Về phía GVMN

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng (Trang 28)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Về phía GVMN

Để trẻ HĐVĐV đạt hiệu quả, vai trò của GVMN trong việc định hướng, tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động thực sự rất quan trọng. Vì vậy, GVMN cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp biện pháp đồng thời có sự phối kết hợp chặt chẽ với gia đình. Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến trên 35 GVMN. Kết quả thu được như sau:

2.5.1.1. Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng HĐVĐV và mục đích việc tổ chức cho trẻ 18 – 24th tham gia HĐVĐV

Câu hỏi số 1, 4 nhằm tìm hiểu nhận thức của GVMN về tầm quan trọng và mục đích của việc cho trẻ tham gia HĐVĐV. Số liệu tổng hợp như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về ý nghĩa của tổ chức cho trẻ HĐVĐV

Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Đảm bảo cho cuộc sống, sự sinh tồn của trẻ 13 37.1

2 Phương tiện giúp trẻ phát triển trí tuệ 12 34.3

3 Phát triển sự khéo léo của đôi tay 30 85.7

4 Phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt 32 91.4

5 Phương tiện hình thành một số phẩm chất tốt đẹp ở trẻ 21 60.0

6 Cơ hội để hình thành và phát triển cảm xúc thẫm mỹ 21 60.0

76,3 23,7 0,0 Quan trọng Bình thường Không quan trọng

8 Nền tảng của các trò chơi tiêu biểu ở lứa tuổi mẫu giáo 35 100.0

9 Khác 0 0.0

Biểu đồ 2.1. Nhận định của GVMN về tầm quan trọng của HĐVĐV đối với trẻ 18 – 24th

Theo như số liệu tổng hợp được, chúng tôi nhận thấy đa số GVMN hiểu được tầm quan trọng của HĐVĐV đối với trẻ giai đoạn 18 – 24th . Biểu đồ 2.1 thể hiện có tới 76.3% GVMN cho rằng rất quan trọng và không có GVMN nào lựa chọn ở mức không quan trọng. Đó là những nhận định ban đầu của GVMN, để biết cụ thể nhận thức của GVMN về vai trò của HĐVĐV đối với trẻ, chúng tôi xét cụ thể hơn khi tổng hợp số liệu ở câu hỏi 4.

Bảng 2.1, các ý nghĩa của HĐVĐV chúng tôi đưa ra gợi ý để giáo viên lựa chọn dựa trên lý luận về ý nghĩa của HĐVĐV đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tỷ lệ GVMN lựa chọn khá cao cho 2 ý nghĩa: phát triển khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt là 91.4%, phát triển sự khéo léo của đôi tay là 85.7%. Và ý nghĩa: là nền tảng của các trò chơi tiêu biểu ở lứa tuổi mẫu giáo có 100% GVMN lựa chọn. Với 3 ý nghĩa này dễ dàng nhận thấy khi quan sát trẻ HĐVĐV. Bởi vì trẻ thao tác bằng tay và kết hợp với thị giác để nhìn, đồng thời HĐVĐV khi trẻ chơi các trò thao tác vai (hành động công cụ) trông gần gũi với trò chơi đóng vai có chủ đề và thao tác khi chơi xếp chồng, xếp cạnh các hình khối, đồ vật (hành động TLMTQ) trông gần với trò chơi xây dựng ở lứa tuổi mẫu giáo.

Thực tế đã chứng minh vận động của bàn tay có tác động đến não bộ của trẻ, sự vận động ở bàn tay phải sẽ tác động đến bán cầu não trái và ngược lại. Theo Giáo sư Makoto Shichida, chỉ cần một kỹ năng vận động tinh nhỏ như sử dụng phối hợp ngón cái và ngón trỏ trong việc cầm nắm, nhặt các vật nhỏ… cũng làm nâng cao đáng kể chất lượng của não bộ [19]. Tuy nhiên đáng chú ý ở bảng 2.1, ý nghĩa HĐVĐV là phương tiện giúp trẻ phát triển trí tuệ chỉ 34.3% giáo viên lựa chọn. Nghĩa là GVMN chưa thấy được vai trò của HĐVĐV ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Nhìn chung, GVMN nhận thức được tầm quan trọng của HĐVĐV đối với trẻ. Tuy nhiên chưa bao quát được hết các ý nghĩa cơ bản vốn có của HĐVĐV. Điển hình chỉ có 17.1% (6 GVMN) lựa chọn bao quát được toàn diện các ý nghĩa trên.

2.5.1.2. Nhận thức của GVMN về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th

Từ câu hỏi 5, 6, 9 chúng tôi thu được kết quả như sau về phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th

của GVMN:

Theo số liệu tổng hợp ở bảng 2.2, chúng tôi nhận thấy thời điểm giờ chơi – tập có chủ đích được 100% GVMN lựa chọn. Đây là thời điểm trẻ HĐVĐV một cách hệ thống, khoa học nhất vì chơi tập có chủ đích thực chất là giờ học nên được GVMN chuẩn bị chu đáo, bài bản. Giờ chơi tự do có tỷ lệ cũng khá cao với 60% GVMN lựa chọn. Giờ chơi tự do là thời điểm diễn ra sau giờ chơi – tập, tổ chức khoảng 15 – 20 phút với nhiều nội dung chơi trong một buổi chơi và diễn ra hàng ngày nên tỷ lệ lựa chọn cao là hợp lý. Những lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ chỉ có 28.6% GVMN lựa chọn. Thực tế, nếu GVMN khéo léo, linh hoạt biết tận dụng cơ hội thì trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ có rất nhiều nội dung có thể cho trẻ tham gia HĐVĐV, chẳng hạn như: tự xúc ăn, lấy ly uống nước, xếp dép lên kệ, cất cặp vào tủ/ treo lên giá… và xuyên suốt một ngày trẻ đến trường có biết bao cơ hội để trẻ hoạt động với đồ vật chứ không nhất thiết vào giờ chơi, giờ học trẻ mới hoạt động. Như vậy, trong sinh hoạt hàng ngày thời gian trẻ tiếp xúc, hoạt động với đồ dùng vừa giúp trẻ nắm được cách thức sử dụng đồ dùng vừa giáo dục trẻ được thói quen, nề nếp trong sinh hoạt, hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ chênh lệch giữa các lựa chọn như trên cho thấy GVMN chưa nhận ra điểm mạnh trong việc tận dụng các cơ hội khác nhau để rèn luyện, phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ.

Giờ đón trẻ chỉ 2/35 GVMN lựa chọn. Kết quả khảo sát tương đối thấp. Chúng tôi có trao đổi trực tiếp với một số GVMN và nhận thấy đa số GVMN đều trả lời: Do trẻ còn nhỏ nên cha mẹ thường hay cho trẻ đi học muộn, trẻ nhỏ nên thường ăn sáng chậm vì vậy thời điểm này khó để tổ chức cho trẻ chơi một cách bài bản. Thực tế GVMN vẫn cho trẻ chơi với đồ chơi, đồ vật. Tuy nhiên, chỉ chơi qua loa 1, 2 món đồ chơi nếu trẻ nào ăn xong sớm trong khi cô còn đút cho các trẻ khác. Vì vậy nên họ không lựa chọn vào trong phiếu thăm dò ý kiến.

Câu 5: Chị thường tổ chức cho trẻ HĐVĐV vào những thời điểm nào trong ngày?

Bảng 2.2. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về thời điểm cho trẻ HĐVĐV

Stt Lựa chọn trả lời Tần số Tỷ lệ (%)

1 Giờ chơi – tập có chủ đích 35 100.0

2 Giờ chơi tự do (Hoạt động góc) 21 60

4 Trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ 10 28.6

5 Khác:… (hoạt động ngoài trời) 1 2.9

Câu hỏi 6: Chị thường sử dụng phương pháp – biện pháp nào sau đây để hướng dẫn cho trẻ 18 – 24th tham gia HĐVĐV?

Bảng 2.3. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về phương pháp - biện pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV

Stt Lựa chọn trả lời Tần số Tỷ lệ (%)

1 Làm mẫu sau đó trẻ bắt chước thực hiện 20 57.1

2 Làm mẫu song song quá trình trẻ thực hiện 10 28.6

3 Cùng chơi với trẻ như bạn 33 94.3

4 Dùng lời hướng dẫn 22 62.9

5 Trẻ tự chơi theo ý thích 19 54.3

6 Để tranh, vật mẫu gợi ý và trẻ tự chơi 12 34.3

7 Tạo tình huống gợi ý nội dung 24 68.6

8 Động viên, khích lệ 22 62.9

9 Sắp xếp môi trường đồ chơi có mục đích giúp trẻ liên tưởng cách chơi 13 37.1

10 Tích hợp nội dung HĐVĐV vào các giờ học khác 26 74.3

11 Giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiện 9 25.7

12 Biện pháp khác 0 0.0

Nhìn vào bảng 2.3, các biện pháp chúng tôi gợi ý có tỷ lệ GVMN lựa chọn tương đối cao. Biện pháp được nhiều sự lựa chọn nhất là “chơi cùng với trẻ như bạn” chiếm 94.3%. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên muốn can thiệp thường đến với trẻ với vai trò là người bạn, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thân thiện, cởi mở hơn. Có thể giáo viên chỉ cần ngồi cạnh trẻ (như 1 người bạn) chơi 1 bộ đồ chơi tương tự bên cạnh trẻ, trẻ sẽ quan sát được thao tác mẫu của cô, biện pháp này khá hiệu quả bởi vì không làm gián đoạn hứng thú của trẻ khi chơi.

HĐVĐV là hoạt động mới so với trẻ 18 – 24th

. Bên cạnh đó, kết quả ở bảng 2.2 có 100% GVMN lựa chọn thời điểm chơi – tập có chủ đích là thời điểm thường được tổ chức cho trẻ HĐVĐV. Như vậy, biện pháp làm mẫu cho trẻ lẽ ra phải là biện pháp được lưa chọn với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ GVMN lựa chọn biện pháp “Tích hợp nội dung HĐVĐV vào các giờ học khác” là 74.3%, tiếp đến là biện pháp “Tạo tình huống gợi ý tưởng chơi” chiếm 68.6% và “Động viên, khích lệ trẻ” với tỷ lệ lựa chọn 62.9% (Đây là những biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích, gây hứng thú cho trẻ). Trong khi đó, chỉ có 57.1% GVMN lựa chọn

phương pháp “Làm mẫu sau đó trẻ bắt chước thực hiện” và “Làm mẫu song song quá trình trẻ thực hiện” chỉ 28.6%. Nghĩa là việc GVMN lựa chọn phương pháp – biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ chưa hợp lý so với thời điểm họ ưu tiên lựa chọn.

Về hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ để đạt hiệu quả cao, theo kết quả tổng hợp ở bảng 2.4, có 77.1% GVMN lựa chọn hình thức tổ chức nhóm 5 – 10 trẻ, số ít chọn nhóm 3 – 5 trẻ và 10 – 15 trẻ. Theo nhận định của chúng tôi, việc lựa chọn của GVMN tương đối hợp lý.

Bảng 2.4. Tổng hợp lựa chọn của GVMN về hình thức tổ chức HĐVĐV cho trẻ trong giờ chơi – tập để dạt hiệu quả cao

Stt Lựa chọn trả lời Tần số Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức cho cả lớp 0 0.0 2 Tổ chức cho nhóm 10 – 15 trẻ 3 8.6 3 Tổ chức cho nhóm 5 – 10 trẻ 27 77.1 4 Tổ chức cho nhóm 3 – 5 trẻ 5 14.3 5 Tổ chức cho cá nhân 0 0.0 6 Khác 0 0.0 Tổng 35 100.0

2.5.1.3. Sự phối kết hợp giữa GVMN với phụ huynh

Ở cả hai phiếu thăm dò ý kiến của GVMN và phụ huynh chúng tôi có chung câu hỏi để biết thông tin về sự phối hợp giữa phụ huynh và GVMN về hoạt động với đồ vật (hoạt động với đồ dùng – đồ chơi) đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 và 2.6 không thống nhất với nhau. Nguyên nhân sự không thống nhất có thể do phụ huynh chúng tôi khảo sát thuộc 4 trường MN chúng tôi giới hạn khảo sát thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24thnhư đã đề cập ở tiểu mục 2.2 và GVMN phụ trách nhóm lớp 18 – 24th

của 4 trường MN này chỉ gồm 10 giáo viên, số phiếu còn lại chúng tôi gửi ở các trường khác thuộc TP.HCM. Tuy nhiên, mức chệnh lệch ý kiến giữa GVMN và phụ huynh như trên vẫn là quá lớn.

Bảng 2.5. Lựa chọn của GVMN Bảng 2.6. Lựa chọn của phụ huynh

Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)

1 Thường xuyên 33/35 94.3

2 Thỉnh thoảng 2/35 5.7

3 Chưa bao giờ 0/35 0.0

Tổng 35/35 100.0

2.5.1.4. Khó khăn của GVMN khi tổ chức cho trẻ tham gia HĐVĐV

Trả lời cho câu hỏi số 10, chỉ có 1/35 GVMN không gặp khó khăn và 34/35 GVMN đều cho rằng có gặp khó khăn trong việc tổ chức HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th

. Những khó khăn chủ yếu GVMN đề cập đến:

- Số trẻ trong lớp quá đông, khó tổ chức theo nhóm nhỏ, không đủ thời gian rèn luyện cá nhân cho trẻ.

- Mặc dù là nhóm lớp 18 – 24th nhưng thực tế số trẻ trong lớp chênh lệch nhiều về tháng tuổi gây khó khăn khi tổ chức

- Khó khăn trong việc chọn lựa đồ chơi, tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp làm đồ chơi cho trẻ, đồ chơi cho trẻ lứa tuổi 18 – 24th

trên thị trường không phong phú đa dạng, ít đồ chơi phù hợp với HĐVĐV.

- Trẻ còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý hạn chế.

- Ngôn ngữ trẻ còn hạn chế gây khó khăn khi GVMN giao tiếp với trẻ.

- Trẻ còn nhỏ, cơ tay yếu, thao tác vụng về.

Với những khó khăn trên, theo chúng tôi những khó khăn do trẻ còn nhỏ nên khả năng chú ý, ngôn ngữ hạn chế hay cơ tay yếu nên thao tác vụng về là những khó khăn mà tất cả nhà giáo dục phải chấp nhận bởi đây là sự phát triển bình thường theo giai đoạn lứa tuổi.

2.5.1.5. Ý kiến của GVMN về điều kiện để phát triển tốt khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24th

Có rất nhiều ý kiến của GVMN về điều kiện để phát triển tốt khả năng HĐVĐV cho trẻ 18 – 24th. Tổng hợp phiếu thăm dò, có 3/35 phiếu không nêu ý kiến, còn lại chúng tôi thấy các ý kiến chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau:

- 68.6% GVMN cho rằng cần có đồ chơi đủ về số lượng, phù hợp về nội dung HĐVĐV và môi trường hoạt động, đồ dùng đồ chơi cần đa dạng, phong phú.

Stt Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)

1 Thường xuyên 10/82 12.2

2 Thỉnh thoảng 41/82 50.0

3 Chưa bao giờ 31/82 37.8

- 60% GVMN đưa ra các biện pháp nên sử dụng trong tổ chức hướng dẫn trẻ HĐVĐV. Tổng hợp có các biện pháp như: gợi ý tưởng, tạo tình huống, cùng chơi với trẻ, tích hợp HĐVĐV vào các giờ hoạt động khác nhau trong ngày.

- 42.9% GVMN cho rằng số trẻ/nhóm lớp quá đông, cần bố trí ít hơn (Không đề cập ít như thế nào).

- 34.3% ý kiến đề cập đến việc tăng cường cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong ngày.

- 25,7% GVMN đưa ra điều kiện cần có phòng học cho trẻ cần rộng rãi.

- 20% GVMN có ý kiến cần thường xuyên quan sát và đánh giá khả năng của từng trẻ để đưa ra yêu cầu và nội dung hoạt động phù hợp.

Trong số những vấn đề trên, vấn đề được GVMN đề cập nhiều hơn cả là: môi trường đồ chơi, biện pháp chơi cùng trẻ. Đây là những ý kiến hoàn toàn thiết thực, hợp lý và là cơ sở thực tiễn quan trọng cho công trình nghiên cứu của chúng tôi.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng (Trang 28)