7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2 Ngành học Mẫu giáo với việc chuẩn bị cho học sinh vào lớp một
Để huy động trẻ em vào Tiểu học đúng độ tuổi và nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, để chuẩn bị đầy đủ những tiền đề tâm lý cần thiết cho trẻ vào lớp một, vấn đề đặt ra là phải tập trung nỗ lực vào việc chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi vào Tiểu học thông qua các lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt, trong các nhà trường vùng dân tộc, chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hiểu và sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer, mà chỉ có ở nhà trường, các em mới có môi trường để học được tiếng Việt. Từ đầu những năm 1990, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định và triển khai tích cực chương trình giáo dục mẫu giáo lớn dành cho trẻ 5 tuổi nói chung và đặc biệt trẻ 5 tuổi dân tộc chuẩn bị vào học lớp một bậc Tiểu học. Bảng 2 cho thấy tình hình phát triển trường, lớp mẫu giáo, kết quả huy động trẻ mẫu giáo nói chung, và trẻ 5 tuổi nói riêng vào học lớp mẫu giáo từ năm học 1992-1993 đến 2000-2001 trên địa bàn vùng dân tộc của tỉnh.
Căn cứ vào dữ liệu trong bảng 2, có thể thấy mức tăng trưởng vững chắc của ngành học Mẫu giáo trong những năm 1992-2001 ở vùng dân tộc.
- Số trường tăng từ 59 đến 105 trường (tăng 46 trường), trong đó trường Mẫu giáo tăng từ 6 lên 16 trường (tăng lo trường). Tuy nhiên vãn còn nhiều xã chưa có trường Mẫu giáo, chỉ có lớp Mẫu giáo trong trường Tiểu học.
- Số lớp tăng từ 145 lên 394 lớp.
- Số cháu Mẫu giáo tăng từ 3.737 lên 10.011 cháu trong đó cháu Mẫu giáo dân tộc tăng từ 802 lên 3.259, cháu Mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 2.502 đến 5.719 cháu.
Nhìn chung, tình hình cơ sở vật chất ngành học Mẫu giáo vùng dân tộc còn nghèo nàn, đa số là trường lớp tạm thời, hoặc sử dụng chung với Tiểu học, bàn ghế chưa đúng quy cách, thiếu đổ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời. Việc huy động cháu Mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc đến trường hàng năm tuy có tăng, nhưng hiện chỉ thu hút khoảng 50-60% trẻ 5 tuổi ra lớp (riêng trẻ dân tộc có khoảng 40%) còn thấp nhiều so với tỷ lệ chung 80% của toàn tỉnh. Và đây cũng
chính là một yếu tố gây trở ngại không nhỏ cho việc thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
2.2.3 Việc giảng dạy chữ dân tộc (Khmer) với phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh.