7. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Tiến trình khảo sát
• Quan sát trẻ HĐVĐV:
Dựa theo chương trình GDMN hiện hành và tiến độ thực thi chương trình ở các trường MN đến thời điểm khảo sát, chúng tôi đưa ra hệ thống các nội dung cần khảo sát về HĐVĐV cho trẻ thực hiện.
Nội dung khảo sát khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th
bao gồm10 bài tập (phụ lục 3). Các bài tập này là những nội dung rất quen thuộc phổ biến ở các trường MN. Cụ thể hơn các nội dung này là nội dung đã được đưa vào trong chương trình GDMN (2009) của Bộ
GD & ĐT và được áp dụng là chương trình khung của Bậc học MN. Chúng tôi tiến hành cho trẻ thực hiện dưới hình thức không hướng dẫn trực tiếp như lên một giờ dạy mà người khảo sát chỉ cung cấp đồ dùng, đồ chơi, trẻ thực hiện theo yêu cầu của người khảo sát. Trong quá trình trẻ thực hiện, người khảo sát có thể đặt thêm câu hỏi cho trẻ để hướng sự chú ý của trẻ vào đồ dùng, đồ chơi. Trường hợp trẻ không thực hiện hoặc thực hiện không được, người khảo sát có thể gợi ý hoặc làm mẫu cho trẻ xem.
Trong bài tập khảo sát có một số nội dung chúng tôi ghi nhận kết quả thông qua quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày như: quan sát trẻ trong giờ ăn để đánh giá thao tác trẻ sử dụng chén, muỗng xúc ăn …
Qua tiến trình quan sát trẻ như trên, chúng tôi ghi nhận kết quả vào phiếu khảo sát (Phụ lục 3). Tổng điểm đánh giá các tiêu chí được tính theo thang điểm 15 (Phụ lục 4).
Thang đánh giá LOẠI TỔNG ĐIỂM ( x ) Tốt A 12 ≤ x≤ 15 Khá B 10.5 ≤ x < 12 Trung bình C 7.5 ≤ x < 10.5 Yếu D x < 7.5
• Quan sát môi trường đồ dùng – đồ chơi
Quan sát trong 4 nhóm lớp khảo sát về: cách bố trí, sắp xếp đồ chơi ở các góc, đặc biệt góc HĐVĐV; cách sắp xếp các vật dụng, đồ dùng của cô và trẻ; các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
Tiêu chí quan sát:
- Số lượng, chủng loại của đồ dùng, đồ chơi (như đã đề cập ở tiểu mục 1.6).
- Sự phù hợp của đồ dùng, đồ chơi với lứa tuổi của trẻ 18 – 24th
- Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi vào các khu vực trong phòng/ nhóm: + Gòn gàng, ngăn nắp.
+ Đủ về số lượng và phù hợp với nội dung cho trẻ hoạt động trong từng góc chơi. + Thuận tiện trong việc trẻ có thể tự lấy và cất khi cần thiết
+ Màu sắc hài hòa, cân đối, phù hợp với thẩm mỹ của trẻ nhỏ. + Đảm bảo an toàn, vệ sinh.
• Gửi phiếu thăm dò ý kiến (An – két)
Nhóm lớp Cơm nát (18 – 24th) ở các trường MN không nhiều. Các trường chúng tôi đến xin khảo sát không có nhóm 18 – 24th và nếu có chỉ có một nhóm lớp là chủ yếu. Số lượng GVMN/lớp đa số là 2 giáo viên vì số lượng trẻ trong nhóm lớp độ tuổi này cũng khá ít. Một số trường có 3GV/ lớp và rất ít trường có được 4 GV/ lớp. Vì vậy, số phiếu chúng tôi gửi để lấy ý kiến GVMN và thu về được 35 phiếu, số lượng phiếu không được nhiều như những đề tài nghiên cứu lứa tuổi lớn hơn.
- Phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh (Phụ lục 2).
Phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh được gửi đến cha mẹ có con ở độ tuổi 18 – 24th thuộc 4 trường MN như trên, nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của phụ huynh về HĐVĐV của trẻ.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho các phương pháp trên, chúng tôi có trò chuyện với GVMN phụ trách nhóm lớp 18 – 24th
và phụ huynh có trẻ trong giai đoạn 18 – 24th
.