7. Phương pháp nghiên cứu
3.9.2. Phân tích định tính
3.9.2.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th
Việc thực nghiệm một số biện pháp nhằm phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th mà chúng tôi đã tiến hành bao gồm những biện pháp nhằm tác động đến quá trình trẻ HĐVĐV trong giờ chơi – tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó, khả năng HĐVĐV của trẻ được hình thành, rèn luyện, củng cố và phát triển. Các biện pháp tác động đến thao tác thực hiện 2 loại hành động cơ bản của HĐVĐV là hành động TLMTQ, hành động công cụ và khả năng nhận biết một số đặc điểm của đồ vật (màu sắc, kích thước).
Trước thực nghiệm, phần lớn trẻ vẫn chưa tự xúc ăn, chưa phân biệt rõ ràng vật nào to hơn hay nhỏ hơn, thao tác xâu hạt còn vụng về, trẻ thực hiện các thao tác cần sự phối hợp giữa hai tay còn lóng ngóng, đặc biệt hầu hết các trẻ chưa biết chơi cài cúc áo, khả năng tập trung chú ý, kiên trì trong HĐVĐV còn rất hạn chế.
Sau thực nghiệm, phần lớn trẻ có thể tự xúc ăn, mặc dù một vài trẻ cách cầm muỗng vẫn chưa thật chuẩn xác do cơ bàn tay của trẻ còn yếu. Khả năng nhận biết và phân biệt đặc điểm đồ vật về màu sắc và kích thước nâng cao đáng kể, sự phối hợp giữa hai bàn tay (thực hiện thao tác xâu hạt) trở nên linh hoạt, khéo léo hơn. Riêng nội dung cài cúc áo, trẻ có tiến bộ tuy nhiên số trẻ thực hiện tốt vẫn chiếm tỉ lệ thấp. Chúng tôi nhận thấy, trò chơi này ở cả hai NTN và NĐC từ trước đến khi chúng tôi khảo sát trẻ mới lần đầu tiên được chơi. Bên cạnh đó nội dung này tương đối khó so với độ tuổi và trên thực tế quần áo của trẻ lứa tuổi này ít khi cài cúc hoặc có cũng rất ít. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đưa vào thử nghiệm để biết được khả năng của trẻ có thể nâng cao ở giới hạn như thế nào để sau này tiếp tục có hướng nghiên cứu cho phù hợp với độ tuổi cũng như khả năng thực tế của trẻ 18 – 24th
.
3.9.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm
• Chủ quan:
Khả năng, kinh nghiệm, sự nhiệt tình và kiên trì của nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu thực trạng, đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nhằm phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th.
• Khách quan:
- Sự tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, của giáo viên trong việc phối hợp với nhà nghiên cứu để phát và thu phiếu điều ra, đưa ra những ý kiến về thực tế của nhà trường cũng như tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào quá trình thực nghiệm.
- Sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh cũng góp phần tạo điều kiện về thời gian để con của họ tham gia vào các NTN.
- Sự hợp tác hồn nhiên, ngây thơ và nhiệt tình của trẻ là yếu tố quyết định trong việc đưa ra nội dung của nghiên cứu thực tiễn cũng như quyết định hiệu quả của quá trình thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất.
3.9.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm
• Thuận lợi
- Trước và trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự quan tâm sâu sắc và sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo viên hướng dẫn, giảng viên trong và ngoài khoa, đồng thời Ban giám hiệu, các giáo viên, phụ huynh tại địa bàn nghiên cứu cũng đã rất tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc phỏng vấn, quan sát, phát phiếu điều tra, quay phim, chụp hình….
- Chúng tôi cũng đã nhận được sự hợp tác rất nhiệt tình và rất kiên trì của giáo viên đứng lớp cũng như trẻ trong quá trình phát phiếu, trao đổi chuyên môn, thực nghiệm...
• Khó khăn
- Do các biện pháp chúng tôi đề xuất được thực nghiệm lần đầu ở địa bàn tại trường MN thực nghiệm, thời gian nghiên cứu hạn chế nên chưa đi sâu hết các nội dung HĐVĐV của trẻ 18 – 24th
và chỉ mới tác động đến GVMN và trẻ ở trường MN mà chưa thực hiện được công tác phối kết hợp với phụ huynh để rèn luyện cho trẻ tại gia đình.
- Tiêu chí của chúng tôi là thực hiện trên trẻ ở giai đoạn 18 – 24thvà ở các trường MN trẻ được xếp vào nhóm 18 – 24thnhưng thực tế đến thời điểm chúng tôi thực hiện khảo sát và thực nghiệm số trẻ vượt ngoài 18 – 24th khá nhiều nên việc lựa chọn mẫu gặp nhiều khó khăn.
- Về biện pháp xây dựng môi trường đồ chơi, thực sự chúng tôi thực hiện chưa tới cùng của biện pháp. Đa số chúng tôi chỉ bố trí, sắp xếp lại phòng cho ngăn nắp, gọn gàng. Khả năng về kinh tế có hạn nên chỉ mua sắm, tự làm thêm một số đồ chơi và trang trí góc lớp ở mức cho phép.
Chính vì những khó khăn trên, kết quả của công trình nghiên cứu chỉ đạt hiệu quả ở mức tương đối, chưa cao.
Tiểu kết chương 3
HĐVĐV của trẻ bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau. Để cho tinh gọn, chúng tôi hệ thống lại 3 tiêu chí cơ bản cần khảo sát là thao tác thực hiện hành động TLMTQ, thao tác thực hiện hành động công cụ và nhận biết, phân biệt màu sắc, kích thước của đồ vật. Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi rút ra những nội dung trẻ còn nhiều hạn chế và tác động các biện pháp để phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ. Kết quả thực nghiệm đã cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Trước thực nghiệm, khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24thở nhóm NTN và NĐC là tương đối như nhau và chưa cao, chủ yếu xếp loại Yếu .
- Sau thực nghiệm, khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24thở nhóm NTN cao hơn hẳn so với trước thực nghiệm và cao hơn so với NĐC, trong đó trẻ xếp loại Yếu còn lại rất ít loại Trung bình và loại Khá nâng lên đáng kể và có cả trẻ xếp loại Tốt.
- Kết quả thực nghiệm khẳng định độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24thđã được đề xuất trong luận văn.
Như vậy, quá trình thực nghiệm đã được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất, đồng thời, kết quả thực nghiệm cũng đã chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐVĐV của trẻ 18 – 24th
, chúng tôi rút ra một số nhận định:
- HĐVĐV là hoạt động giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với lứa tuổi ấu nhi và giai đoạn trẻ 18 – 24th là giai đoạn sơ khai do đó việc người lớn tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia HĐVĐV là thực sự cần thiết.
- HĐVĐV là hoạt động diễn ra không chỉ trong các giờ chơi – tập, chơi tự do mà còn diễn ra trong các thời điểm khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ HĐVĐV không chỉ diễn ra ở trong phạm vi nhà trường, là trách nhiệm của GVMN mà còn diễn ra ở mọi thời điểm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ ở gia đình và ngoài xã hội. Do đó, người lớn cần có sự hiểu biết nhất định để trẻ được HĐVĐV một cách hiệu quả.
- Thực tiễn cho thấy: trẻ chưa có nhiều cơ hội để được hoạt động với đồ chơi và sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt nhằm rèn luyện và phát huy tối đa khả năng của mình. Do đó, khả năng HĐVĐV của trẻ còn nhiều hạn chế và chưa có điều kiên được nâng cao.
- Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tác động đến quá trình tổ chức hướng dẫn trẻ 18 – 24ththam gia HĐVĐV là thực sự cần thiết.
Công trình nghiên cứu bước đầu đã thể hiện được tính ưu việt, tính hiệu quả của các biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th bằng quá trình thực nghiệm sư phạm tác động các biện pháp đã đề xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả ban đầu và chỉ thực nghiệm trong phạm vi nhỏ với số lượng trẻ ít, thời gian thực nghiệm chưa nhiều. Chúng tôi mong muốn những nghiên cứu tiếp theo sẽ sử dụng kết quả của công trình nghiên cứu này làm cơ sở để có thể đạt được độ tin cậy cao hơn trong các công trình nghiên cứu về sau.
2. Kiến nghị sư phạm
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về đề tài, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
• Với các cấp quản lí GDMN:
- Cần chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN, nên thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn, báo cáo điển hình về lý luận cũng như các biện pháp phát triển khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th.
dùng, đồ chơi…) để phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ. Quan tâm hơn nữa đến công tác CS – GD trẻ lứa tuổi 18 – 24th
nói riêng.
- Cần có những biện pháp, hình thức kiểm tra thiết thực, thường xuyên để kiểm soát được hiệu quả của việc tổ chức hoạt động và rèn luyện để nâng cao khả năng HĐVĐV của trẻ. Luôn tiếp cận kịp thời và ứng dụng phù hợp những điểm mới của chương trình GDMN.
• Với GVMN
- Cần phải tận dụng, khai thác các điều kiện vốn có nơi mình công tác, đặc biệt là phòng ốc, đồ dùng, đồ chơi để bố trí sắp xếp sao cho trẻ có cơ hội được hoạt động với đồ vật xung quanh trẻ.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, để trẻ được HĐVĐV mọi lúc mọi nơi.
- Luôn tin tưởng vào khả năng của trẻ, tôn trọng trẻ - đó là bước tạo đà giúp trẻ tự tin vào bản thân và tích cực tham gia vào các hoạt động.
• Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
- Cần tuyên truyền đến phụ huynh sự cần thiết của việc cho trẻ HĐVĐV đồng thời có những tài liệu giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về HĐVĐV, cách lựa chọn đồ dùng đồ chơi, cách thức chơi với trẻ như thế nào…
- Cần đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa phụ huynh - giáo viên - nhà trường trong công tác hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TiếngViệt
1. Đào Thanh Âm (2007), Giáo dục học mầm non, tập II, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT (2000), Chươngtrìnhchămsóc – giáodụctrẻ 3 – 36 thángtuổi,NxbGiáodục, HàNội.
3. Bộ GD&ĐT (2012), Chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2008), Giáo dục học mầm non, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
5. Phạm Thị Mai Chi, Bùi Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Phan Lan Anh (2005), Hướng dẫn hoạt động cho trẻ 1 – 3 tuổi, Nxb Giáo dục, Tp.HCM.
6. Cục bảo vệ - GD trẻ em (1990), Tài liệu nuôi dạy trẻ nhà trẻ Bromley – Heath, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.
7. LêThịĐức, PhùngThịTường, NguyễnSinhThảo, (2005), Tròchơidànhchotrẻdưới 3 tuổi,
NxbGiáodục, Tp.HCM.
8. Phan Thị Minh Hà (2007), Thực trạng phương pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24 tháng trong trường mầm non, Đề tài Khoa học công nghệ cấp cơ sở, Trường CĐSPMGTW3.
9. NguyễnThịThanhHà (1996), Tổchứcchotrẻvuichơi ở nhàtrẻ–mẫugiáo,Trường CĐSPMG TW3, Tp.HCM.
10. Nguyễn Thị Thanh Hà (2004), Những trò chơi giả bộ đầu tiên của trẻ nhỏ, Nxb Giáo dục, Tp.HCM.
11. Nguyễn Thị Thanh Hà (2012), Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, NxbGiáodục, Tp.HCM.
12. Phạm Minh Hạc (2003), Mộtsốcôngtrìnhtâmlýhọc A.N. Lêônchiép, NxbGiáodục, Tp.HCM.
13. Hồ Lam Hồng (2005), Tròchơingóntay, NxbGiáodục, Tp.HCM.
14. Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), Tuyển tập các bài viết về giáo dục mầm non, tập 2, Nxb GD, Tp.HCM.
15. Jean Piaget – Barbel.Inhelder (2000), Tâm lý học trẻ em và ứng dụng tâm lý học Piaget vào trường học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
17. Lee Jin Hee (2012), chuyên đề: “Chương trình GD trẻ em theo Montessori & thực tiễn áp dụng tại Hàn Quốc”, Trường ĐHSP TPHCM, TP.HCM.
18. Maria Montessori (2008), Dạy con trước 3 tuổi, Nxb Lao động, Hà Nội.
19. Nguyễn Công Khanh (2009), Phát triển trí thông minh cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi, Nxb Giáo dục, Tp.HCM.
20. Đào Hoàng Mai, Trương Hồng Nga (2010), Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động góc và hoạt động ngoài trờichotrẻ 24 – 36 thángtuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Kim Ngân (2005), Một số biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ 24 – 36
tháng trong HĐVĐV, Luận văn thạc sỹ GDH, Trường ĐHSP Hà Nội, Tp.HCM. 22. Vũ Thị Ngân (2009), Giáo trình Tổ chức dạy học ở trường mầm non, NxbGiáo dục,
Tp.HCM.
23. Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 24. Patricia H. Miler (2003), Cácthuyếtvềtâmlýhọcpháttriển,NxbVănhoá – Thông tin,
HàNội.
25. Huỳnh Văn Sơn (2011), Nhập môn tâm lý học phát triển, Nxb Giáo dục, Tp.HCM. 26. Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb ĐHQG Hà Nội,
Hà Nội.
27. Nguyễn Ánh Tuyết, ĐàoThanhÂm, ĐinhVănVang(1998), Giáodụchọc, NxbGiáodục, HàNội.
28. Đinh Văn Vang (2008), Giáo dục học mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Đinh Văn Vang (2009), Tổchứchoạtđộngvuichơichotrẻmầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. V.X. Mukhina (1980), TâmlýhọcMẫugiáo, tập I, NxbGiáodục, HàNội.
Tiếng Anh
31. Fergus P.Hughes (1995), Children, play, development, USA.