Biện pháp 1: Xây dựng môi trường đồ dùng – đồ chơi

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng (Trang 47)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Biện pháp 1: Xây dựng môi trường đồ dùng – đồ chơi

Có thể nói đồ chơi cho trẻ MN như là sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Sách giáo khoa chuẩn mực là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ

thông. Tương tự như vậy, đồ chơi chuẩn mực là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ [6], [29], [31], [32]. Yêu cầu của việc trang bị đồ chơi cho trẻ:

- Đảm bảo tính giáo dục. Không nhất thiết phải là những món đắt tiền, cái quan trọng là nó có ý nghĩa giáo dục hay không. Chẳng hạn nó có giúp trẻ mô phỏng được những hành động với công cụ của loài người, có mang lại niềm vui cho trẻ khi chơi, có gợi cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ, phát triển cơ tay…

- Độ lớn của đồ chơi phải hợp lí để trẻ cầm nắm, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ vận động của đôi tay còn khá vụng về lóng ngóng.

- Đồ chơi phải phản ánh được những thuộc tính đặc trưng của đồ vật thật. Nếu không, một mặt trẻ sẽ không thực hiện được những hành động chơi tương ứng với vật thật mà nó mô phỏng, mặt khác nó không có tác dụng củng cố biểu tượng về vật dụng mà trẻ đã biết.

- Đồ chơi phải hấp dẫn trẻ. Màu sắc rực rỡ, tươi sáng, hình thù đẹp, tùy thuộc vào trò chơi, chủ đề chơi. Trẻ ở lứa tuổi này, màu sắc đồ chơi nên là những màu cơ bản để qua đó giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc.

- Đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Trong khi chơi, trẻ nhà trẻ có thể khám phá đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí trẻ dùng đồ chơi để ngậm, để thổi, … Do vậy đồ chơi phải sạch, không gây độc hại, không sắc nhọn.

- Trẻ 18 – 24th

trẻ vẫn chưa biết chơi cùng nhau. Vì vậy, trang bị đồ chơi cần chú ý đến số lượng phải hợp lý. Nghĩa là, khi tổ chức cho trẻ chơi nhất thiết mỗi trẻ phải có 1 bộ đồ chơi tránh việc trẻ được chơi trẻ ngồi nhìn hay tranh giành lẫn nhau.

Đồ chơi cần thiết phải trang bị nhằm hình thành và phát triển khả năng HĐVĐV cho trẻ:

- Đồ chơi hình tượng: xe các loại, búp bê…

- Đồ chơi mô phỏng: đồ chơi tắm bé, khám bệnh, cho bé ăn…

- Đồ chơi hình khối: các khối gỗ nhiều màu sắc (đỏ, xanh dương, vàng, trắng…), nhiều hình khối với kích thước to nhỏ khác nhau (khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối tam giác…)

- Đồ chơi tháo lắp

- Đồ chơi rèn sự phối hợp giữa tay và mắt: lồng hộp, xâu hạt (nhiều loại hạt), lồng vòng vào que

- Sách giấy dày - …

Các loại đồ dùng trong sinh hoạt cần trang bị phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tự sử dụng: chén, ly bằng ionx hay nhựa dẻo kích thước phù hợp với khả năng cầm nắm của đôi tay trẻ; giày dép, mũ nón, quần áo có khóa gài đơn giản, dễ sử dụng.

3.2.1.2. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi

Hình 3.1 Hình 3.2

Đồ chơi sắp xếp cần chú ý:

- Trẻ giai đoạn 18 – 24 tháng đặc trưng khi chơi vẫn là chơi một mình và thường hay giành đồ chơi của bạn. Vì vậy, sắp xếp đồ chơi nên để từng bộ, từng rổ riêng cho từng trẻ. Trẻ thường cảm thấy bất an trong môi trường đồ chơi xếp thành góc dành cho nhiều trẻ vì trẻ sẽ tranh giành lẫn nhau.

- Ý tưởng chơi của trẻ còn mờ nhạt, chưa ổn định thậm chí nhiều trẻ chưa xuất hiện ý tưởng. Vì vậy, trong góc chơi của trẻ cần có thêm tranh hay mô hình mẫu nhằm gợi ý tưởng cho trẻ (hình 3.1, hình 3.2).

- Đồ chơi sắp xếp vừa tầm trẻ để kích thích, tạo điều kiện thuận tiện và cơ hội cho trẻ được tiếp xúc thực sự với chúng.

Đồ dùng phục vụ cho nhu cầu cá nhân cần bố trí nơi thuận tiện, có quy định cho trẻ quen nề nếp, tạo cơ hội cho trẻ tự thực hiện khi cần thiết: vị trí để ly uống nước, kệ để dép, tủ để balo, giá để khăn…

Cách thức thực hiện biện pháp:

- Trao đổi với giáo viên về các loại đồ chơi phù hợp với nội dung HĐVĐV.

- Bổ sung thêm các loại đồ chơi cần thiết cho trẻ hoạt động: mua sắm và tự làm thêm một số đồ chơi (hình 3.3)

- Chụp hình, phóng tranh khổ A3, A4 làm tranh minh hoạ gợi ý nội dung chơi trang trí vào các góc.

- Tận dụng các mảng tường trống bố trí một số trò chơi sử dụng gai dính (hình 3.4, hình 3.5).

- Sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi trong phòng học gọn gàng, ngăn nắp, bố trí lại các góc chơi và đồ chơi tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.3

Hình 3.4 Hình 3.5

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng (Trang 47)