Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 136)

3.2.1.1. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư

Lựa chọn các dự án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, ưu tiên triển khai thực hiện, tạo nguồn thu mới cho ngân sách. Thực hiện thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu. Xây dựng đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng trên từng địa bàn.

Huy động tối đa các nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các ngành điện lực, bưu chính viễn thông.

Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá trong đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao.

Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn vốn ODA, FDI đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng đô thị, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường ...

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, đề nghị tạm ngưng hoặc di dời trạm thu phí trên Quốc lộ 20, bởi trạm thu phí này làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, cản trở đầu tư và phát triển kinh tế khu vực huyện miền núi vốn đã kém phát triển. 3.2.1.2. Coi trọng phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

Đẩy mạnh phong trào học tập, tăng cường mối liên kết đào tạo, xây dựng phương án đào tạo đội ngũ cán bộ cho các ban ngành của huyện và xã, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa cán bộ quản lý và cán bộ kĩ thuật. Coi trọng công tác tuyển dụng đưa đi đào tạo, nhất là đối với cán bộ thuộc ngành y tế, giáo dục.

Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình đô chuyên môn kỹ thuật, có trình độ quản lý và kinh doanh giỏi về làm việc tại huyện. Tăng từ 20% năm 2010 lên 27% năm 2015 và trên 35% năm 2020 (kể cả lao động được đào tạo nghề ngắn hạn).

Cần tích cực đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, bao gồm nâng cao trình độ học vấn của nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, kết hợp đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động …

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn diện cả về sức khoẻ và trí tuệ.

3.2.1.3. Tích cực triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ

Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới trong mọi lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trên địa bàn huyện, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng vùng sản xuất lớn chất lượng cao, vùng nuôi trồng thuỷ sản cung cấp sản phẩm nông sản, thực phẩm sạch, an toàn và đặc sản.

Tích cực triển khai ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ, phát triển một số mô hình mẫu trồng cây cao su, cây ca cao , chăn nuôi … theo quy mô trang trại, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

Đầu tư hiện đại hoá mạng lưới thông tin truyền thông, đáp ứng yêu cầu của các thành phần kinh tế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đểtiếp cận kịp thời với những thành tựu khoa học và công nghệ mới.

3.2.1.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của huyện gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao giá trị của hàng hoá, giữ vững thị trường truyền thống, tích cực xâm nhập thị trường mới. Đảm bảo cho sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương được lưu thông trong suốt, có thị trường tiêu thụ ổn định, tăng mức thu nhập cho người sản xuất.

Cung cấp kịp thời thông tin thị trường nhằm định hướng cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Gắn sản xuất với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo sự biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển mạng lưới thương mại và dịch vụ đến khắp các vùng nông thôn, tăng nhanh mức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nội địa.

3.2.1.5. Quán triệt và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới

Tạo điều kiện để các nhà đầu tư sớm tiếp cận với các dự án trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với các xã miền núi, vùng cao, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các công trình xã hội.

3.2.1.6. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước

Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển.

Coi trọng nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đảm bảo cho các dự án đầu tư được thực hiện đúng tiến độ, sớm đưa công trình vào sử dụng.

Vận dụng hợp lý các chính sách ưu đãi, nhằm thu hút đội ngũ cán bộ có năng lực về công tác tại địa phương.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 136)