Môi trường vật chất ở lớp học của trẻ

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng (Trang 34)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.5.2. Môi trường vật chất ở lớp học của trẻ

Các trường chúng tôi khảo sát đều là trường của phường thuộc 4 quận khác nhau trong ở TP.HCM. Mỗi trường có điều kiện vật chất, diện tích lớp học khác nhau. Qua quan sát các nhóm lớp về môi trường lớp học: cách bố trí, sắp xếp đồ chơi ở các góc – đặc biệt góc HĐVĐV; cách sắp xếp các vật dụng, đồ dùng của cô và trẻ; các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như:

• Cách sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi

Hình 2.1. Lớp Thỏ Ngọc – MN12 - Q5 Hình 2.2. Lớp Thỏ Ngọc – MN12 - Q5

Trong lớp, các loại đồ chơi ít được bày sẵn trong môi trường thuận tiện cho trẻ hoạt động. Đa số được “đóng thùng” trong các hộp cactong/ thùng nhựa để trong các hộc tủ gỗ kiên cố - với lớp có diện tích rộng, còn lớp có diện tích hẹp hơn, chúng tôi thấy đồ chơi

Hình 2.3. Nhóm 19 – 24th – MN 12 Q.Tân Bì

đóng thùng chất chồng lên nhau. Chỉ khi nào cần thiết GVMN mới lấy cho trẻ chơi. Nhìn vào hình 2.1 chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đồ chơi hoàn toàn không được “tiếp thị” đến trẻ vừa gây mất mỹ quan lớp học.

Quan sát lớp học (trường MN12 - Q5) chúng tôi thấy trong lớp chỉ có 2 kệ nhỏ, đồ chơi của trẻ tập trung trên một kệ (hình 2.2). Trao đổi với giáo viên phụ trách lớp chúng tôi được biết đồ chơi còn lại không có chỗ bài trí nên phải cho hết vào thùng, khi nào cần sử dụng sẽ lấy ra. Thực tế đồ chơi sắp xếp sẵn trên kệ cũng rất ít. Các bộ đồ chơi lồng hộp, các khối gỗ đến lúc chúng tôi ghi hình mới được xếp thêm vào kệ.

Ở trường có điều kiện diện tích lớn hơn (hình 2.3), lớp học màu sắc khá bắt mắt, kệ đồ chơi đa dạng, có đủ cho từng góc chơi. Tuy nhiên, nhìn trên kệ cũng chỉ thấy những khoảng trống, số đồ chơi có cũng rất ít.

• Trang trí phòng học

Mỗi trường có điều kiện vật chất và

diện tích phòng học khác nhau. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy các lớp có trang trí tuy nhiên chưa phát huy yếu tố thẫm mỹ và tính khoa học. Chẳng hạn như ở hình 2.3, phòng học màu sắc khá hài hoà, bắt mắt, tranh mình hoạ cho các góc phù hợp nội dung, sinh động. Tuy nhiên, tranh được dán quá cao so với tầm nhìn khi trẻ ngồi hoạt động trong góc chơi. Như vậy, có thể gây khó khăn khi trẻ quan sát, hoặc có thể do xa tầm nhìn nên trẻ không hướng sự chú ý tới. Lớp có ít kệ - nơi bày trí đồ chơi cho trẻ, trong khi đó những mảng tường cũng bỏ trống không được tận dụng trang trí tạo thêm góc chơi, trò chơi cho trẻ (hình 2.4). Do đó, cơ hội cho trẻ được vui chơi còn hạn chế.

• Các loại đồ dùng, đồ chơi của trẻ:

Hình 2.5. Đồ chơi của bé – MN12 Q.Tân Bình

Đồ chơi trang bị cho trẻ ở các trường MN chúng tôi khảo sát không phong phú, đa đạng về chủng loại và hạn chế về số lượng.

- Trường MN 12 Q.Tân Bình, đồ chơi góc HĐVĐV chủ yếu là các tháp lồng vòng, đồ chơi mô phỏng như: chén, muỗng, ly, các loại quả, đồ chơi khối gỗ chỉ vài khối vuông trong khi đó lớp có sĩ số 25 trẻ

- Trường MN 12 Q.5, theo quan sát chúng tôi nhận thấy đồ chơi có số lượng nhiều là đồ chơi xâu hạt và búp bê vải. Tuy nhiên, đồ chơi bày trên kệ chủ yếu là rối que còn lại được cất trong thùng cactong xếp vào góc lớp.

- Trường MN Hoa Hồng Q. Bình Tân, đồ chơi chủ yếu cũng là những đồ chơi mô phỏng và búp bê.

- Trường MN Hươu Sao H. Bình Chánh, đồ chơi khá phong phú, đa dạng về chủng loại phù hợp với nội dung HĐVĐV nhằm thiết lập hành động mối tương quan: đồ chơi khối gỗ các dạng hình khác nhau, lego các loại, bộ ghép hình (2 – 3 chi tiết) các đối tượng đơn giản bằng gỗ. Tuy nhiên, hạn chế về các loại đồ chơi giúp phát triển hành động công cụ cho trẻ.

Đồ dùng của trẻ ở các trường tương đối phù hợp lứa tuổi của trẻ. Tủ để đồ dùng thấp, phù hợp chiều cao của trẻ, trẻ có thể tự lấy và cất đồ dùng cá nhân, bồn toilet có tay vịn, kệ dép 2 tầng thấp trẻ tự xếp dép lên kệ…

Hình 2.6. Kệ đồ dùng cá nhân của trẻ - MN Hoa Hồng Hình 2.7. Nhà vệ sinh – MN 12 Q.5 2.5.3. Về phía gia đình Trẻ em lứa tuổi 18 – 24th

với HĐCĐ là HĐVĐV. Theo quan điểm hoạt động trong GDMN, chính bản thân trẻ có hoạt động trẻ mới có thể phát triển. Do đó trẻ cần được hoạt động tích cực, đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu dưới sự hướng dẫn của người lớn. Như vậy, việc tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia HĐVĐV không chỉ là vai trò của GVMN mà cần có cả sự hỗ trợ không nhỏ từ phía gia đình. Phụ huynh cần có cái nhìn đúng đắn và biện pháp hỗ trợ hợp lý, như vậy sẽ giúp trẻ rút ngắn được thời gian và lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng căn bản cần thiết của độ tuổi.

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên tổng số 82 phụ huynh bằng phiếu thăm dò ý kiến, kết quả tổng kết từ các câu hỏi như sau:

Bảng 2.7. Thống kê ý kiến phụ huynh Câu hỏi 1: Anh/ chị cho bé chơi với đồ dùng đồ chơi nhằm mục đích gì?

Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Bé biết được chức năng, cách SD đồ dùng trong sinh hoạt 46 56.1

2 Rèn luyện khéo léo, linh hoạt đôi tay 39 47.6

3 Vui vẻ, thoải mái tinh thần 50 61.0

4 Bé biết được tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng, đồ chơi

quen thuộc 53 64.6

5 Bé biết mối liên hệ giữa các đồ dùng, đồ chơi hay giữa các bộ

phận của chúng với nhau 28 34.1

Câu hỏi 2: Trong sinh hoạt hàng ngày anh chị có tập cho bé?

Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ %

2 Nhận biết màu sắc 43 52.4

3 Phân biệt vật có kích thước to hơn/ nhỏ hơn 38 46.3

4 Cách sử dụng ĐD - ĐC 63 76.8

5 Khác: Cất dọn ĐD - ĐC 4 4.9

Câu hỏi 3: Anh chị thường mua cho trẻ 18 – 24th loại đồ chơi gì?

Stt Lựa chọn trả lời Số phiếu Tỷ lệ %

1 Đồ chơi chạy bằng pin, điện: xe, rôbot, con vật… 48 58.5

2 Đồ chơi mô phỏng: búp bê, trái cây, rau củ, vật dụng gđ… 41 50.0

3 Đồ chơi lắp ráp, xếp hình… 54 65.9

4 Đồ chơi hình khối: vuông, CN, trụ … 27 32.9

5 Đồ chơi mang tính vận động: banh, xe đạp, xe lắc… 37 45.1

6 Đồ chơi thẻ hình, sách tranh... 31 37.8

7 Khác 12 14.6

Câu hỏi 5: Ở nhà bé có chơi những trò chơi sau:

Stt Lựa chọn trả lời Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % 1 Xếp cạnh, xếp chồng các đồ vật

(khối, hộp, lon…) 33 40.2 29 35.4 20 24.4

2 Lồng vòng vào que/ giá gỗ, tháp

lồng vòng 64 78.0 18 22.0 0 0.0

3 Xâu hạt 77 93.9 5 6.1 0 0.0

4 Chơi với thú bông/ búp bê… 28 34.1 32 39.0 22 26.8

5 Thả hình vào hộp 45 54.9 23 28.0 14 17.1

6 Xếp hình, lắp ráp 16 19.5 36 43.9 30 36.6

7 Điện tử trên: điện thoại, máy tính,

Ipad… 28 34.1 23 28.0 31 37.8

8 Hoạt hình, ca nhạc TV/máy tính… 0 0.0 29 35.4 53 64.6

Biểu đồ 2.2. Lựa chọn của phụ huynh về sự cần thiết của việc cho trẻ HĐVĐV

Từ những số liệu thống kê được như trên, chúng tôi có một số nhận định:

- Nhận thức của phụ huynh về việc cần thiết và rất cần thiết cho trẻ 18 – 24th

HĐVĐV ở mức khá cao. Chỉ 14.6% phụ huynh cho là chưa cần thiết. Nghĩa là phụ huynh có quan tâm và thấy được việc cho trẻ hoạt động với đồ dùng, đồ chơi thực sự cần thiết đối với trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn chưa thực sự hiểu rõ việc cho trẻ 18 – 24th hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là cần thiết như thế nào. Kết quả thống kê câu hỏi 1 cho thấy các lựa chọn cao nhất cũng chỉ 64.6%. Lựa chọn thứ 4 tiếp đến là thứ 3 và thứ 1 chiếm tỷ lệ lần lượt là cao nhất và cao trên 50%. Đặc biệt với lựa chọn thứ 5 chỉ 34.1%. Trong đó, không có phụ huynh nào chọn tất cả 5 nội dung lựa chọn trả lời. Với tỷ lệ như trên cho thấy phụ huynh hiểu chưa thực sự hợp lý về mục đích của việc cho trẻ tham gia HĐVĐV.

- Thống kê ở câu hỏi 2 cho thấy đa số phụ huynh khi cho trẻ HĐVĐV chú trọng đến việc cho trẻ nhận biết bằng cách gọi tên đối tượng là 85.6% và tập cho trẻ cách sử dụng ĐD – ĐC là 76.8%. Trong khi đó, việc cho trẻ HĐVĐV còn giúp trẻ nhận biết màu sắc và nhận ra vật có kích thước to/nhỏ để giúp trẻ thiết lập được các mối tương quan giữa chúng là hai nội dung khá quan trọng nhưng tỷ lệ lựa chọn của phụ huynh còn thấp.

- Vấn đề phụ huynh mua sắm, trang bị những loại đồ chơi nào cho trẻ ở gia đình thể hiện hiểu biết cũng như biện pháp của phụ huynh hỗ trợ trẻ trong việc trẻ tham gia HĐVĐV. Kết quả lựa chọn của phụ huynh ở câu hỏi 3, loại trò chơi có tỷ lệ phụ huynh lựa chọn mua cho con nhiều nhất là đồ chơi lắp ráp, xếp hình chiếm 65.9%. Đây là loại đồ chơi phù hợp với trẻ ở nhiều độ tuổi và phát huy được sự khéo léo, phát triển trí tuệ, khả năng tư duy và sự sáng tạo ở trẻ. Tuỳ mỗi lứa tuổi sẽ có những chi tiết phù hợp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, những loại đồ chơi như: đồ chơi hình khối, đồ chơi mô phỏng hay các loại sách hình giấy dày cũng rất cần thiết cho HĐVĐV của trẻ độ tuổi 18 – 24th

. Tuy nhiên, lựa chọn của phụ huynh với những loại đồ chơi này còn rất thấp chỉ dao động từ 32.9% đến 45.1%. Ngoài ra, có 12 phụ huynh lựa chọn thêm ở lựa chọn thứ 7 chiếm 14.6%, trong đó

19,5 65,9

14,6 Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết

phụ huynh có kể tên những đồ chơi như: súng (4 phiếu), thẻ chữ – thẻ số (5 phiếu), mua đồ chơi bé thích (1 phiếu), máy điện tử (1 phiếu), tận dụng lại các vật liệu (1 phiếu).

- Số liệu thu được ở câu hỏi 5 bổ sung nhằm làm rõ hơn về những đồ chơi phụ huynh trang bị và cụ thể là ở nhà trẻ thường chơi những trò chơi gì, có phù hợp với nhu cầu của độ tuổi hay không. Theo như bảng hỏi những trò chơi thực sự phù hợp với độ tuổi của trẻ là các trò chơi số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Tuy nhiên lựa chọn của phụ huynh cho những trò chơi này ở mức độ thường xuyên còn rất thấp. Thậm chí như trò chơi số 2 (tháp lồng vòng) và trò chơi số 3 (xâu hạt) là 0%, mức độ chưa bao giờ chơi chiếm tỷ lệ rất cao, lần lượt là 64% và 77%. Trong số đó chỉ có trò chơi số 6 có tỷ lệ lựa chọn tương đối cao ở mức thỉnh thoảng và thường xuyên. Đáng chú ý ở đây là lựa chọn cho nội dung xem hoạt hình, ca nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất về mức độ thường xuyên, tỷ lệ 0% ở mức độ chưa bao giờ. Tuy nhiên, nội dung này không nằm trong những nội dung trẻ HĐVĐV.

- Hiện nay công nghệ thông tin ngày một phát triển, ra đời nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là Ipad. Mặc dù trẻ 18 – 24th là độ tuổi còn rất nhỏ và trong phiếu hỏi chúng tôi không đề cập đến nhưng có đến 9 phiếu phụ huynh đề cập đến trong các câu hỏi 2, 3, 5 ở phần viết vào các ô trống (…) như: tập cho trẻ chơi Ipad, mua Ipad cho trẻ, ở nhà bé thường thích chơi Ipad. Lựa chọn số 7 ở câu hỏi 5 về chơi điện tử, mức độ thường xuyên chiếm tới 37.8%. Thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc cho trẻ tiếp xúc với các loại phương tiện này có hại cho trẻ hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo hạn chế cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng.

- Phụ huynh gặp khó khăn trong việc chọn lựa mua gì cho con chơi, đồ chơi có nào và mua ở đâu để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Qua đó cho thấy phụ huynh dù biết rằng việc cho trẻ HĐVĐV là cần thiết, nhưng còn khá mơ hồ về việc ở lứa tuổi này trẻ thực sự cần gì, chơi gì, chơi như thế nào để đảm bảo thoả mãn nhu cầu và phát triển đúng mức cho trẻ.

2.5.4. Thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th

Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th tại 4 trường MN như đã đề cập ở tiểu mục 2.2. Nội dung khảo sát bao gồm 10 bài tập (phụ lục 3) khảo sát về: khả năng thực hiện hành động TLMTQ, hành động công cụ và khả năng nhận biết màu sắc, kích thước của đồ vật khi HĐVĐV. HĐVĐV bao gồm nhiều nội dung khác nhau, vì vậy chúng tôi đưa ra tiêu chí và thang đánh giá cho từng bài tập (phụ lục 4).

Số liệu về kết quả khảo sát thực trạng khả năng HĐVĐV của trẻ 18 – 24th tại 4 trường MN được chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả như sau:

Thực trạng khả năng thực hiện hành động TLMTQ (Tiêu chí 1)

Đánh giá khả năng thực hiện hành động TLMTQ của trẻ, chúng tôi khảo sát trẻ với 4 bài tập: Xếp sát cạnh, xếp chồng khối chữ nhật đứng, lồng hộp và xâu hạt.

Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy tiêu chí 1 có 25% trẻ thực hiện ở mức cao, 70% trẻ thực hiện ở mức độ trung bình và chỉ 3% trẻ đạt ở mức thấp. Nếu chỉ xét ở bình diện chung cả 4 bài tập sẽ thấy rằng trẻ ở các trường khảo sát thực hiện hành động TLMTQ đạt ở mức khá cao. Tuy nhiên, xét cụ thể ở từng bài tập được thể hiện ở biểu đồ 2.3 chúng tôi có nhận định như sau:

Bài tập xếp sát cạnh, xếp chồng, lồng hộp kết quả đạt được ở mức độ cao và trung bình chênh lệch rất lớn với bài tập 4. Bài tập 1 mức độ thấp chỉ chiếm 10%, bài tập 2 là 13.3% và bài tập 3 chiếm 23.3%. Trong khi đó bài tập 4 có đến 47 trẻ đạt ở mức thấp tương đương 78.3%. Điều đó cho thấy, tiêu chí về khả năng thực hiện hành động TLMTQ xét tổng thể trẻ đạt ở mức trung bình chiếm đa số là do ảnh hưởng từ tỷ lệ đạt được của các bài tập 1, 2, 3. Như vậy, với thao tác đòi hỏi kỹ năng vận động tinh nhiều hơn trẻ thực hiện yếu hơn các bài tập khác cụ thể ở đây là nội dung xâu hạt ở bài tập 4.

Bảng 2.8. Các mức độ đạt được của các tiêu chí

Mức độ Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1 15 25.0 5 8.3 3 5.0 2 42 70.0 54 90.0 20 33.3 3 3 5.0 1 1.7 37 61.7 Tổng 60 100.0 60 100.0 60 100.0 BT1: Xếp sát cạnh BT2: Xếp chồng BT3: Lồng hộp BT4: Xâu hạt.

Biểu đồ 2.3. So sánh mức độ thực hiện các bài tập của tiêu chí 1

0,0 50,0 100,0 BT1 BT2 BT3 BT4 Tỷ lệ(%) 66,7 28,3 26,7 6,7 23,3 58,3 50 15 10,0 13,3 23,3 78,3 Thấp TB Cao

0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 BT1 BT2 BT3 BT4 Tỷ lệ(%) 0,0 13,3 66,7 73,3 1,7 30 30 26,7 98,3 56,7 3,3 0,0 Cao TB Thấp

Thực trạng khả năng thực hiện hành động công cụ (Tiêu chí 2)

Đánh giá khả năng thực hiện hành động công cụ của trẻ, chúng tôi khảo sát trẻ với 3 bài tập bao gồm 4 nội dung: Trò chơi cài cúc áo, sử dụng chén muỗng (dùng thìa xúc cơm trong giờ ăn), lật sách giấy dày và trò chơi thao tác vai.

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển khả năng hoạt động với đồ vật của trẻ 18 – 24tháng (Trang 34)