Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 36)

Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Với vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Vì thế, Đồng Nai được coi là khu vực “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam.

Tổng GDP (giá thực tế) của tỉnh tăng lên liên tục, từ 13.614,8 tỉ đồng năm 2000, tăng lên 96.819,963 tỉ đồng năm 2011 [7]. Với 30 khu công nghiệp và 38 cụm công nghiệp năm 2011, Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, từ khi Đổi mới với cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2011 (bảng 1.5).

Bảng 1.5. GDP và cơ cấu GDP Đồng Nai theo khu vực kinh tế

Năm Các ngành 2000 2005 2010 2011 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng GDP 13.615 100 30.897 100 76.025 100 96.820 100 Khu vực I 3.025 22,2 4.623 15,0 6.538 8,6 7.265 7,5 Khu vực II 7.109 52,2 17.613 57,0 43.486 57,2 55.474 57,3 Khu vực III 3.481 25,6 8.661 28,0 26.001 34,2 34.081 35,2

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011

Các ngành kinh tế chuyển dịch khá nhanh thể hiện qua biểu đồ 1.1.

Qua 11 năm tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng 5,1%; ngành thương mại - dịch vụ tăng 9,6%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 14,7%.

Cụ thể:

- Năm 2000: Ngành công nghiệp xây dựng chiếm 52,2%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 26,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,2%.

- Đến năm 2011: ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,3%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 35,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%.

7,5% 35,2% 57,3% 22,2 25,6 52,2 Năm 2011 Năm 2000 7,5% 35,2% 57,3% 22,2 25,6 52,2 Năm 2011 Năm 2000

Khu vực I Khu vực II Khu vực III Khu vực I Khu vực II Khu vực III

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu GDP Đồng Nai theo khu vực kinh tế

Trong nội bộ từng ngành, sự CDCCKT cũng thể hiện khá rõ. Cụ thể như sau:  Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trong khu vực I có xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành thủy sản (bảng 1.6).

Bảng 1.6. Cơ cấu GTSX khu vực I tỉnh Đồng Nai (2000 -2011)

Năm Các ngành (%) 2000 2005 2010 2011 Tổng 100 100 100 100 Nông nghiệp 94,6 92,4 89,9 89,9 Lâm nghiệp 1,6 1,0 1,2 1,4 Thuỷ sản 3,8 6,6 8,9 8,7

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011

Nếu xét theo nghĩa hẹp thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng ngành chăn nuôi đang tăng.( Bảng 1.7)

Bảng 1.7. Cơ cấu GTSX (giá thực tế) ngành nông nghiệp Đồng Nai (2000 -2011) Năm Các ngành 2000 2005 2010 2011 Trồng trọt 65,4 65,5 56,4 52,3 Chăn nuôi 29,6 31,3 40,7 45,2 Dịch vụ 5,0 3,2 2,9 2,5

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011

Ngành công nghiệp - xây dựng

Ở khu vực II đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Do đó, ngành công nghiệp chế biến ngày càng tăng tỉ trọng, trong khi đó thì ngành công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm (bảng 1.8).

Bảng 1.8. Cơ cấu GTSX ngành công nghiệp Đồng Nai (2000 -2011)

Năm

Các ngành (%) 2000 2005 2010 2011

Tổng 100 100 100 100

Công nghiệp khai thác 1,0 1,0 1,2 1,1

Công nghiệp chế biến 96,7 97,6 98,0 98,1

SX và PP điện, khí đốt 2,3 1,4 0,8 0,8

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011

Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp có chất lượng và cạnh tranh về giá cả: Sửa chữa xe có động cơ, sản phẩm bằng da, giả da, sản phẩm dệt, thực phẩm và đồ uống …

Dịch vụ

Ở khu vực III đã có những chuyển dịch nhất định, đặc biệt các ngành dịch vụ chất lượng cao như vận chuyển kho bãi, tài chính - tín dụng, viễn thông, du lịch … đang từng bước được định hình (bảng 1.9).

Các loại hình dịch vụ trong từng lĩnh vực có bước phát triển nhanh, đa dạng, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh, hỗ trợ các ngành sản xuất khác phát triển, thu

hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc ứng dụng khoa học công nghệ đang góp phần nâng cao chất lượng của ngành dịch vụ. Nhiều công trình giao thông đã và đang đầu tư trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế của tỉnh.

Bảng 1.9. Cơ cấu GDP khu vực III phân theo ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm

Ngành (%) 2008 2009 2010 2011

Tổng sản phẩm (%) 100 100 100 100

1. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ

dùng cá nhân 29,9 29,6 29,2 29,2

2. Khách sạn, nhà hàng 6,9 6,5 6,2 6,2

3. Vận tải, kho bãi và TTLL 11,2 10,7 9,8 9,8

4. Tài chính, tín dụng. 11,0 11,0 10,9 10,9

5. Hoạt động khoa học và công nghệ 0,2 0,2 0,2 0,2 6. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài

sản và dịch vụ tư vấn 18,2 17 17,2 17,2

7. Quản lý nhà nước và ANQP 3,5 3,6 4,1 4

8. Giáo dục và đào tạo 6,0 6,5 6,9 6,9

9. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2,7 2,7 3,3 3,3 10. Hoạt động văn hoá và thể thao 1,1 1,1 0,9 1,0 11. Hoạt động Đảng, Đoàn thể và hiệp hội 0,8 0,8 0,7 0,8 12. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1,6 1,5 1,6 1,6

13. Các ngành dịch vu còn lại 6,8 8,9 9,1 9,0

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê 2011 và tính toán của tác giả 1.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cùng với sự phát triển các ngành kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong nước giải quyết thêm hàng ngàn lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh thu hút được lượng lao động hùng hậu. Khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1989, Đồng Nai đã mở cửa, kết quả là có hàng loạt các dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép số dự án đến năm 2005 có 707 dự án vốn đầu tư là 8.049 tỉ USD

(Đồng Nai trở thành tỉnh thứ 3 sau Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội) về thu hút đầu tư nước ngoài đến nay có 467 dự án đi vào hoạt động. Chính vì điều này đã góp phần nâng GTSX và tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh.

Bảng 1.10. Cơ cấu GDP (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế tỉnh Đồng Nai Năm Thành phần kinh tế 2000 2005 2010 2011 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tổng số 13.615 100 30.897 100 76.025 100 96.820 100 Nhà nước 4.138 30,4 7.632 24,7 14.392 18,9 17.927 18,6 Ngoài nhà nước 5.565 40,9 11.160 36,1 28.988 38,1 36.992 38,2

Đầu tư nước ngoài 3.912 28,7 12.105 39,2 32.645 43,0 41.901 43,2

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2005 và 2011

Qua bảng 1.10, ta thấy cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ Đổi mới.

Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong GDP tuy có giảm, từ 30,4% năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2011, nhưng đã và đang giữ các khâu then chốt ở một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong cung ứng vật tư và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, trong kinh doanh xuất nhập khẩu, tài chính, xây dựng, cơ sở hạ tầng du lịch.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước được củng cố, khuyến khích phát triển. Tuy tỉ trọng có giảm 2,4% nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (38,2% năm 2011) và có giá trị kinh tế tăng từ 5.565 tỉ đồng năm 2000 lên 36.992 tỉ đồng năm 2011.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP, từ 28,7% năm 2000 lên 43,2% năm 2011.

1.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Trong tỉnh Đồng Nai, công nghiệp phân bố không đều, Thành phố Biên Hoà và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành và Trảng Bom là những nơi thu hút

nhiều đầu tư nước ngoài, tập trung các khu công nghiệp quy mô lớn. Bốn khu vực này đóng góp đáng kể trong sự phát triển công nghiệp của tỉnh (bảng 1.11).

Bảng 1.11. GTSX công nghiệp (GSS 1994) tỉnh Đồng Nai phân theo lãnh thổ

Năm Đơn vị hành chính 2002 2008 2010 2011 Tổng (tỉ đồng) 24.027 76.882 102.723 120.565 1. Thành phố Biên Hòa 16.021 47.091 61.178 72.185 2. Thị xã Long Khánh 406 333 435 507 3. Huyện Nhơn Trạch 1.894 9.665 14.271 16.518 4. Huyện Long Thành 2.414 8.584 11.352 13.215 5. Huyện Vĩnh Cửu 1.657 2.453 3.307 3.870 6. Huyện Trảng Bom 406 7.210 10.085 11.824 7. Huyện Thống Nhất 1.121 185 246 287 8. Huyện Tân Phú 30 69 86 101 9. Huyện Định Quán 312 633 815 950 10. Huyện Xuân Lộc 141 567 824 962 11. Huyện Cẩm Mỹ 32 92 124 146

Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai, niên giám Thống kê năm 2011

Trong tương lai, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh, còn huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển của tỉnh Đồng Nai.

Tiểu kết chương 1

CCKT là tổng thể các mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế gồm các ngành sản xuất, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. CCKT luôn luôn biến động, biến đổi không ngừng nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội và môi trường trong những điều kiện cụ thể của đất nước.

- Cơ cấu các khu vực, các ngành kinh tế quan trọng, các thành phần và vùng kinh tế trong GDP.

- Tỉ lệ lao động giữa các ngành, các khu vực kinh tế, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp so với lao động trong các ngành khác.

- Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ từng ngành. - Cơ cấu vốn đầu tư.

CDCCKT là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và vùng kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, mức tăng trưởng của nền kinh tế và những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra cho từng thời gian cụ thể.

Xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay:

- Tỉ trọng KV II, KV III trong cơ cấu GDP tăng lên, còn tỉ trọng KV I giảm. - Trong nội bộ các ngành kinh tế, tỉ trọng sản xuất hàng hóa ngày càng tăng. - Các thành phần kinh tế cũng chuyển dịch theo quy luật chung là tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng, khu vực kinh tế nhà nước có thể giảm song vẫn phải giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế để đảm bảo tính an toàn cho nền kinh tế đất nước.

Chương 2

HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CDCCKT huyện Tân Phú

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ huyện Tân Phú - Đồng Nai

Tân Phú là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Nai. Năm 1976, huyện Tân Phú được thành lập trên cơ sở của tỉnh căn cứ Tân Phú do chính quyền cách mạng thành lập vào tháng 10 năm 1973. Lúc bấy giờ, huyện Tân Phú gồm ba huyện: Tân Phú (bao gồm cả phần đất Định Quán), Phú Giáo và Tân Uyên (hai huyện này sau năm 1975 được cắt chuyển về tỉnh Sông Bé - nay là Bình Dương). Huyện Tân Phú tồn tại cho đến tháng 1 năm 1991 thì chi tách thành hai huyện: huyện Tân Phú và huyện Định Quán.

Huyện tân phú nằm về phía đông bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng trung du miền Đông Nam Bộ. Trung tâm huyện Tân Phú cách Thành phố Biên Hoà 90 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km, và cách Thành phố Đà Lạt 175 km. Phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp huyện Định Quán, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp huyện Vĩnh Cửu.

Huyện có tọa độ địa lý: + Từ 11010’37” – 11034’39” vĩ độ Bắc.

+ Từ 1070

11’15” – 107031’42” kinh độ Đông. Tân Phú có tổng diện tích tự nhiên là 776,93 km2, chiếm 13,5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số của huyện năm 2011 là 159.880 người với mật độ dân số thấp, mật độ trung bình là 206 người/km2.

Ranh giới hành chính Huyện được chia thành 18 đơn vị gồm 17 xã (Phú Thịnh, Phú Bình, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Lộc, Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Phú Điền, Trà Cổ, Phú Trung, Phú Lâm, Tà Lài, Phú Thanh, Phú An, Phú Lập, Thanh Sơn, Núi Tượng) và 01 thị trấn. Trong đó, xã có diện tích lớn nhất là xã Đắc Lua, xã có diện tích nhỏ nhất là xã Phú Lâm (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính huyện Tân Phú

STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) % diện tích

Toàn huyện 776,93 100 1 Thị Trấn Tân Phú 8,09 1,04 2 xã Trà Cổ 17,17 2,21 3 xã Phú Thanh 28,17 3,63 4 xã Phú Điền 20,33 2,62 5 xã Phú Bình 15,99 2,06 6 xã Phú Lâm 6,20 0,8 7 xã Phú Trung 15,41 1,98 8 xã Phú Sơn 14,50 1,87 9 xã Thanh Sơn 15,40 1,98 10 xã Phú Xuân 21,60 2,78 11 xã Phú Lộc 30,74 3,96 12 xã Phú Thịnh 26,40 3,4 13 xã Tà Lài 27,91 3,59 14 xã Phú Lập 14,50 1,87 15 xã Núi Tượng 22,36 2,88 16 xã Phú An 52,55 6,76 17 xã Nam Cát Tiên 22,10 2,84 18 xã Đắc Lua 417,49 53,74

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tân Phú năm 2011.

Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 20 - nối liền Quốc lộ 1 với Thành phố Đà Lạt và các tỉnh vùng Tây Nguyên, nên khá thuận lợi về giao thông đối ngoại, có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật và thông thương hàng hoá. Tuy nhiên, Tân Phú có vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế lớn, nên môi trường thu hút đầu tư chưa thuận lợi, khả năng phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ chất lượng cao còn nhiều hạn chế.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Huyện Tân Phú có dạng địa hình bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn sóng. Độ cao trung bình từ 150 - 300m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên đến 500m và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc <15o chiếm diện tích đa số, có thể phân chia địa hình của huyện thành 4 dạng như sau:

Núi thấp: Phân bố rải rác ở phía bắc, đông bắc và tây bắc, độ cao phổ biến từ

200 - 300m, nơi cao nhất gần 500m. Độ dốc khu vực này trên 15o, nên khả năng sử dụng trong nông nghiệp rất hạn chế mà chỉ thích hợp phát triển lâm nghiệp để bảo vệ đất đai, chống xói lở.

Đồi thoải lượn sóng: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và hình thành những vùng có diện tích lớn, độ dốc phổ biến từ 5 - 15o rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế, hoặc kết hợp phát triển nông, lâm nghiệp tuỳ theo điều kiện đất đai và nguồn nước.

Địa hình bằng: Có độ dốc từ 0 - 3º, phân bố tập trung ở lưu vực sông Đồng

Nai, sông La Ngà và một số khu vực bằng cục bộ xen lẫn với các dãy đồi thoải. Đất đai thuộc khu vực này có độ phì nhiêu tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng như: cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hàng năm.

Địa hình trũng: là sản phẩm dốc tụ của địa hình đồi núi, có nền móng yếu,

thích hợp trồng lúa nước và nuôi thả cá.

Tuy cũng gặp hạn chế trong bố trí xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở như

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)