Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 46)

2.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Huyện Tân Phú có dạng địa hình bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn sóng. Độ cao trung bình từ 150 - 300m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên đến 500m và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc <15o chiếm diện tích đa số, có thể phân chia địa hình của huyện thành 4 dạng như sau:

Núi thấp: Phân bố rải rác ở phía bắc, đông bắc và tây bắc, độ cao phổ biến từ

200 - 300m, nơi cao nhất gần 500m. Độ dốc khu vực này trên 15o, nên khả năng sử dụng trong nông nghiệp rất hạn chế mà chỉ thích hợp phát triển lâm nghiệp để bảo vệ đất đai, chống xói lở.

Đồi thoải lượn sóng: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và hình thành những vùng có diện tích lớn, độ dốc phổ biến từ 5 - 15o rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế, hoặc kết hợp phát triển nông, lâm nghiệp tuỳ theo điều kiện đất đai và nguồn nước.

Địa hình bằng: Có độ dốc từ 0 - 3º, phân bố tập trung ở lưu vực sông Đồng

Nai, sông La Ngà và một số khu vực bằng cục bộ xen lẫn với các dãy đồi thoải. Đất đai thuộc khu vực này có độ phì nhiêu tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng như: cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hàng năm.

Địa hình trũng: là sản phẩm dốc tụ của địa hình đồi núi, có nền móng yếu,

thích hợp trồng lúa nước và nuôi thả cá.

Tuy cũng gặp hạn chế trong bố trí xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, điện... phục vụ sản xuất.

Nhìn chung, với các dạng địa hình đa dạng như trên cho phép huyện Tân Phú đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế tổng hợp, và cũng có thể xây dựng các khu công nghiệp tập trung (trừ vùng địa hình trũng có nền móng yếu không thích hợp xây dựng khu công nghiệp) góp phần ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.2.2. Khí hậu

nhất 33,40C (tháng 3), nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,50C (tháng 1). Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 3-50C do đó có lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng cây trồng.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm 79%, độ ẩm trung bình cao nhất

90% (tháng 7), độ ẩm trung bình thấp nhất 75,2 % (tháng 3).

Lượng bốc hơi:Lượng bốc hơi trung bình năm 1.397mm, lượng bốc hơi tháng

cao nhất 147 mm (tháng 3), lượng bốc hơi tháng thấp nhất 42 mm (tháng 6).

Lượng mưa: Địa bàn huyện nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao

trung bình năm 2.174 mm, lượng mưa tháng cao nhất 409 mm (tháng 7), lượng mưa tháng cao nhất 22,6 mm (tháng 1). Lượng mưa phân bố không đều, hình thành hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa: Kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), mưa rất tập trung, lượng mưa chiếm 91 - 92% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô.

- Mùa khô: Kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 - 10% lượng mưa cả năm.

Huyện Tân Phú thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, độ ẩm cao, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến động lớn về khí hậu.

Khí hậu của huyện rất thuận lợi thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, thuận lợi trong thu hoạch, phơi sấy, bảo quản sản phẩm giảm tỉ lệ thất thoát, làm cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

2.1.2.3. Thuỷ văn

a. Nước mặt

Sông suối :

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện thường có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa. Mật độ sông suối là 31,3 km/km2. Tổng chiều dài các con sông La Ngà và sông Đồng Nai chảy qua huyện là 120 km, trong đó sông La Ngà với chiều dài chảy qua lãnh thổ là 68 km. Với khá nhiều sông suối

nhỏ, địa hình bị chia cắt gây trở ngại trong việc đi lại nhất là vào mùa mưa.

Hồ, đập

Trên địa bàn huyện có hệ thống các công trình thuỷ lợi lớn của tỉnh như Hồ Đa Tôn, đập Đồng Hiệp, đập Năm Sao và đập Vàm Hô phục vụ tưới cho khoảng 3.260 ha đất lúa, nhất là vụ Đông Xuân, Hè Thu và tạo nguồn nước ngầm cho địa bàn huyện.

b. Nước ngầm

Theo bản đồ Địa chất - Thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000. Khu vực đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 - 30m đến 80 - 120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 -12 lít/s, chất lượng tốt.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện phân bổ không đều chủ yếu tập trung ở các xã phía nam của Huyện như thị trấn Tân Phú, xã Trà Cổ, xã Phú Lộc, xã Phú Thịnh, xã Phú Xuân, xã Tà Lài, xã Núi Tượng và xã Phú Điền.

Với hệ thống nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt trong huyện. Tuy nhiên, vào mùa khô tình trạng thiếu nước tưới còn diễn ra ở nhiều nơi, và khó khai thác nước ngầm do sâu.

2.1.2.4. Tài nguyên đất

a. Các loại đất:

Tổng diện tích tự nhiên huyện là 77.693 ha với6 nhóm đất chính (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Cơ cấu diện tích các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Tân Phú

STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất phù sa 1.092 1,46% 2 Nhóm đất gley 11.929 15,92% 3 Nhóm đất đá bọt 144 0,19% 4 Nhóm đất đen 23.878 31,87% 5 Nhóm đất xám 27.438 36,63% 6 Nhóm đất đỏ 10.434 13,93%

Tổng (không gồm diện tích sông, rạch) 74.915 100

Do các điều kiện hình thành đất khác nhau tạo nên những đặc tính riêng biệt trong mỗi nhóm đất, cũng như khả năng sử dụng đối với mục đích nông, lâm nghiệp.

Nhóm đất phù sa:

Hình thành từ sản phẩm phù sa của sông Đồng Nai và sông La Ngà, bao gồm đất phù sa mùn ít chua và đất phù sa mùn gley.

Phân bố tập trung ở các xã: Nam Cát Tiên, Phú Lập, Phú Thịnh, Thanh Sơn, Phú Điền, Phú Bình nhưng tập trung nhiều nhất ở hai xã Phú Điền và Phú Bình.

Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng lúa nước và cây ăn trái. Do gần các nguồn nước, có nước tưới quanh năm nên khả năng thâm canh tăng vụ lớn.

Nhóm đất gley:

Hình thành từ sản phẩm dốc tụ do ngập nước lâu ngày, bao gồm đất gley mùn ít chua và đất gley mùn chua.

Phân bố rải rác trên địa bàn toàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Phú Bình, Phú Thanh, Phú Điền và một phần ở Phú Lập, Phú Thịnh.

Nhóm đất này chỉ thích hợp cho việc trồng lúa nước

Nhóm đất đá bọt:

Huyện chỉ có một loại đất đá duy nhất là đất đá bọt, tầng đá nông. Phân bố chủ yếu trong rừng Quốc gia Cát Tiên, một phần ở xã Phú Lộc.

Nhóm đất đen:

Đất hình thành trên đá bọt bazan với 2 loại đất là đất nâu thẫm và đất đen gley. Phân bố tập trung ở các xã Tà Lài, Núi Tượng, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Bình, Phú Lộc, thị trấn Tân Phú, Phú Trung, Trà Cổ.

Nhóm đất đen có chất lượng tốt hơn hẳn so với các loại đất đồi núi khác về các chỉ tiêu độ phì, rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn trái và cây hàng năm khác như đậu bắp, thuốc lá, … Nhưng do có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu nên quá trình canh tác còn gặp nhiều khó khăn.

Nhóm đất xám: Chiếm diện tích lớn nhất.

Được hình thành trên mẫu chất đá trầm tích phiến sét, mẫu chất phù sa cổ và một phần trên đá granite, bao gồm : đất xám vàng tích sắt nhôm, đất xám vàng tầng

đá nông; đất xám vàng tầng đá sâu; đất xám kết von ít, nông; đất xám gley, tích sắt nhôm.

Phân bố ở hầu hết các xã trừ thị trấn Tân Phú, xã Phú Bình và xã Nam Cát Tiên. Phần lớn đất xám thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây hàng năm, cần chú trọng biện pháp xói mòn, rửa trôi và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất hàng năm.

Nhóm đất đỏ:

Hình thành trên đá bazan. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở khu vực đồi cao thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên.

Nhóm đất này có giá trị sử dụng vào loại cao nhất trong nông nghiệp, thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn trái (chôm chôm, sầu riêng).

Tóm lại, đất huyện tân phú gồm có 6 loại, phần lớn đất chứa nhiều chất dinh dưỡng thích hợp trồng lúa, cây hàng năm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả... Tuy nhiên, cần có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi đất.

b. Hiện trạng sử dụng các loại đất

Bảng 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Tân Phú thời kỳ 2000 - 2011

Năm

Các loại đất 2000 2005 2010 2011

Đất nông, lâm, ngư nghiệp (%) 93,34 93,23 93,51 93,51

Đất phi nông nghiệp (%) 6,02 6,3 6,45 6,45

Đất chưa sử dụng (%) 0,64 0,47 0,04 0,04

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tân Phú

Diện tích tự nhiên của huyện là 77.693 ha chiếm 13,16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Năm 2011, phần lớn diện tích đất sử dụng cho mục đích nông - lâm - ngư nghiệp với 72.650,7 ha (chiếm 93,51%), đất phi nông nghiệp 5.010,8 ha (chiếm 6,45%), còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích là 31,4 ha (chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên).

Giai đoạn 2000 - 2011, đất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp cũng giảm đi do chuyển sang đất phi nông nghiệp, do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng, thuỷ lợi... Đây là xu thế biến động theo đúng quy luật phát triển.

Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp huyện Tân Phú 2000 - 2011

Năm

Các loại đất (%) 2000 2005 2010 2011

Đất sản xuất nông nghiệp 32,9 33,4 34,4 34,4

Đất lâm nghiệp 65,2 64,4 63,3 63,2

Đất nuôi trồng thuỷ sản 1,9 2,2 2,3 2,4

Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tân Phú

Hầu như đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện đã được khai thác vào sử dụng triệt để.

Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất với 63,2%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ lệ thấp nhất trong đất nông - lâm - ngư nghiệp.

Năm 2011, nhóm đất nông nghiệp có diện tích 72.650,7 ha, chiếm 93,51% diện tích tự nhiên của toàn huyện.

Bảng 2.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2011

Năm

Các lại đất (ha) 2000 2011

Tăng (+) Giảm (-) 1. Đất nông, lâm, ngư nghiệp 71.494 72.621,5 +1.127,50 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 24.302 24.898,2 +596,20

- Đất trồng cây hàng năm 14.128 8.910,7 -5.217,30

+ Đất trồng lúa 7.246 7.163,9 -82,10

+ Đất đồng cỏ - 10,1 -

+ Đất trồng cây hàng năm khác 6.882 1.736,7 -5.145,30

- Đất trồng cây lâu năm 10.174 15.987,5 +5.813,50

1.2 Đất lâm nghiệp 46.540 45.927,3 -612,70

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 652 1733,1 +1.081,10

Việc giảm mạnh diện tích đất trồng lúa nước giảm 82,1 ha ở giai đoạn năm 2000 -2011 do quá trình tác động của thị trường nông sản ngoài lúa, và điều kiện đất đai, thuỷ lợi, thời tiết đối với sản xuất cây lúa khó khăn, đặc biệt trên các chân ruộng cao, thiếu hệ thống thuỷ lợi nội đồng, và đất đai bạc màu có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực địa phương .

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 2,4 % (năm 2011) chủ yếu là đất nuôi trồng thuỷ sản của hộ gia đình và các hồ thuỷ lợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Tóm lại, trong giai đoạn 2000 - 2011, cơ cấu sử dụng đất của huyện chuyển dịch theo hướng dần hợp lý hơn và đáp ứng tốt nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương:

- Đất chưa sử dụng giảm mạnh do đã sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp. - Đất nông nghiệp tăng và chuyển dịch theo hướng hợp lý hoá cơ cấu sử dụng đất thông qua việc tăng nhanh diện tích đất trồng cây lâu năm, giảm diện tích đất trồng cây hàng năm.

Cây trồng đa dạng là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển để tăng nhanh giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.2.5. Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của huyện là 45.927,3 ha, độ che phủ 63,23%, trữ lượng gỗ khoảng 1,3 tỉ m3 các nhóm đất rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (bảng 2.6).

Bảng 2.6. Cơ cấu diện tích các nhóm đất rừng năm 2011

STT Nhóm đất rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ so với DT đất nông – lâm - ngư nghiệp

1 Rừng sản xuất 2.393,2 5,21 3,3% 2 Rừng phòng hộ 4.500,9 9,80 6,20% 3 Rừng đặc dụng 39.033,2 84,99 53,73%

Tổng diện tích 45.927,3 100% 63,23%

Diện tích rừng sản xuất chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là rừng trồng tập trung ở lâm trường 600 và ở các xã: xã Phú Lập, xã Tà Lài, xã Phú Trung và xã Phú Sơn.

Diện tích đất rừng của huyện chủ yếu là diện tích thuộc vườn Quốc gia Cát Tiên. Đặc biệt rừng Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển, đây là nét đặc trưng đồng thời là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của huyện, tỉnh và vùng nói chung.

Rừng nơi đây vừa là nơi tập hợp nhiều quần thể động, thực vật quý hiếm, vừa có tác dụng phòng hộ đầu nguồn điều hòa nước cho công trình thủy điện Trị An, tạo cân bằng sinh thái. Không những rừng góp phần cho nông nghiệp phát triển, rừng còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ . Ngoài ra, còn góp phần phát triển ngành du lịch của địa phương. Như vậy phát triển rừng sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chỉ có đất sét, than bùn, cát và đá xây dựng. Tài nguyên khoáng sản phân bố như sau :

- Than bùn tập trung ở xã Phú Sơn, đã và đang được khai thác để phục vụ cho công nghiệp phân bón.

- Đất sét có ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện, tập trung nhiều ở xã Phú Thịnh, Phú Lộc và Phú Lập, hiện được khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Cát xây dựng tập trung chủ yếu ở các xã có ranh giới dọc theo sông Đồng Nai, sông La Ngà và Bàu Min.

- Đá xây dựng tập trung chủ yếu tại xã Phú An.

Nhìn chung, huyện nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ có một số loại tài nguyên phục vụ sản xuất phân bón và xây dựng, do vậy ngành công nghiệp khai thác kém phong phú, phải nhập nguyên, nhiên liệu để phát công nghiệp, làm kinh tế chuyển dịch chậm.

2.1.2.7. Tài nguyên du lịch

Huyện có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch: sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử, tín ngưỡng và cảnh quan. Đặc biệt có

Vườn Quốc gia Cát Tiên có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, một số cảnh quan thiên nhiên đẹp, độc đáo có thể xây dựng các điểm du lịch như : Suối Mơ, hồ Đa Tôn, thác Hoà Bình, trạm dừng chân Tp. Hồ Chí Minh - Đà Lạt, hang Dơi - hang động có nguồn gốc dung nham do quá trình phun trào núi lửa có chiều dài lớn nhất Đông Nam Á.

Như vậy nếu khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch trên cũng làm tăng doanh thu ngành du lịch, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tân phú, tỉnh đồng nai giai đoạn 2000 2011 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)