Ảnh hưởng của tình hình dân cư và kinh tế-xã hội đôi với công tác phổ cập giáo

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 37)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3. Ảnh hưởng của tình hình dân cư và kinh tế-xã hội đôi với công tác phổ cập giáo

Giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của một quốc gia, do đó phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức trong cuộc sống là vấn đề đã được chính quyền các cấp và nhân dân Trà Vinh hết sức quan tâm, có biện pháp tổ chức thực hiện trong nhiều năm qua. Đây là điều kiện cơ bản thuận lợi cho quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi của địa phương trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, những ràng buộc bởi tình hình dân cư và đời sống kinh tế-xã hội cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi của tỉnh và đặc biệt là phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn vùng dân tộc Khmer.

Có thể thấy rằng nền kinh tế tỉnh Trà Vinh tuy đã có sự tăng trưởng về tốc độ nhưng phát triển chưa vững chắc, kinh tế nông thôn nhất là vùng dân tộc chậm chuyển dịch và đổi mới. Cơ cấu kinh tế của tỉnh là : nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp, còn mang nặng tính thuần nông. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chưa được thực hiện theo quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung cây, con ; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa chuyển dịch theo hướng đa dạng cây trồng, vật nuôi; sản lượng lúa thấp nhất vùng, dưới Ì triệu tấn/năm.

GDP bình quân đầu người tuy có tăng, nhưng vẫn còn một bộ phận dân cư có đời sống rất khó khăn, còn trên 20% lao động không có và thiếu việc làm, số hộ nghèo (với mức thu nhập 120.000đồng/người/tháng) chiếm tỷ lệ 24,4%. Toàn tỉnh có 38 xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn những hạn chế như : nhiều tuyến giao thông đi lại mùa mưa rất khó khăn, còn gần 1000 phòng học cây lá tạm thời.

Có thể nói rằng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn đang là một trở ngại lớn cho việc thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer. Đa số người dân vùng dân tộc sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, một số ít làm nghề biển, chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Tình trạng sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa, chưa phát triển ngành nghề. Nhiều hộ nông dân Khmer còn thiếu đất, thiếu vốn, cuộc sống còn khó khăn. Do thu nhập thấp, họ chưa có điều kiện để cải thiện nhanh chóng trình độ văn hóa và chất lượng đời sống tinh thần ; ưu tiên hàng đầu của người dân vẫn là thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu (ăn, mặc, ở) và đối phó với những rủi ro. Đa số các gia đình phải dành khoảng 70% thu nhập để đáp ứng các nhu cầu đó ; phần thu nhập để con cái được đến trường, được tiếp tục học ở cấp cao hơn nói chung là nhỏ.

Ngoài ra, người dân Khmer với nhiều tập quán trong sinh hoạt, chưa ý thức rõ trong việc đảm bảo quyền lợi học tập của trẻ ; nhiều hộ gia đình sống nơi xa xôi phum sóc, phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn trong mùa mưa, nên thường cho con em đi học không đúng tuổi, hoặc đi học không đều và không ổn định tại một trường nào đó trong thời gian học tập ở bậc Tiểu học. Đồng thời cũng do tập quán, khi con lớn, người dân Khmer thường cho vào chùa tu để học văn hóa và đạo lý làm người, thể hiện sự coi trọng chùa và quí trọng sư sãi. Việc học do các chùa

đảm nhận, nhưng nhìn chung chỉ đạt ở trình độ biết đọc, biết viết, số người được học đến nơi đến chốn chưa có nhiều.

Một phần của tài liệu các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)