7. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Biện pháp 5: Tôn trọng và luôn đặt niềm tin vào khả năng của trẻ
Tôn trọng trẻ tức là coi trẻ là một con người độc lập, không bị người khác chỉ đạo, chi phối. Khi trẻ làm điều gì đó có sai sót hoặc chưa hoàn thành, giáo viên cần thông cảm với trẻ, tránh việc chê bai hay cấm đoán trẻ, yêu cầu trẻ được chơi cái này không được chơi đồ chơi khác… Như vậy trẻ sẽ mất hứng thú dần dần mất đi lòng tự tin, vô tình đã gây trở ngại đến sự phát triển tính độc lập và sự hứng thú trong hoạt động của trẻ.
Niềm tin là yếu tố đầu tiên giúp trẻ trở nên dạn dĩ. Đứa trẻ nếu không có niềm tin vào chính bản thân mình sẽ khó khăn khi thực hiện những công việc vừa sức và càng dễ dàng bỏ cuộc, không cố gắng khi gặp những việc vượt quá khả năng trẻ. Để phát triển lòng tự tin của trẻ, GVMN cần đặt niềm tin của mình vào trẻ. Giáo viên cần có thái độ khích lệ, thừa nhận trẻ. Nếu trẻ có việc làm chưa tốt chúng ta vẫn nên thừa nhận nguyện vọng tốt đẹp của trẻ. Không mang trẻ ra so sánh lẫn nhau. Sự so sánh chỉ nên khi so sánh chính khả năng của trẻ trước và sau khi trẻ có tiến bộ để khuyến khích, động viên trẻ cố gắng nỗ lực hơn. Khi trẻ làm việc gì đó chưa được thành thạo cần thông cảm, để trẻ có cơ hội làm lại, nó sẽ tự nhiên tiến bộ và lòng tự tin từng bước được xây dựng.
Giáo viên giữ thái độ tôn trọng và tin tưởng vào khả năng của trẻ chính là sự động viên, khích lệ rất lớn đến trẻ, làm cho mối quan hệ giữa cô và trẻ thêm gần gũi thân thiết, tạo nên bầu không khí an toàn, thoải mái. Từ đó, trẻ cởi mở, mạnh dạn, tự tin thử sức trong các hoạt động.
Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất nêu trên có mối quan hệ qua lại, tương hỗ, phụ
thuộc lẫn nhau. Biện pháp này là sơ sở, là điều kiện, là công cụ thực hiện biện pháp kia
và ngược lại.