường …thúc đẩy sự chuyển dịch tăng tỉ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế.

c. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện (giá thực tế) dự kiến tăng từ 755 tỉ đồng năm 2010 lên 2.213 tỉ đồng năm 2015 và 5.508 tỉ đồng năm

2020. Mức vốn đầu tư nói trên chiếm 42,6% so với giá trị gia tăng (VA) năm 2010, chiếm 55,6% so tổng VA năm 2015 và chiếm 60,5% so với tổng VA năm 2020. Trong đó, dự kiến các nguồn vốn thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư huyện Tân Phú đến năm 2020

Năm

Nguồn vốn (giá thực tế) (tỉ đồng) 2010 2015 2020

Tổng vốn đầu tư 755 2.213 5.508

Vốn ngân sách các cấp trên địa bàn 112 370 1.129

Vốn tín dụng cho đầu tư 10 553 1.762

Vốn tự có của dân cư và các doanh nghiệp ngoài nhà nước 633 1.179 2.065

Vốn ODA, FDI và các nguồn vốn khác 0 111 551

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Tân Phú đến năm 2020

Với gia tăng nguồn vốn đầu tư dự báo trên, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển dịch (biểu đồ 3.4). 20,5% 32% 37,5% 10% Năm 2010 14,8% 1,4% 83,3% 16,7% 25% 53,3% 5% Năm 2015 Năm 2010 20,5% 32% 37,5% 10% Năm 2010 14,8% 1,4% 83,3% 16,7% 25% 53,3% 5% Năm 2015 Năm 2010

Vốn ngân sách các cấp trên địa bàn Vốn tín dụng cho đầu tư

Vốn tự có của dân cư và các doanh nghiệp ngoài nhà nước Vốn ODA, FDI và các nguồn vốn khác

Vốn ngân sách các cấp trên địa bàn Vốn tín dụng cho đầu tư

Vốn tự có của dân cư và các doanh nghiệp ngoài nhà nước Vốn ODA, FDI và các nguồn vốn khác

Biểu đồ 3.4. Dự báo cơ cấu vốn đầu tư huyện Tân Phú đến năm 2020

Với dự báo tổng vốn đầu tư như trên, theo tác giả đây là một dự kiến khó có thể thực hiện được do tăng quá nhiều năm 2015 gấp 2,9 lần năm 2010, năm 2020

gấp 2,5 lấn năm 2015. Muốn đạt được chỉ tiêu trên thì phải tận dụng mọi lợi thế và thực hiện nghiêm túc, khẩn trương thì mới có thể đạt được.

d. Chuyển dịch cơ cấu lao động

Nhu cầu lao động hay khả năng tạo việc làm phụ thuộc trước hết vào quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế. Khi huyện đang trong giai đoạn tiền CNH, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, khả năng tạo việc làm phụ thuộc vào trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như tiến trình hội nhập quốc tế.

Với dự báo gia tăng dân số 1,1% giai đoạn 2011 - 2015 và 0,9% giai đoạn 2016 - 2020, thì số người trong độ tuổi lao động và lao động làm việc trong các ngành KT - XH cũng tăng theo (bảng 3.10).

Bảng 3.10. Dự báo dân số và cơ cấu lao động huyện Tân Phú đến năm

CHỈ TIÊU Đơn

vị

2011 2015 2020 Tốc độ tăng bq(%) 2011-2015 2016-2020

1. Dân số trung bình Người 159.800 166.980 174.631 1,1 0,9

- Tỉ lệ gia tăng dân số chung % 0,63 1,0 0,9 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên % 1,13 1,1 1,0 - Tỉ lệ gia tăng cơ học % 0,5 0,1 0,1

2. Số người trong tuổi LĐ Người 100.213 109.542 116.274 2,3 1,2 3. Tỉ lệ lao động đào tạo

(kể cả lao động ngắn hạn) % 20,0 35,0 55,0

4. Lao động làm việc trong các ngành KT-XH

Người 73.460 84.262 91.222 3,5 1,6

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Người 54.727 50.557 47.435 -2,0 -1,3

Tỉ lệ so với lao động làm việc % 74,5 60,0 52,0

- Công nghiệp - xây dựng Người 4.955 15.588 23.444 33,2 8,5

Tỉ lệ so với lao động làm việc % 6,8 18,5 25,7

- Dịch vụ Người 13.727 18.117 20.814 7,2 2,3

Tỉ lệ so với lao động làm việc % 18,7 21,5 22,3

Nếu giá trị gia tăng (VA) tăng thêm 1%, thì nhu cầu lao động sẽ tăng thêm 0,1 - 0,2%. Dự kiến từ nay đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng lao động bình quân hàng năm khoảng 1,5% tính chung cho toàn huyện. Như vậy, trong vòng 9 năm (2011 - 2020) toàn huyện sẽ tăng thêm khoảng 17.762 lao động.

Dân số lao động tăng, kéo theo lao động trong các ngành kinh tế cũng tăng. Dự báo đến năm 2020, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 25,5% năm 2011, lên 48% năm 2020. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp từ 74,5% năm 2011 xuống 52% năm 2020.

2015 60 21.5 18.5 2010 19.8 5.5 74.7 2020 52 25.7 22.3 2015 60 21.5 18.5 2010 19.8 5.5 74.7 2020 52 25.7 22.3

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Biểu đồ 3.5. Dự báo cơ cấu lao động huyện Tân Phú đến năm 2020

Như vậy, tuy cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực nhưng vẫn chưa đạt chuẩn CNH theo chỉ tiêu CNH dự kiến của Đỗ Quốc Sam là tỉ tệ lao động nông nghiệp dưới 30%.

Trong bảng dự báo 3.10, tỉ lệ lao động đào tạo (kể cả lao động ngắn hạn) dự báo đến năm 2015 là 35%, đến năm 2020 là 55%. Đây là tiêu chí không dễ thực hiện, bởi đa số dân hoạt động trong khu vực I, lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian, nên tăng nhanh về số lượng chất lượng lao động quá cao thì rất khó thực hiện. Vì vậy, theo tác giả tỉ lệ lao động đào tạo (kể cả lao động ngắn hạn) dự báo đến năm 2015 là 27%, đến năm 2020 là 35%.

3.1.5.2.. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Trong thời gian tới, đặc biệt là đến năm 2020, huyện Tân Phú tiếp tục chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng, cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước.

Đối với cơ cấu GTSX, kinh tế ngoài nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Khu vực có vốn ĐTNN ngày càng tăng kể cả giá trị và tỉ trọng trong nền kinh tế, do chính sách thu hút đầu tư từ các khu công nghiệp - xây dựng, dịch vụ được xây dựng. Dự báo đến năm 2015 tỉ trọng của khu vực có vốn ĐTNN là 4,2% .

Kinh tế ngoài nhà nước vẫn là thành phần kinh tế chủ yếu, trong đó kinh tế cá

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 124)